Bác sĩ cảnh báo rủi ro khi sử dụng 'thần dược' mú từn

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, tại Nghệ An, đã có nhiều trường hợp người dân bị ngộ độc khi sử dụng cây mú từn để tăng cường sức khỏe sinh lý, chữa bệnh... Theo các bác sĩ, lương y: Mọi lời khuyên nên hay không nên sử dụng mú từn đều không có cơ sở.

Ngộ độc mú từn có thể dẫn tới tử vong

Ngày 14/7, Trung tâm Y tế huyện Quỳ Châu vừa tiếp nhận 1 bệnh nhân bị ngộ độc do uống nước nấu từ cây mú từn. Bệnh nhân là anh Lim Văn X., trú tại bản Kẻ Nính, xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu.

Khai thác thông tin từ người nhà thì được biết, bệnh nhân Lim Văn X. vốn bị đau xương khớp đã lâu, một tuần nay, bệnh nhân đã đun cây mú từn tươi uống để chữa bệnh. Đến 1h20 sáng ngày 14/7, bệnh nhân Lim Văn X. đang ngủ liền bật dậy nói lảm nhảm lung tung và sau đó quấy phá, lên cơn loạn thần, kích thích vật vã.

Điều trị cho bệnh nhân bị ngộ độc khi uống rượu ngâm Mú Từn. Ảnh Internet.jpg
Điều trị cho bệnh nhân bị ngộ độc khi uống rượu ngâm mú từn. Ảnh: Suckhoedoisong.vn

Trước đó, ngày 25/6, cũng tại huyện Quỳ Châu, một vụ ngộ độc mú từn cũng xảy ra. Theo đó, sau khi đi làm về, chị Vi Thị X. - vợ anh Vi Văn T. (trú tại bản Xăng Cọc, xã Châu Bính) đã lấy mú từn phơi khô đun với 2 lít nước và cả hai vợ chồng đều uống. Sau khi uống được chừng 10 giờ đồng hồ, cả 2 vợ chồng xuất hiện triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, bước đi loạng choạng…

Sáng 26/6, vợ chồng anh Vi Văn T. được người nhà đưa đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Quỳ Châu. Sau khi được các bác sĩ chăm sóc, điều trị, các triệu chứng nói trên của 2 vợ chồng đã giảm. Tuy nhiên, do uống khá nhiều nên chị vợ vẫn trong tình trạng loạn thần, không kiểm soát được hành vi. Trung tâm Y tế Quỳ Châu đã chuyển tuyến bệnh nhân này xuống Bệnh viện Tâm thần Nghệ An để tiếp tục điều trị.

Cây mú từn có tên khoa học là Rourea oligophlebia Merr, thuộc họ khế. Tại Việt Nam, cây mú từn mọc ở một số vùng núi của tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Nghệ An và Thừa Thiên Huế. Theo dân gian, cây mú từn là loại thảo dược, được sử dụng để điều trị một số chứng bệnh: Đau mỏi xương khớp, yếu sinh lý, tăng cường tiêu hóa, cầm máu…

Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra: Trong cây mú từn có nhiều hoạt chất khác nhau như: Neral (kháng khuẩn), Nerolidol (ngăn cản tế bào ung thư phát triển), Spathulenol (chống oxy hóa và giúp cải thiện khả năng hấp thu i-ốt ở tuyến giáp), Rourea Minor (phóng thích Insulin và hạ đường huyết)… Tuy nhiên, không phải chất nào cũng có lợi cho sức khỏe. Với chất Spathoulenol có trong cây mú từn nếu hấp thu nhiều vào cơ thể sẽ gây tổn thương ngũ tạng.

Rễ và thân cây Mú Từn hiện được bán khá nhiều trên thị trường.png
Rễ và thân cây mú từn hiện được bán khá nhiều trên thị trường. Ảnh: Suckhoedoisong.vn

Bên cạnh đó, trong rễ cây mú từn, các nhà khoa học cũng tìm thấy chất Salicylate. Đây là một loại thuốc giảm đau có trong nhiều loại cây cỏ tự nhiên, có thể được dùng để chữa giảm đau, tuy nhiên, có độc tính nhất định nếu việc kiểm soát không đảm bảo về liều lượng, cách dùng. Ngộ độc Salicylate có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề cho sức khỏe.

