Ấn định cuộc gặp lịch sử Hàn-Triều vào ngày 27/4 tới

(Baonghean.vn) - Lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ hội kiến lần đầu tiên kể từ năm 2007 vào ngày 27/4 tới. Đó là thông tin được 2 bên thông báo hôm 29/3 sau các cuộc đàm phán cấp cao.
Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Cho Myoung-gyon (trái) bắt tay với trưởng phái đoàn Triều Tiên Ri Son Gwon tại Panmunjom hôm 29/3. Ảnh: AP
Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Cho Myoung-gyon (trái) bắt tay với trưởng phái đoàn Triều Tiên Ri Son Gwon tại Panmunjom hôm 29/3. Ảnh: AP

Trước đó, giới chức Hàn-Triều đã gặp mặt tại Khu vực phi quân sự (DMZ) giữa 2 nước để thảo luận về thời gian tổ chức hội nghị thượng đỉnh quan trọng giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Các cuộc đàm phán song phương bắt đầu diễn ra tại Tongil-gak, nằm ở phía Bắc làng đình chiến Panmunjom, trong khu vực DMZ được canh gác cẩn mật lúc 10h sáng theo giờ địa phương.

Cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới sẽ đánh dấu lần đầu tiên kể từ năm 2007 lãnh đạo cao nhất của 2 nước gặp mặt, là một phần biến động ngoại giao quốc tế sau sự ấm lên bất ngờ trong quan hệ trên Bán đảo Triều Tiên.

Trong dấu hiệu chắc chắn nhất đến nay cho thấy ông Kim Jong-un có ý định can dự vào các cuộc đàm phán quốc tế, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã có chuyến công du nước ngoài đầu tiên từ khi nhậm chức đến Bắc Kinh vào tuần này để gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chuyến đi là một phần trong nỗ lực nhằm cải thiện quan hệ đồng minh lâu năm vốn trở nên căng thẳng trong những năm gần đây.

Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên trước thời điểm cuối tháng 5 tới, đánh dấu lần đầu tiên một nhà lãnh đạo đương nhiệm của Mỹ gặp một thành viên của gia tộc họ Kim.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng dự định sớm gặp gỡ ông Trump tại Florida, nhiều khả năng sẽ đề cập đến danh sách các quan ngại về khả năng đối đầu trực tiện.

Binh lính Hàn Quốc đứng nhìn đoàn xe chở phái đoàn Triều Tiên đi qua Cầu Thống nhất dẫn tới làng Panmunjom ở Khu vực phi quân sự hôm 29/3. Ảnh: AP
Binh lính Hàn Quốc đứng nhìn đoàn xe chở phái đoàn Triều Tiên đi qua Cầu Thống nhất dẫn tới làng Panmunjom ở Khu vực phi quân sự hôm 29/3. Ảnh: AP

Kỳ vọng đạt tuyên bố chung

Các phái đoàn Triều Tiên và Hàn Quốc đều do các nhân vật từng tham gia vòng đàm phán đầu tiên hồi tháng 1 dẫn đầu, sau khi Bình Nhưỡng nhất trí mở lại đường dây liên lạc ngoại giao với Seoul. Cụ thể, Ri Son Gwon - chủ tịch Ủy ban Thống nhất Đất nước của Bình Nhưỡng dẫn đầu phái đoàn Triều Tiên, trong khi Bộ trưởng Thống nhất Cho đại diện cho phía Seoul.

Một quan chức thuộc Bộ Thống nhất Hàn Quốc nói với kênh CNN rằng 2 phía đã bàn thảo những ngày có thể tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Moon và ông Kim trong các cuộc họp, và dự kiến sẽ ra tuyên bố chung vào cuối ngày.

Trong những giờ đồng hồ đối thoại đầu tiên, cả 2 bên đã khen ngợi những thành quả ngoại giao đạt được cho đến nay, nhấn mạnh thành công của Thế vận hội mùa Đông 2018 tại Pyeongchang với sự tham gia của đoàn vận động viên Triều Tiên.

Bộ trưởng Cho của Hàn Quốc phát biểu trong phiên họp sáng: “Chưa đầy 3 tháng kể từ khi chúng ta gặp nhau hôm 9/1 và nhiều chuyện đã xảy ra giữa 2 miền Triều Tiên”.

Đại diện Ri của Triều Tiên cũng bày tỏ sự nhất trí, khẳng định việc đến thăm địa danh Tongil-gak khiến các thành viên Triều Tiên “xúc động”. “Tongil-gak và Panmunjom là biểu tượng cho đất nước Triều Tiên chia cắt”, ông này nói.

Tổng thống Hàn Quốc từ lâu đã thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ ngoại giao với Triều Tiên, phát biểu trong lễ tuyên thệ nhậm chức năm 2017 rằng “vì hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên, tôi sẽ làm mọi điều có thể”.

Tuy nhiên, đàm phán với nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên là một động thái vừa nhiều hy vọng nhưng cũng chứa đựng không ít rủi ro. Các vòng đàm phán trước khi ông Kim Jong-un nhậm chức hầu như không đem lại tiến triển nhiều về vấn đề phi hạt nhân hóa.

Sự ấm lên trong quan hệ ngoại giao giữa 2 miền diễn ra trong năm nay đối lập hoàn toàn với bối cảnh năm 2017, khi Bán đảo này tưởng chừng sắp sửa rơi vào xung đột, khi ông Kim giám sát chuỗi vụ thử tên lửa và hạt nhân còn ông Trump hứa hẹn về “hỏa lực và cơn thịnh nộ” khi Bình Nhưỡng đe dọa Guam, Hawaii và cả lục địa Mỹ.

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.