ASEM ra tuyên bố yêu cầu đảm bảo tự do hàng hải và tôn trọng UNCLOS

Tuyên bố chung của ASEM khẳng định cam kết đảm bảo hòa bình, thúc đẩy an ninh và ổn định trên biển, tự do hàng hải phù hợp với luật pháp quốc tế.

Kết thúc Hội nghị Bộ trưởng ASEM lần thứ 12 tại Luxembourg ngày 6/11, các bộ trưởng Á - Âu đã ra Tuyên bố chung về các nội dung đã được thảo luận.

Đáng chú ý, Tuyên bố chung của ASEM khẳng định cam kết đảm bảo hòa bình, thúc đẩy an ninh và ổn định trên biển, tự do hàng hải phù hợp với luật pháp quốc tế.

Cao ủy đối ngoại EU Federica Mogherini tại buổi họp báo kết thúc Hội nghị.
Cao ủy đối ngoại EU Federica Mogherini tại buổi họp báo kết thúc Hội nghị.

Dù không nêu rõ vùng biển liên quan, trong họp báo kết thúc hội nghị, Cao ủy đối ngoại EU cũng đã trả lời chi tiết các câu hỏi về quan điểm của ASEM và EU đối với việc tìm giải pháp cho những tranh chấp trên biển Đông.

Tuyên bố chung kết thúc Hội nghị Bộ trưởng ASEM lần thứ 12 gồm 10 trang, 4 phần: Biển đổi khí hậu, chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và giảm thiểu rủi ro thiên tai; Kết nối; Các vấn đề khu vực và quốc tế và Tương lai của ASEM.

Đáng chú ý, trong phần các vấn đề khu vực và quốc tế, đoạn 22 của Tuyên bố chung nêu rõ: "Các Bộ trưởng tái khẳng định cam kết duy trì hoà bình, thúc đẩy an ninh, ổn định, an toàn và hợp tác hàng hải, tự do hàng hải và hàng không, không cản trở thương mại hợp pháp và chống cướp biển, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Các Bộ trưởng nhất trí về tầm quan trọng đặc biệt của việc kiềm chế không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực, không có các hành động đơn phương, giải quyết các tranh chấp trên biển bằng biện pháp hoà bình phù hợp với các nguyên tắc đã được thừa nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982). Các Bộ trưởng nhấn mạnh cần có các biện pháp xây dựng lòng tin để thúc đẩy tin cậy và an ninh ở khu vực".

Tiếp sau đó, trong cuộc họp báo kết thúc hội nghị, trả lời các câu hỏi của báo chí tập trung vào vấn đề biển Đông, Cao ủy đối ngoại EU bà Mogherini khẳng định vấn đề đã được các thành viên tham dự hội nghị thảo luận sâu sắc trong phiên họp kín sáng 6/11, trong đó có đại diện các quốc gia liên quan đến tranh chấp ở biển Đông.

Cao ủy đối ngoại EU Federica Mogherini nói: "Có một điểm rất quan trọng là chúng tôi nhấn mạnh việc tối cần thiết phải ngăn chặn việc sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực, tránh các hành động đơn phương và giải quyết các tranh chấp hàng hải thông qua các biện pháp hòa bình phù hợp với các nguyên tắc phổ quát đã được công nhận của luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS.

Sự tôn trọng những điều này được thể hiện rất rõ trong các quan điểm của Liên minh châu Âu về nội dung cả tuyên bố, trong các cam kết của Liên minh châu Âu về việc duy trì trật tự hàng hải phù hợp với nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.

Chúng tôi phản đối ở mọi thời điểm mọi yêu sách về lãnh hải thông qua việc dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực, cũng như các hành động đơn phương khiến dẫn đến các xung đột nghiêm trọng hơn.

Châu Âu rất quan tâm đến vấn đề này, dù chúng tôi cách xa về mặt địa lý. Chúng tôi quan tâm đến việc giải quyết vấn đề này bằng các biện pháp hòa bình bởi mức độ liên kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa hai châu lục".

Ngoài ra, Tuyên bố chung kết thúc hội nghị ASEM cũng nêu những cam kết mạnh mẽ của Bộ trưởng các nước Á Âu trong việc tiếp tục xây dựng ASEM để hoàn thành các kỳ vọng cho diễn đàn này được đề ra từ cách đây gần 20 năm.

Tuyên bố chung cũng chính thức công bố Hội nghị thượng đỉnh ASEM sẽ được tổ chức tại Mông Cổ vào tháng 7 năm tới đồng thời với kỷ niệm 20 năm thành lập và phát triển của diễn đàn./.

Theo VOV

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.