Tuy chưa có một con số thống kê cụ thể, nhưng thực tế cho thấy hàng năm ở Nghệ An có nhiều vụ ngộ độc mú từn đã xảy ra. Riêng tại Khoa Chống độc Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An, không tính những vụ ngộ độc tập thể nhiều người mắc, thì mỗi tháng có khoảng từ 15 - 20 ca ngộ độc đơn lẻ vào đây điều trị. Trong đó ngộ độc rượu ngâm dược liệu (các loại cây cỏ không rõ nguồn gốc hoặc cây mú từn) chiếm đa số.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Thủy - Trưởng khoa Chống độc cho hay: Ngộ độc mú từn tương tự như ngộ độc rượu Ethanol, gây ra nhiều rối loạn tâm thần và thực thể. Bệnh nhân chóng mặt, buồn nôn, ù tai, co giật, hôn mê, huyết áp tăng cao, có tổn thương não và tổn thương thận, rất dễ bị tử vong… Tại Bệnh viện, đã có những trường hợp ngộ độc mú từn rất nặng, buộc phải chuyển lên tuyến trên nhưng vẫn bị chết não.

Theo tiếng dân tộc Thái, “cây mú từn” có nghĩa là “cây lợn điên”. Những già làng, trưởng bản người Thái chia sẻ: Sở dĩ có tên gọi đặc biệt như vậy là vì xa xưa dân bản khi thấy lợn nuôi ăn phải loại cây này đã bị kích thích mạnh mẽ, liên tục phá chuồng để chạy rông đòi giao phối. Thấy loại cây này có tác động lên động vật, dân bản đã thử lấy thân và rễ cây này đem ngâm rượu uống thì quả thật có tác dụng tăng cường sinh lý.

Cẩn trọng với “con dao hai lưỡi”

Kinh nghiệm dân gian, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mú từn là một loại dược liệu quý. Tuy nhiên, trong loại dược liệu này cho những độc chất nhất định nếu sử dụng sai cách, sử dụng quá liều lượng sẽ gây ra ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Lương y Nguyễn Thanh Nhàn - Chủ tịch Hội Đông y thị xã Cửa Lò là người đã trực tiếp “thử nghiệm” tác dụng của cây mú từn trên chính bản thân mình kể lại: Cách đây khá lâu, tôi có mua thân, rễ mú từn khô về ngâm rượu. Sử dụng rượu ngâm này, tôi thấy có khá nhiều tác dụng tốt như tăng cường sức khỏe sinh lý, đỡ nhức mỏi xương khớp…

Khi mua, người bán có dặn mú từn chỉ được ngâm rượu, không được sắc uống. Tuy nhiên, nghĩ rằng nếu loại nam dược này ngâm rượu có tác dụng tốt như vậy thì sắc uống sẽ có tác dụng trực tiếp hơn, nên tôi đã thử sắc uống và mỗi ngày chỉ sử dụng một chén nhỏ. Tuy nhiên, qua 5-6 ngày sử dụng, tôi đã bị xuất hiện các triệu chứng ngộ độc mú từn như tăng huyết áp, hoang tưởng, rối loạn thần kinh, rối loạn vận động. Bản thân tôi đã phải nhập viện cấp cứu, điều trị.

Sau lần “thử nghiệm” hết sức nguy hiểm này, lương y Nguyễn Thanh Nhàn đã rất thận trọng trong việc sử dụng mú từn cũng như bán loại dược liệu này cho người có nhu cầu sử dụng.

Chất salicylate có trong rễ cây Mú Từn làm tổn thương đến não người sử dụng. Ảnh Internet.jpg
Chất salicylate có trong rễ cây mú từn làm tổn thương đến não người sử dụng. Ảnh: Suckhoedoisong.vn

Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Thanh Hải - Hội Đông y Nghệ An cho biết: Cây mú từn được tìm thấy khá nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc Nghệ An. Đến nay, ngoài một số bài nghiên cứu nhỏ phân tích về hoạt chất hóa học, thì chưa có nghiên cứu về dược tính y học của nó. Vì vậy những lời khuyên hay các khuyến cáo về việc nên sử dụng hay không sử dụng loại cây này là hoàn toàn không có cơ sở. Thái độ ứng xử cần có đối với cây mú từn là phải suy nghĩ hết sức thận trọng về những rủi ro có thể xảy ra.

Mọi người cần phải ý thức rằng, bất cứ loại thảo dược nào cũng là con dao hai lưỡi. Sẽ rất tốt nếu sử dụng đúng, sử dụng đúng liều lượng; rất nguy hại nếu sử dụng sai và sử dụng quá liều lượng hoặc lạm dụng nó… Hiện nay, người dân có xu hướng phổ biến là sử dụng thảo dược để ngâm rượu xoa bóp hoặc uống. Nhiều người sử dụng thảo dược nhưng lại không có nhiều kiến thức về thảo dược mà mới chỉ “nghe nói là tốt” hay chỉ biết mặt có lợi của nó mà không biết về tác hại đi kèm. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thảo dược, người dân cần tham khảo ý kiến, có sự tư vấn của các bác sĩ, thầy thuốc.

Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Thanh Hải cũng nêu rõ: Nếu chúng ta sử dụng rượu ngâm nói chung và rượu mú từn nói riêng một cách vô tư, thoải mái, “uống bằng chết” thì rất dễ gây ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của chính mình và người thân./.

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?