Báo Mỹ tiết lộ về vụ chạm trán giữa máy bay Nga và Anh

Theo Hoàng Phạm (VOV)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Theo Washington Post, vụ việc xảy ra vào cuối tháng 9/2022 được cho là nghiêm trọng hơn nhiều so với những gì London đã thừa nhận.

Nga và NATO chỉ còn cách một bước chân là có khả năng xảy ra chiến tranh tổng lực vào năm 2022 sau khi một máy bay chiến đấu của Nga suýt bắn hạ một máy bay giám sát của Anh, Washington Post cho biết ngày 9/4, trích dẫn một tài liệu mới từ một kho tài liệu bị rò rỉ gần đây từ Lầu Năm Góc.

Su-27. Ảnh: TASS
Su-27. Ảnh: TASS

Theo Washington Post, vụ việc xảy ra vào cuối tháng 9/2022 được cho là nghiêm trọng hơn nhiều so với những gì London đã thừa nhận.

Tháng 10/2022, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace đã phát biểu trước Quốc hội về vụ việc này, đồng thời cho biết thêm Moscow đổ lỗi cho sự cố kỹ thuật và London chấp nhận lời giải thích này.

Tài liệu mà Washington trích dẫn mô tả đây là một vụ “suýt bắn hạ RJ của Vương quốc Anh” – ám chỉ biệt danh 'River Joint' thường được dùng cho máy bay trinh sát RC-135.

Tháng 10/2022, Vương quốc Anh cho biết chiếc máy bay đã bị 2 máy bay chiến đấu Su-27 của Nga chặn trên Biển Đen và 1 trong số các máy bay này đã “phóng tên lửa” gần máy bay Anh.

Theo Washington Post, vụ việc có khả năng kích hoạt Điều 5 của Hiệp ước NATO, có thể dẫn đến sự can dự trực tiếp của các lực lượng NATO vào cuộc xung đột ở Ukraine, hoặc thậm chí là xung đột trực tiếp giữa Moscow và khối quân sự này.

Cả Mỹ, Anh và Nga đều không bình luận về nội dung của tài liệu.

Washington Post cho rằng, Mỹ có cách tiếp cận thận trọng hơn đối với các nhiệm vụ do thám ở khu vực Biển Đen và đặc biệt yêu cầu Lực lượng Không quân của họ tránh xa Bán đảo Crimea.

Tài liệu còn bao gồm một bản đồ trong đó có các đường vẽ trên Biển Đen để đánh dấu các khu vực mà máy bay giám sát của Mỹ có thể và không thể bay.

Một số đường vẽ cho thấy Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin có thể đã ra lệnh cho Lực lượng Không quân Mỹ giữ máy bay của họ tránh xa bán đảo Crimea.

Không giống như Pháp và Anh thực hiện các chuyến bay giám sát có người lái trên Biển Đen, Mỹ sử dụng máy bay không người lái (UAV), bao gồm RQ-4 Global Hawk, RQ-170 Sentinel và MQ-9 Reaper. Các chuyến bay của UAV diễn ra hàng tháng.

Hồi tháng 3, Mỹ cáo buộc một trong hai máy bay Su-27 của Nga đã va vào cánh quạt của MQ-9 khiến UAV này rơi xuống biển Đen. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga nói rằng UAV MQ-9 mất kiểm soát do thay đổi đường bay đột ngột và rơi xuống biển sau đó. Trong suốt quá trình này máy bay Nga không sử dụng vũ khí tấn công UAV Mỹ.

Theo CNN, Lầu Năm Góc đã tiếp tục định tuyến lại các chuyến bay không người lái giám sát của mình trên Biển Đen sau vụ việc này./.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.