Bản ghi nhận công lao bằng gấm cổ dài 4,5 mét về Tướng quân Nguyễn Trọng Thưởng

(Baonghean.vn) - Một đạo Chế phong (bản ghi nhận công lao) bằng lụa gấm với niên đại gần 400 năm ca ngợi võ tướng xứ Nghệ Nguyễn Trọng Thưởng với công lao “phù Lê” được xem là một trong rất ít tư liệu cổ, độc đáo nhất Việt Nam hiện nay.

Trinh Quận công Nguyễn Trọng Thưởng sinh ra trong dòng họ nối đời danh tướng bậc nhất tại xứ Nghệ thời Lê. Ông là con trai trưởng của Hoằng Quận công Nguyễn Kế Hưng, trực hệ đời thứ 6 của Thái sư Cương Quốc công Nguyễn Xí.

Ông là người thông minh, ham học, lại dòng võ tướng, nên được triều đình trọng dụng và bổ nhiệm chức vụ: Thượng tướng quân, Điện tiền Đô hiệu điểm. Với chức vụ ấy, Nguyễn Trọng Thưởng tham gia tích cực vào sự nghiệp “phù Lê” đem lại sự ổn định cho đất nước.

Đền Thế Mỹ, thờ phụng Hoằng Quận công Nguyễn Kế Hưng và Trinh Quận công Nguyễn Trọng Thưởng. Ảnh: Vân Thắng
Đền Thế Mỹ, thờ phụng Hoằng Quận công Nguyễn Kế Hưng và Trinh Quận công Nguyễn Trọng Thưởng. Ảnh: Vân Thắng

Năm Tân Mão (1591) ông bắt đầu cầm quân theo Bình An Vương Trịnh Tùng mở cuộc tổng tấn công vào vương triều nhà Mạc. Do có công lớn trong trận đánh tại Phấn Thượng, ông được Vua Lê Thần Tông ban sắc phong gia phong chức Phụ quốc Thượng tướng quân, tước Nhân Lộc Hầu.

Sau trận đánh này, thấy rõ tài năng của ông, Chúa Trịnh Tùng khen ngợi và sai ông hộ tống Vua Lê Thế Tông cùng các tướng triều đình nhà Lê đem quân vây thành Thăng Long vào năm Nhâm Thìn (1592). Vua Lê Thế Tông và triều đình trở lại kinh đô Thăng Long, đại xá cả nước và xét thưởng công lao cho các đại thần, trong đó nổi bật là võ tướng Nguyễn Trọng Thưởng.

Khoảng thời gian sau đó là những biến động cực kỳ lớn xảy ra trong triều đình Lê - Trịnh như việc xưng vương, tiếm quyền của Chúa Trịnh Tùng. Hay như khi được tin triều đình Lê - Trịnh có biến, tướng nhà Mạc là Mạc Kính Khoan vội vàng đem quân từ Cao Bằng về hòng đánh chiếm lại kinh đô Thăng Long. Trong tình thế hết sức cấp bách đó, Tướng quân Nguyễn Trọng Thưởng tỏ ra là vị tướng quyết đoán, mưu trí. Ông đã đóng góp được nhiều kế hay, ý giỏi trong việc nghị bàn về công cuộc bảo vệ kinh thành Thăng Long trước sự uy hiếp của quân đội nhà Mạc.

Đặc biệt, tháng 8 năm 1623, Nguyễn Trọng Thưởng đã hộ tống Chúa Trịnh Tráng đem quân đánh chặn quân Mạc tại Gia Lâm, buộc chủ tướng quân Mạc là Mạc Kính Khoan phải rút quân khiến nhiều thủ hạ đầu hàng nhà Lê - Trịnh. Năm 1625, Trịnh Tráng sai các tướng trong đó có Nguyễn Trọng Thưởng dốc quân đánh bại nhà Mạc.

Với uy tín và những công lao đóng góp trong sự nghiệp cầm quân, giúp ổn định triều Lê - Trịnh, Nguyễn Trọng Thưởng được xét là một trong những công thần hàng đầu và được ban nhiều ơn huệ lớn. Đặc biệt nhất là Vua Lê Thần Tông ban tặng cho ông một Đạo chế phong ca ngợi công lao, sự nghiệp và gia phong cho ông tới tột bậc phẩm hàm. Đấy chính là Đạo chế phong ban ngày 11, tháng 4 niên hiệu Vĩnh Tộ năm thứ 11 (1629).

