Báo động nguy cơ tai nạn từ đường ngang, dân sinh

30/03/2016 15:12

(Baonghean.vn) – Trên tổng 95,5km chiều dài đường sắt Bắc – Nam chạy qua địa phận 7 huyện, thị của tỉnh Nghệ An có tới 233 điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt. Đáng báo động, vẫn còn 15/51 đường ngang chưa có gác chắn và biển cảnh báo tự động, 182 đường dân sinh chưa có biện pháp phòng vệ hữu hiệu.

Có những đoạn đường sắt chạy giữa khu dân cư, chưa có đường gom nên người dân  phải tập quen với việc vừa tham gia giao thông vừa tránh tàu (Ảnh chụp tại đoạn đường sắt chạy qua địa phận khối 11, Phường Đông Vĩnh, TP. Vinh)
Hàng trăm đường dân sinh trên địa bàn các huyện thị: Vinh, Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Vinh, Hưng Nguyên và Nam Đàn không có biện pháp phòng vệ, tiềm ẩn nguy cơ xẩy ra tai nạn giao thông. Có những đoạn đường sắt chạy giữa khu dân cư, chưa có đường gom nên người dân phải vừa tham gia giao thông vừa tránh tàu (Ảnh chụp tại đoạn đường sắt chạy qua địa phận khối 11, Phường Đông Vĩnh, TP. Vinh)
Vẫn còn nhiều điểm giao cắt giữa đường ngang và đường sắt chưa có rào chắn, đèn báo, biển báo thì đã cũ kỹ, nhòe mờ; khó quan sát khi qua đường (Ảnh chụp tại xóm 18B, Nghi Kim, TP .Vinh)
Vẫn còn nhiều điểm giao cắt giữa đường ngang và đường sắt chưa có rào chắn, đèn báo, biển báo thì đã cũ kỹ, nhòe mờ; khó quan sát khi qua đường (Ảnh chụp tại xóm 18B, Nghi Kim, TP .Vinh)
Còn tại điểm giao cắt đường ngang Mỹ Lý (Diễn An, Diễn Châu), mặc dù có rào chắn và đèn báo hiệu nhưng hành lang giữa đường bộ và đường sắt hẹp; cao độ giữa đường bộ và đường sắt chênh nhau khá lớn nên dễ  xẩy ra gây xung đột với các phương tiện đang lưu thông trên QL1A.
Còn tại điểm giao cắt đường ngang Mỹ Lý (Diễn An, Diễn Châu), mặc dù có rào chắn và đèn báo hiệu nhưng hành lang giữa đường bộ và đường sắt hẹp; cao độ giữa đường bộ và đường sắt chênh nhau khá lớn nên dễ xảy ra với các phương tiện đang lưu thông trên QL1A.
Hầu hết mặt đường tại các điểm giao cắt giữa đường dân sinh và đường sắt còn rải đá dăm nên mấp mô, xe máy, xe đạp đi qua bị mắc kẹt lại; nhiều trường hợp tai nạn tử vong do nguyên nhân này.
Hầu hết mặt đường tại các điểm giao cắt giữa đường dân sinh và đường sắt còn rải đá dăm nên mấp mô, xe máy, xe đạp đi qua bị mắc kẹt lại; nhiều trường hợp tai nạn tử vong do nguyên nhân này.
Còn có khá nhiều đường dân sinh chính là cổng của các hộ gia đình...
Những điểm giao cắt mà đường dân sinh chính là cổng ra vào nhà dân như thế này còn đáng sợ hơn...
Hầu hết các điểm giao cắt giữa cổng với đường sắt chưa được xử lý nên còn gập ghềnh, khó qua lại; nguy hiểm rình rập… (Ảnh chụp tại khu vực chân cầu vượt tại xã Nghi Kim. TP Vinh).
Để ra vào ngôi nhà này, bắt buộc phải đi qua đường sắt. Điểm giao cắt giữa đường đi và đường ray còn chưa được xử lý nên gập ghềnh, khó qua lại, tăng nguy cơ tai nạn. (Ảnh chụp tại khu vực chân cầu vượt tại xã Nghi Kim, TP Vinh).
Trong khi chờ đợi giải pháp tăng cường đảm bảo an toàn tại các điểm giao cắt đường ngang, đường dân sinh từ các ngành chức năng, cuộc sống của những hộ dân sát cạnh đường tàu vẫn thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ mất an toàn…
Trong khi chờ đợi giải pháp đảm bảo an toàn tại các điểm giao cắt đường ngang, đường dân sinh từ các ngành chức năng, cuộc sống của những hộ dân cạnh đường sắt như thế này vẫn sống chung với mối nguy tiềm tàng…

Nguyệt Minh

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
Báo động nguy cơ tai nạn từ đường ngang, dân sinh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO