Băn khoăn của giáo viên Nghệ An trước kỳ thi THPT Quốc gia

(Baonghean.vn) - Kỳ thi THPT Quốc gia năm nay diễn ra trong tình hình dịch Covid-19 phức tạp, ảnh hưởng đến việc học và ôn thi của học sinh lớp 12, nhiều giáo viên trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có ý kiến trước kỳ thi quan trọng này.

Thầy giáo Phan Văn Thái - Giáo viên môn Toán - Trường THPT chuyên Phan Bội Châu: Tận dụng thời gian nghỉ để tập trung ôn tập

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì đến thời điểm này Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cắt giảm chương trình và mỗi giáo viên, mỗi nhà trường sẽ căn cứ vào đó để có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Kỳ thi THPT Quốc gia theo kế hoạch sẽ được tổ chức trong tháng 8/2020. Ảnh: Mỹ Hà
Kỳ thi THPT Quốc gia theo kế hoạch sẽ được tổ chức trong tháng 8/2020. Ảnh: Mỹ Hà
Ngay trong quá trình giảng dạy trực tuyến chúng tôi cũng phải lựa chọn hình thức hợp lý và sẽ sử dụng trình chiếu nhiều hơn để học sinh dễ tiếp thu. Trước mắt, sẽ tập trung dạy kỹ kiến thức cơ bản để các em có thể yên tâm thi THPT Quốc gia, vì nội dung này chiếm đến 70% điểm thi của học sinh. Để có 30% còn lại là một quá trình, bởi đây đều là kiến thức khó và nó cũng tương tự như các em leo dốc. Vì thế, những em thi vào trường thuộc tốp đầu phải ôn tập một cách thấu đáo.
Cụ thể, ngoài những kiến thức đã học trong chương trình lớp 12 thì các em phải biết vận dụng, nâng cao. Ngoài ra, từ phân tích đề thi minh họa, các em có thể áp dụng nhiều kiến thức, nhiều bài tập cùng dạng bởi rất nhiều năm các đề thi được Bộ ra tương tự với đề thi minh họa đã được công bố.
Thí sinh tham dự Kỳ thi THPT Quốc gia 2019. Ảnh tư liệu
Thí sinh tham dự Kỳ thi THPT Quốc gia 2019. Ảnh tư liệu
Thầy giáo Lê Khắc Thục - Hiệu trưởng Trường THPT Tân Kỳ: 
 Kỳ thi THPT Quốc gia nên “co” lại những kiến thức khó
Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh chương trình giảm tải, nhà trường vẫn tiếp tục tăng cường các hình thức dạy học qua Internet, trên sóng truyền hình, đặc biệt là với học sinh lớp 12.
Tuy nhiên, qua khảo sát chúng tôi thấy học sinh có điều kiện để theo học các chương trình dạy học trực tuyến chưa nhiều, nhiều em đang phải học qua điện thoại nên hiệu quả chưa cao. Với những học sinh chưa có điều kiện, chúng tôi cũng đã in bài và nhờ các mối liên hệ đem bài đến cho học sinh, nhưng trong thời gian cách ly xã hội thì việc giao bài theo hình thức này đang còn khó khăn và số học sinh có phản hồi về bài làm không nhiều.
Năm học 2029- 2020 là một năm nhiều biến động với học sinh lớp 12. Ảnh: Mỹ Hà
Năm học 2019 - 2020 là một năm nhiều biến động với học sinh lớp 12. Ảnh: Mỹ Hà
Thực tế, cũng chính vì điều này nên dù học sinh thi THPT Quốc gia phải thi nhiều môn, nhưng chúng tôi vẫn đang chủ yếu tập trung nhiều hơn ở 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ. Trong quá trình ôn tập, các giáo viên đang chủ yếu ôn tập kiến thức học kỳ I trên cơ sở mổ xẻ kiến thức theo ma trận của đề minh họa.
Riêng phần học kỳ II, dù đã tinh giản nhưng trong điều kiện hiện nay để dạy bài mới thì vẫn đang còn bất cập và khó triển khai đại trà.
Chúng tôi cũng đã tính toán, nếu học sinh đi học lại trong tháng 5 thì các trường vẫn kịp hoàn thành chương trình. Ngược lại, nếu 15/6 các em mới đi học và 15/7 kết thúc năm học thì thời gian khá eo hẹp và ảnh hưởng đến việc ôn thi THPT Quốc gia của học sinh.
Tiết học của học sinh Trường THPT Nghi Lộc 5. Ảnh: Mỹ Hà
Tiết học của học sinh Trường THPT Nghi Lộc 5. Ảnh: Mỹ Hà
Với những khó khăn này, tôi nghĩ Kỳ thi THPT Quốc gia năm nay chất lượng của học sinh sẽ giảm so với các năm trước. Tuy vậy, để bỏ Kỳ thi THPT Quốc gia thì cần phải cân nhắc vì hiện chưa có quy định về công nhận tốt nghiệp cho học sinh nếu dựa theo kết quả học bạ.
Hiện, tôi vẫn ủng hộ Bộ nếu triển khai Kỳ thi THPT Quốc gia, vì đây là phương thức tốt nhất để có thể đánh giá trên diện rộng chất lượng đại trà của học sinh. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay thì Bộ nên cân nhắc phương thức triển khai như có thể giảm bớt môn thi, phần kiến thức khó nên “co” lại để bớt áp lực cho học sinh, đặc biệt là học sinh vùng khó.
Cô giáo Trần Thị Mai Hoa - Giáo viên dạy Lịch sử - Trường THPT Cửa Lò: Cần sớm công bố phương án thi THPT Quốc gia để học sinh chủ động ôn tập
Sau khi có đề thi minh họa môn Lịch sử của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi khá yên tâm bởi nhìn chung đề dễ hơn năm ngoái và bám sát chương trình. Cấu trúc đề cũng có những thay đổi như trước kia, ở các câu hỏi vận dụng (khó và nâng cao) chiếm khoảng 30% thì nay chỉ còn 10/40 câu. Thay vào đó, các câu hỏi nhận biết và thông hiểu nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh, đặc biệt là những thí sinh chỉ thi để xét tốt nghiệp.
Trước đó, tôi cũng đã nghiên cứu rất kỹ phần giảm tải và thấy rằng chương trình này nhẹ hơn và rất nhiều bài học thiên về các sự kiện đã bị cắt bỏ. Đề thi minh họa cũng đã bám sát chương trình giảm tải và không thi những phần không học hoặc là những phần học sinh tự nghiên cứu.
Tôi cũng tin rằng, nếu đề chính thức ra gần với giảm tải thì điểm thi sẽ cao hơn, những học sinh năm trước thi chỉ được 3, 4 điểm thì năm nay có thể được 5 điểm. Học sinh muốn điểm 7, điểm 8 thì chỉ cần học kỹ trong sách giáo khoa. Ngay cả với những học sinh muốn được điểm cao hơn thì các em cũng không cần học thêm nhiều và giáo viên có thể nâng cao kiến thức cho các em trong quá trình dạy học.
Thí sinh tham dự Kỳ thi THPT Quốc gia. Ảnh: Mỹ Hà
Thí sinh tham dự Kỳ thi THPT Quốc gia . Ảnh: Mỹ Hà
Hiện tại so với một số địa phương khác thì chúng tôi thấy rằng, lịch học của học sinh lớp 12 không quá lo lắng vì chúng ta đang lợi thế trước 3 tuần. Với trường chúng tôi, chỉ cần học từ 5 - 7 tuần nữa là các em có thể hoàn thành chương trình.
Tuy nhiên, điều tôi lo lắng là phương án thi THPT Quốc gia. Nếu có thể, tôi mong muốn Bộ không thay đổi nhiều và giữ nguyên hình thức thi trắc nghiệm vì lâu nay học sinh đã học và ôn tập theo hình thức này. Ngoài ra, Bộ cũng nên sớm công bố phương án thi mới để học sinh chủ động ôn tập. Cá nhân tôi rất lo lắng nếu nhiều trường đại học tổ chức phương án thi riêng và các trường sẽ thay đổi hình thức thi từ trắc nghiệm sang tự luận, điều đó sẽ rất thiệt thòi cho học sinh.

tin mới

Thư viện

Để sách trở thành người bạn của học trò

(Baonghean.vn) - Internet phát triển, điện thoại di động, mạng xã hội và rất nhiều mối quan tâm khác khiến giới trẻ ngày nay không còn nhiều người mặn mà với sách. Chính vì thế, gây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường là điều hết sức cần thiết, dù với ở độ tuổi nào.

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.