Chế phong có đoạn như sau: “Trời vì xã tắc ắt sinh người hiền tài, Vua vỗ về bề tôi ắt lấy tước lộc để làm sáng đức. Thượng tướng quân Nguyễn Trọng Thưởng, võ công xuất chúng, vọng tộc xuất thân. Tổ tiên là bậc nghiêm kính, là khai quốc công thần, công danh lưu trong sử sách. Thân phụ là người trí dũng, là công thần trung hưng sự nghiệp khắc ghi trên chuông vạc. Kế thừa nghiệp lớn, khôi phục nếp xưa, dụng binh theo binh pháp, làm rạng rỡ gia thanh. Theo đuổi việc nước, một lòng trung thành cung kính. Trong cung điện là kẻ tâm phúc, luôn ở bên hộ giá. Ngoài phủ soái ngươi là tướng nanh vuốt, gắng hết sức ruổi dong. Đánh bại địch giành nhiều thắng lợi. Để đáp công lao của ngươi sao chẳng ban phát nhiều ơn sâu hơn nữa…”.

Đạo chế phong dài 4,5m phong tước Quận công cho Tướng quân Nguyễn Trọng Thưởng. Ảnh: Vân Thắng
Đạo chế phong dài 4,5m phong tước Quận công cho Tướng quân Nguyễn Trọng Thưởng. Ảnh: Vân Thắng

Qua Đạo chế phong cho chúng ta thấy thời điểm được nói đến trong sắc phong là năm 1591, nhưng phải tới 30 năm sau thì sắc phong này mới được ban ra. Trận đánh được nhắc tới là trận đánh lớn nhất và có ý nghĩa quyết định nhất trong chiến tranh Nam Bắc Triều. Thời điểm, địa điểm và sự kiện lúc bấy giờ, trong Đại Việt sử ký toàn thư chỉ ghi chép duy nhất 1 tướng thuộc quân đội họ Trịnh là Nguyễn Hữu Liêu, mà không thấy ghi thêm ai khác. Như vậy qua sắc phong này, chúng ta lại biết thêm 1 vị tướng nữa cũng tham gia vào trận đánh quan trọng này.

Chế phong là văn bản chế định, tài định, thường dùng khi ban bố chế độ thưởng - phạt hoặc ban tặng - bãi miễn chức tước. Đây cũng có thể xem là một dạng đạo sắc mà nhà vua hay dùng để ban truyền, phong tặng cho một ai đó, nhưng chỉ được ban bố trong hoàn cảnh và cho đối tượng có thành tích và công trạng đặc biệt. Chế không bị gò bó trong một khuôn khổ nhất định như sắc mà có thể nói được nhiều điều hơn. Với thể loại chế, nhà vua có thể thoải mái thể hiện cảm xúc của mình đối với nhân vật mà Ngài muốn ban tặng.

Năm 1655, Chúa Nguyễn cùng với Tướng quân Nguyễn Hữu Tiến huy động hàng vạn quân và 100 thớt voi vượt sông Gianh (Quảng Bình) mở cuộc tấn công bất ngờ đánh ra Đàng Ngoài, chiếm 7 huyện ở tả ngạn sông Lam và  cưỡng bức người dân Nghệ An di cư vào Nam. Trước tình hình này, triều đình Vua Lê Trịnh lại cử Thượng tướng quân Nguyễn Trọng Thưởng cùng các tướng trong triều tập trung quân đánh trả quyết liệt, buộc quân của Chúa Nguyễn phải lui quân và trả lại 7 huyện dọc bờ phía Nam sông Lam.

Trong cuộc giao chiến quyết liệt này, không may ông bị tử trận. Triều đình vô cùng thương tiếc và cho rước thi hài ông được đưa về an táng tại phía Nam xứ Đồng Lầm, xã Thượng Xá, cách mộ Khải tổ Đình Quận Công Nguyễn Hội và mộ Thủy tổ Thái Sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí khoảng 300m về phía Bắc. Triều đình điếu ông câu đối: “Sinh tắc tam quân tướng. Tử vi vạn cổ thần” (Sống làm tướng mạnh giữa ba quân. Chết làm thần thiêng trong muôn thuở). Vua Lê - Chúa Trịnh còn ban cho con cháu ông được hưởng 300 mẫu ruộng đất thế nghiệp ở xã Thượng Xá lập đền Thần hoàng thờ ông, bên cạnh phía Bắc sau đền thờ Thái Sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí.

Ấn triện "Sắc mệnh chi bảo" và niên hiệu Vĩnh Tộ năm thứ 11 (1629). Ảnh: Vân Thắng
Ấn triện "Sắc mệnh chi bảo" và niên hiệu Vĩnh Tộ năm thứ 11 (1629). Ảnh: Vân Thắng

Nguyễn Trọng Thưởng kế bước truyền thống tổ tiên dòng họ trên con đường võ nghiệp, trở thành một nhân vật có nhiều dấu ấn trong lịch sử Việt Nam thế kỷ XVII, và là một đại diện tiêu biểu của danh nhân xứ Nghệ trong công cuộc trung hưng nhà Lê. Hiện nay, đền thờ ông tại xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc ,tỉnh Nghệ An vẫn còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị mà đặc biệt là Đạo chế phong độc đáo bậc nhất Việt Nam hiện nay.

Đạo chế phong nói trên tính đến nay đã trải qua gần 400 năm nhưng vẫn còn tươi nguyên nét chữ. Đặc biệt, đạo chế này có một kích thước kỷ lục với độ dài 4,5m, rộng 0,5m được viết trên dải lụa gấm, với 319 chữ Hán với nét chữ thư pháp uyển chuyển và tinh xảo. Đây là một văn bản cổ cực kỳ quý hiếm trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc.

tin mới

Xúc động ca khúc 'Nhớ về Truông Bồn'

Xúc động ca khúc 'Nhớ về Truông Bồn'

(Baonghean.vn) - Những giai điệu đầy xúc động của bài hát 'Nhớ về Truông Bồn' (Sáng tác: NSND Tiến Dũng) đã để lại nhiều dấu ấn trong chương trình nghệ thuật 'Truông Bồn - Dấu chân Anh Hùng' diễn ra tối 29/10 vừa qua.

Chiêm ngưỡng màn trình diễn ánh sáng trên không tại Chương trình nghệ thuật 'Truông Bồn - Dấu chân Anh hùng'

Chiêm ngưỡng màn trình diễn ánh sáng trên không tại Chương trình nghệ thuật 'Truông Bồn - Dấu chân Anh hùng'

(Baonghean.vn) - Một điểm nhấn tại Chương trình 'Truông Bồn - Dấu chân Anh hùng' là màn trình diễn nghệ thuật ánh sáng bằng thiết bị bay không người lái, xếp hình các ngôi sao lấp lánh trên bầu trời đêm, tượng trưng cho hàng vạn chiến sỹ anh dũng hy sinh để bảo vệ huyết mạch giao thông.

Đổi thay của bà con Ơ Đu - cộng đồng dân tộc ít người nhất Việt Nam

Đổi thay của bà con Ơ Đu - cộng đồng dân tộc ít người nhất Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngược miền Tây xứ Nghệ, trong tiết trời Thu dịu nhẹ, chúng tôi ghé thăm bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương - nơi duy nhất của cả nước có đồng bào Ơ Đu sinh sống; được thấy, được nghe về những điều mới mẻ trong nếp nghĩ, cách làm của cộng đồng dân tộc ít người nhất Việt Nam.

Những hình ảnh tuyệt đẹp về công trình giao thông hơn 4.600 tỷ đồng 'mở toang cánh cửa' hướng ra biển ở Nghệ An

Những hình ảnh tuyệt đẹp về công trình giao thông hơn 4.600 tỷ đồng 'mở toang cánh cửa' hướng ra biển ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Tuyến đường ven biển đoạn qua địa bàn tỉnh Nghệ An nằm trong tổng thể quy hoạch đường bộ ven biển đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông của tỉnh, giảm lưu thông trên Quốc lộ 1A...

