Bạo hành, xâm hại trẻ em: Chưa có nơi nào bị xử lý

Mặc dù đã có đầy đủ chế tài xử phạt nhưng tình trạng bạo hành trẻ em vẫn diễn ra thường xuyên; chưa có địa phương nào bị xử lý.

Hệ thống pháp luật, đặc biệt là Luật trẻ em 2016 đã có quy định rất rõ về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ trẻ em cũng như xử lý các vụ việc liên quan đến xâm hại và bạo lực trẻ em.

Cụ thể, UBND cấp xã, phường phải chịu trách nhiệm đầu tiên khi để xảy ra việc xâm hại trẻ em trên địa bàn. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, hầu như chưa có địa phương nào bị xử lý.

xay ra cac vu bao luc xam hai tre em chua co noi nao bi xu ly hinh 1
Cô giáo mầm non bạo hành trẻ ở trường Mầm Xanh, TP HCM (ảnh: Tuổi trẻ)

Luật Trẻ em và Nghị định 56/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định, chủ tịch UBND cấp xã, huyện, tỉnh là người đầu tiên phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra việc xâm hại trẻ em trên địa bàn.

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về việc để xảy ra tình trạng không xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em xảy ra trên địa bàn; không kịp thời hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em khi bị bạo lực, xâm hại.

Mặc dù đã có đầy đủ chế tài xử phạt, nhưng tình trạng bạo hành trẻ em vẫn diễn ra thường xuyên. Một phần là do ý thức của người chăm sóc trẻ em, sự thờ ơ của cộng đồng xung quanh và một phần cũng do trẻ không dám lên tiếng vì người bạo hành đôi khi lại chính là cha, mẹ.

Bên cạnh đó, việc xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt 5 đến 10 triệu đồng là quá thấp, chưa đủ sức răn đe.

Ông Hà Đình Bốn, Vụ trưởng vụ Pháp chế (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết, tổng kết Nghị định 144 của Thủ tướng Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc trẻ em cho thấy, trong 5 năm qua, Hà Nội không xử phạt bất cứ trường hợp nào.

Báo cáo các địa phương khác cũng tương tự, hầu như không xử lý hành chính.

Với khung pháp luật như hiện nay, nhiều địa phương vẫn chưa làm hết trách nhiệm.  

Theo ông Hà Đình Bốn, cần có những rà soát toàn bộ hệ thống pháp luật từ Luật Trẻ em, luật Hình sự, Dân sự để đảm bảo tính đồng bộ.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức của cộng đồng.

“Nếu cứ chờ chỉ đạo của cấp trên mới xử lý thì chúng ta làm chưa hết trách nhiệm, ai làm chưa hết trách nhiệm thì chúng ta lại chưa xử lý. Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính, hầu hết các địa phương không xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trẻ em.

Nhiều địa phương, chính quyền, tổ dân phố không xử lý, không có trường hợp nào bị xử lý. Hà Nội cũng báo cáo là  cơ bản Nghị định này không bị xử lý. Như vậy, chúng ta thực hiện chưa hiệu quả. Muốn thực thi có hiệu quả thì phải quy định cụ thể, chặt chẽ hơn nữa, phải thanh tra, kiểm tra và phải xử lý kiên quyết”, ông Đình Bốn nói.

Bà Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng khẳng định, luật pháp hiện nay quy định khá đầy đủ, song việc tổ chức thực hiện, đưa luật vào đời sống vẫn là vấn đề cần quan tâm hiện nay.

Mặc dù trong Luật Trẻ em 2016 đã có 1 chương, quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở giáo dục, gia đình trong việc bảo vệ trẻ em, nhưng Luật nên được cụ thể hóa hơn, phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận trong chính quyền xã về việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em thay vì quy trách nhiệm cứng nhắc cho chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.

Đặc biệt, cần chú trọng phát triển đội ngũ cộng tác viên, vì đây là cánh tay nối dài của toàn án gia đình, có nhiệm vụ phòng ngừa, phát hiện, tố giác các hành vi xâm hại trẻ em.  

