Hành trình về phương Nam
(Baonghean) - Việc Nguyễn Ái Quốc rời khỏi đất Pháp để đi sang Nga vào mùa Thu năm 1923 đã để lại cho các quan chức thuộc ngành Cảnh sát Pari biết bao sự ngỡ ngàng...
Lúc đầu họ cứ nghĩ anh sống bần bạch và bận bịu như thế thì lấy đâu ra tiền và nhờ ai làm thay công việc cho mình mà đi. Rồi những người được giao trọng trách chuyên việc theo dõi anh đã tự thấy là mình chủ quan. Họ cứ tưởng là anh đang đi nghỉ tại phương
Nguyễn Ái Quốc với một số đại biểu dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (7/1924) tại Mátxcơva. Ảnh tư liệu
Nếu từ sau cuộc cách mạng văn hoá và tư tưởng Tây Âu hồi thế kỷ XV, Pari được mệnh danh là “Thủ đô ánh sáng” thì hôm nay, Thành phố Matxcơva đã là “trung tâm của thế giới mới”, một thế giới mà tương lai sẽ không cònlãnh chúa, thực dân, không còn người phải làm nô lệ.
Với thành phố này, theo các sách của người Pháp ghi là Môscu. Sông Môxcu dài gần năm trăm mét, nhận nước từ một miền đồi ở trung tâm của đất Nga thuộc Âu. Sau khi tưới nhuần cho vùng Mátxcơva, sông đổ vào dòng Ôka, một nhánh của Vônga, sông chính của nước Nga, cũng là sông rộng và dài nhất châu Âu.
Lúc anh Nguyễn đến thì Mátxcơva, thủ đô ngót bốn triệu dân này đã có trên một thế kỷ tái thiết và được mở mang, tráng lệ thêm rất nhiều. Anh Nguyễn là người đại diện đầu tiên cho nhân dân Việt
Việc anh Nguyễn từ giã đất Pháp đến với nước Nga đã làm cho nơi này thì hẫng hụt, nơi kia lại ngỡ ngàng. Từ đó, tại Pari trên tờ “Nhân đạo”, Cơ quan của Đảng Cộng sản Pháp, ở chuyên mục “Về vấn đề thuộc địa” thiếu đi những bài viết sắc sảo và hấp dẫn. Còn trên đất Nga, nơi anh vừa tới thì không ít người ngay trong giới trí thức cũng chưa biết gì về việc có một nước Việt
Không lâu sau, anh Nguyễn nhận ra, đất nước Xôviết mới là nơi thực sự có Tự do - Bình đẳng - Bác ái.
Anh đến nhận công tác ở Văn phòng Viễn Đông thuộc Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản. Anh gửi cho tổ chức này bản báo cáo nêu lên một cách khá chi tiết về việc Quốc tế Cộng sản phải quan tâm thúc đẩy cuộc đấu tranh cách mạng ở các nước thuộc địa như xứ Đông Dương. Phải kiến lập một mối liên lạc mật thiết giữa Quốc tế Cộng sản với các dân tộc bị áp bức khắp mọi châu lục mà thủ đô của các cường quốc tư bản phải có những tổ chức tiến bộ để giữ khâu liên lạc.Ví như Mátxcơva - Pari - Hà Nội chẳng hạn. Các bạn bè cùng hoạt động nhận ra anh Nguyễn là người có tấm lòng nồng hậu kết hợp trong đó tinh thần dân tộc với chủ nghĩa quốc tế cao cả. Có thể nói đó là kết quả từ sự thấm nhuần của anh Nguyễn đối với Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
Anh Nguyễn tập trung sức lực vào việc xem xét, học hỏi. Văn phòng Viễn Đông đã cử anh tham gia Đại hội Nông dân Quốc tế họp tại Mátxcơva. Tại đấy ngày 13/10/1923, anh đã đọc tham luận nói lên vai trò to lớn của nông dân khi mà đời sống của họ quá cùng cực, cần được giải phóng.
Ngày 22/1/1824, Lênin từ trần. Anh Nguyễn không còn hy vọng được trực tiếp gặp Người. Anh viết bài trên báo “Sự Thật” khẳng định: “Ngày nay, Người là ngôi sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội. Lênin bất diệt sẽ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”.
Sau đó anh vào học tại Trường Đại học Cộng sản Phương Đông. Một phóng viên báo “Unita” của Đảng Cộng sản Ý phỏng vấn: “Học xong, anh làm gì?” và được trả lời: “Dĩ nhiên là tôi sẽ trở về cùng đồng bào tổ chức đấu tranh để giải phóng Tổ quốc, đem lại độc lập, tự do cho nhân dân tôi và thực hiện việc xây dựng đất nước, làm cho mọi người được ấm no, hạnh phúc như nhân dân Nga đang làm”.
Trong thời gian đó, anh Nguyễn đã tham gia các hội nghị quốc tế quan trọng...
Sau một quá trình lao động với cường độ quá cao, sức khoẻ kém sút. Văn phòng Viễn Đông buộc anh Nguyễn phải đi nghỉ tại Krimê. Thời gian ở đó, anh nghiên cứu, viết nhiều luận văn quan trọng, nhất là những bài nói về phương Đông về việc tạo điều kiện để thành lập đảng ở các nước thuộc địanhư đảng của Lênin để giúp các dân tộc bị áp bức đứng lên tự giải phóng.
Từ sau Đại hội 5, Quốc tế Cộng sản đã bổ nhiệm Nguyễn Ái Quốc giữ chức Uỷ viên Ban Thư ký Viễn Đông thuộc Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản để anh có đủ quyền hạn và trách nhiệm nhằm thực thi nghĩa vụ của mình. Và ngày 25/9/1924 thì có Quyết định: “Đồng chí Nguyễn Ái Quốc cần đi đến Quảng Châu. Chi phí sẽ do Văn phòng Viễn Đông chịu”.
Anh trở lại Matxcơva, rồi bằng xe lửa đi Vlađivôxtốc. Sau quãng đường trường ấy, anh bước lên con tàu biển để đi về phương
Cảnh trí gợi trong anh những ngày khứ quốc của Phan Bội Châu cùng các chiến hữu của cụ. Anh thương nhớ và cảm phục đối với một thế hệ người Việt Nam đã chịu đựng biết bao gian truân vì dân, vì nước, những mong “Tưới máu nóng rửa vết dơ nô lệ” mà sự nghiệp chưa thành. Anhmuốnkế tục trách nhiệm đó bằng những suy nghĩ mới và cách làm mới.
Khi những nhân viên mật vụ sục sạo, lục soát trên tàu để tìm người khả nghi thì anh Nguyễn ung dung trong bộ áo quần lụa tơ tằm may theo trang phục Trung Hoa với tấm hộ chiếu mang tên Lý Thuỵ.
Và, con tàu biển cứ tiếp tục đi về phương
Chu Trọng Huyến