Trải lòng của cô giáo cắm bản chốn thâm sơn Nậm Tột

Trải lòng của cô giáo cắm bản chốn thâm sơn Nậm Tột

(Baonghean.vn) - Đối diện với nhiều gian khó, nhưng với lòng yêu nghề, vì sự phát triển của bản làng, các cô giáo cắm bản ở điểm trường Nậm Tột thuộc Trường Mầm non xã Tri Lễ đã vượt qua những cung đường hiểm nguy, gian nan vất vả, lan toả niềm tin và tình yêu tới các em nhỏ ở chốn thâm sơn. 

Người Khơ Mú đan lát để thoát nghèo

Người Khơ Mú đan lát để thoát nghèo

(Baonghean.vn) - Người Khơ Mú được xem là một trong những “ông tổ” của nghề đan lát. Những vật dụng được cộng đồng người Khơ Mú ở bản Đỉnh Sơn 1, xã Hữu Kiệm (Kỳ Sơn) làm ra vốn chỉ để dùng sinh hoạt trong gia đình, nay đã trở thành hàng hóa giúp cả bản thoát nghèo.

Vinh đó trong thơ...

Vinh đó trong thơ...

(Baonghean.vn) - Với 35 áng thơ gọn gàng, đằm thắm, đôn hậu, đọc “Vinh đó trong tôi”, bạn đọc bình thường vẫn có thể ngẫm ra điều này: Thì đấy, viết về Vinh không nhất thiết cứ phải có “giấy khai sinh” ở Vinh.

Bánh gói - thức quà chiều dân dã của người Vinh

Bánh gói - thức quà chiều dân dã của người Vinh

(Baonghean.vn) - Được làm từ những nguyên liệu dân dã, bánh gói là thức quà chiều quen thuộc đối với nhiều người. Hương vị mộc mạc trong từng chiếc bánh, đượm hương vị của đồng quê đã in sâu vào ký ức của nhiều người con thành Vinh.

Hàng bánh mướt

Hàng bánh mướt 6 đời trên phố

(Baonghean.vn) - Bánh mướt là món ăn gắn bó lâu đời với người dân xứ Nghệ, là nét ẩm thực dân dã như tính cách cần cù, giản dị của con người nơi đây. Ai đi qua thành Vinh, thưởng thức đĩa bánh mướt nóng hổi sẽ không thể quên được hương vị đặc trưng nhưng rất đỗi thân thuộc của món ăn này.

Cửa Lò trong mắt một ‘ông Tây’

Cửa Lò trong mắt một 'cư dân ngoại quốc'

(Baonghean.vn) - Hơn 3 năm sinh sống và làm việc tại Cửa Lò, ông Kent Wallace xem thị xã biển này như quê hương thứ 2 của mình. Hãy cùng Báo Nghệ An theo chân "cư dân ngoại quốc" đặc biệt này khám phá những điều đáng yêu, thú vị của phố biển quê hương. 

Ông Lang Vi Tịnh kể chuyện xưa của dòng họ cho cháu gái của mình. Ảnh Thành Chung

Chuyện về một dòng họ nổi tiếng ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ở  miền núi tỉnh Nghệ An, dòng họ Lang Vi được xem là "danh gia vọng tộc" với 3 đời liền có thành viên giữ chức Tri phủ phủ Tương Dương. Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, dòng họ Lang Vi cũng đã và đang có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.

Trên quê hương vị trung thần Nguyễn Xí

Trên quê hương vị trung thần Nguyễn Xí

(Baonghean.vn) - Tinh thần đoàn kết, hết lòng xây dựng quê hương là một trong những điều đáng tự hào của những người dân xã Khánh Hợp, huyện Nghi Lộc - quê hương của Thái sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí. Trải qua bao thế hệ, tinh thần đó đến nay vẫn được gìn giữ, tiếp nối và phát huy.

Khí thế mới trên quê hương Diễn Châu

Khí thế mới trên quê hương Diễn Châu

(Baonghean.vn) -Tháng 8, chúng tôi tìm về những vùng đất, di tích mang dấu ấn lịch sử cách mạng trên địa bàn huyện Diễn Châu; chứng kiến khí thế chào mừng Lễ Quốc khánh 2/9/2023, hiểu thêm về mảnh đất giàu truyền thống yêu nước đang từng ngày thay da đổi thịt này...