 “Các Bộ liên quan phải có sự kết nối mạnh mẽ, chặt chẽ, rõ trách nhiệm. Hệ thống văn bản chỉ đạo cũng phải thể hiện một cách xuyên suốt. Vừa qua, Chính phủ cũng đã mạnh mẽ thiết lập Đường dây bảo vệ trẻ em quốc gia góp sức trong việc cung cấp kịp thời thông tin và xử lý xâm hại, bạo lực trẻ em. Quan trọng hơn là thành lập Ủy ban Quốc gia bảo vệ trẻ em, quy trách nhiệm đến tận cấp xã, có quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau để ngăn chặn tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em”, bà Ngô Thị Minh nói./.

Theo VOV

tin mới

Lễ phát động

Ngành Giáo dục phát động thi đua '90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024'

(Baonghean.vn) - Việc tổ chức chương trình nhằm động viên, khích lệ cán bộ, nhà giáo, người lao động cùng học sinh trong toàn ngành thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, góp phần tạo nên những thành công đối với kết quả tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024.

Hướng nghiệp

Hướng nghiệp cho học sinh: Bắt đầu từ nhà trường

(Baonghean.vn) - Hướng nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với các học sinh, nhất là với học sinh cuối cấp. Hiện nay, đây cũng là nhiệm vụ được các nhà trường quan tâm với mục đích định hướng giúp học sinh có lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng, điều kiện kinh tế và đúng với đam mê.

Tiếng Anh

Nữ sinh lớp 9 đưa danh hiệu Thủ khoa môn Tiếng Anh về với huyện rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Với 15,15 điểm, Phan Thái Anh Thư, lớp 9B, Trường THCS thị trấn Mường Xén là nữ sinh duy nhất giành giải Nhất và là thủ khoa môn Tiếng Anh (bảng B) tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh năm nay. Phải chờ đến 14 năm, ngành giáo dục huyện Kỳ Sơn mới một lần nữa đạt được thành tích này.

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

(Baonghean.vn) - Bố mẹ đi làm thuê, hai anh em ở nhà nương tựa vào nhau để sống. Để có tiền ăn học, Moong Thị Thơm phải đi giữ trẻ thuê nhưng niềm đam mê học Văn vẫn không bao giờ tắt lụi. Kết quả ngọt ngào đến với em khi giành thủ khoa môn Ngữ văn trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 vừa qua.

Đại diện các bên tiến hành ký Kế hoạch phối hợp xây dựng mô hình. Ảnh: An Quỳnh.

Nghệ An triển khai mô hình 'Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học'

(Baonghean.vn) - Sáng 12/3, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ ký kết kế hoạch phối hợp trong xây dựng, triển khai mô hình “Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học” trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Môn Toán

Kỳ tích của đội tuyển Toán ở ngôi trường mang tên Lý Nhật Quang

(Baonghean.vn) - Với 3 giải Nhất, 1 thủ khoa và 100% thành viên đều đạt giải, đội tuyển Toán của Trường Trung học cơ sở Lý Nhật Quang (Đô Lương) đã làm nên kỳ tích tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9. Thành tích có được không phải bằng sự may mắn mà từ sự kiên trì, vượt khó của cả thầy và trò.

Nhân viên

‘Đường dài’ như biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Tình trạng thiếu giáo viên, nhân viên trường học đã diễn ra tại Nghệ An nhiều năm qua, dẫn đến rất nhiều khó khăn cho các nhà trường. Trong khi đó, hàng nghìn giáo viên, nhân viên hợp đồng và sinh viên sư phạm mới tốt nghiệp lại khó xin việc dẫn đến nhiều nghịch lý.

 Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

(Baonghean.vn) - Mấy ngày nay, một số học sinh, phụ huynh và cả giáo viên thường nhắc đến việc Bộ giáo dục và Đào tạo có văn bản chính thức yêu cầu ngành Giáo dục các địa phương bỏ quy định đưa chứng chỉ IELTS vào danh mục điều kiện ưu tiên cộng điểm hoặc tuyển thẳng vào lớp 10.

Tiếng Anh

Không sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để tuyển sinh vào lớp 10: Cần có lộ trình phù hợp

(Baonghean.vn) - Chứng chỉ IELTS lâu nay được xem là giấy “thông hành” để tuyển sinh đầu vào, trong đó có tuyển sinh lớp 10. Chính vì thế, mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo ra văn bản về việc không tuyển thẳng hoặc ưu tiên đối với học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ nhận được nhiều sự quan tâm.