Tết Độc lập về thăm Quê Bác

Tết Độc lập về thăm Quê Bác

(Baonghean.vn) - 78 năm sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Khu Di tích Kim Liên đã trở thành một điểm đến không thể thiếu trên bản đồ du lịch Nghệ An, đặc biệt trong ngày lễ Quốc khánh 2/9.

Thức quà quê 'ăn chơi' thành đặc sản ở Đô Lương

Thức quà quê 'ăn chơi' thành đặc sản ở Đô Lương

(Baonghean.vn) - Bánh gai Đông Sơn có từ lâu đời, trở thành đặc sản của người dân Đô Lương, thường được dùng vào các dịp ăn hỏi, lễ, Tết và làm quà biếu. Bắt đầu từ những năm 1980 của thế kỷ trước thì bánh gai Đông Sơn trở thành hàng hoá, được tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài tỉnh… 

Bản làng ngân vang điệu xuối, lăm

Bản làng ngân vang điệu xuối, lăm

(Baonghean.vn) - Mảnh đất Quỳ Châu được coi là một trong những cái nôi của văn hóa dân tộc Thái ở Nghệ An. Nơi đây có nhiều loại hình di sản văn hóa giàu bản sắc. Những năm gần đây việc bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên vùng đất Tây Bắc Nghệ An được quan tâm chú trọng.

Chị em bản Na mặn mà giữ nghề dệt thổ cẩm

Chị em bản Na mặn mà giữ nghề dệt thổ cẩm

(Baonghean.vn) - Nhiều sản phẩm thổ cẩm tinh xảo với sắc màu hấp dẫn, hoa văn đa dạng được chị em phụ nữ bản Na, xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn dệt nên bằng đam mê làm "sống lại" nghề truyền thống của đồng bào Thái ở vùng biên Nghệ An. 

Tổ đổi công - mô hình giải bài toán thiếu lao động ở các xã miền núi Nghệ An

Tổ đổi công - mô hình giải bài toán thiếu lao động ở các xã miền núi Nghệ An

(Baonghean.vn) - Để tiết kiệm chi phí thuê nhân công, giải quyết bài toán thiếu lao động làm nông, các tổ đổi công được thành lập. Nhà này hỗ trợ nhà kia, xoay vòng vậy cho đến hết mùa, vừa tạo nét đẹp văn hóa trong lao động, vừa thắt chặt tình đoàn kết, tạo động lực thúc đẩy sản xuất…

Tự do trong tình yêu và hôn nhân ở người Mông

Tự do trong tình yêu và hôn nhân ở người Mông

(Baonghean.vn) - L.T.S: Liệu có phải lúc nào hôn nhân và tình yêu cũng phải song hành? Liệu có phải hôn nhân là nấm mồ chôn vùi tình yêu? Thực tế cho thấy ở người Mông, đôi khi có một sự tồn tại độc lập giữa khái niệm hôn nhân và tình yêu...

Cây quế Quỳ ở Quế Phong. Ảnh: Nhật Lân

Cây quế Quỳ cần được quan tâm bảo hộ chỉ dẫn địa lý

(Baonghean.vn) - “Nhất quế Quỳ, nhì quế Thanh”, từ ngàn năm trước, cùng với ngà voi, sừng tê giác, ngọc trai, trầm hương,... quế Quỳ là một sản vật được cung tiến, xuất khẩu sang Trung Quốc và nhiều nước. Vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với đặc sản này cần được quan tâm.

Tiếp mạch nguồn truyền thống, bứt phá vươn lên

Tiếp mạch nguồn truyền thống, bứt phá vươn lên

(Baonghean.vn) - Với truyền thống Lộc Đa, Đức Thịnh – nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của phủ Hưng Nguyên, là nơi khởi đầu cho cuộc biểu tình Xô viết 1930-1931, mảnh đất mà mỗi địa danh đều thắm đỏ niềm tự hào cách mạng: Đền Trìa, nhà thờ họ Hoàng, nhà thờ họ Uông… 

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

(Baonghean.vn) - Xã Thạch Ngàn là nơi đón 80 hộ đồng bào Đan Lai về sinh sống tại các bản Thạch Sơn, Bá Hạ, đời sống hết sức khó khăn. Vài năm nay huyện Con Cuông đang đẩy mạnh Chương trình Ngân hàng bò giúp đỡ hộ nghèo, ở xã Thạch Ngàn có 10 hộ tham gia...