Báo Tây Ban Nha: Châu Âu không coi Nga là “kẻ thù“

Các nước châu Âu bắt đầu suy nghĩ về nhu cầu xây dựng hệ thống an ninh riêng của mình và tăng cường quan hệ với Nga, nhà báo của tờ báo Tây Ban Nha El Pais Carlos Jarnos viết.
Mối quan hệ Nga - EU những năm gần đây không mấy suôn sẻ. Ảnh: Sputnik
Mối quan hệ Nga - EU những năm gần đây không mấy suôn sẻ. Ảnh: Sputnik 
Theo bài báo, vụ việc máy bay chiến đấu Tây Ban Nha phóng tên lửa trên bầu trời Estonia gần biên giới Nga có thể dẫn đến một cuộc xung đột thảm khốc trở thành thời điểm quan trọng đối với quyết định này.

Sau đó, các nước châu Âu bắt đầu nghĩ liệu người ta nên cho phép hàng trăm máy bay NATO bay gần biên giới Nga hay không, vì gây ra tình trạng leo thang, cũng như hiện nay là thời điểm để ngừng xem Moskva như một "kẻ thù" và bắt đầu coi nước này như một đồng minh.

Theo ông Jarnos, nguyên nhân chính của sự bất ổn định giữa NATO và Nga là vì Washington luôn coi Moskva là mối đe dọa chính đối với an ninh của mình và mở rộng liên minh ở phía đông sát biên giới Nga.

Ngoài ra, các quốc gia Đông Âu yêu cầu NATO gây áp lực và tăng cường bảo vệ biên giới, trước lý do tiềm ẩn nguy cơ "sự xâm lăng của Nga". Nhận thức này về Nga cũng đã thấm nhuần cho phần còn lại của châu Âu và ngăn cản họ phát triển mối quan hệ láng giềng tốt với Moskva.

Nhưng, như ông Jarnos nhấn mạnh: "Chiến lược, liên minh và mối đe dọa đang thay đổi". Lý do chính cho việc này là Tổng thống Donald Trump đã ủng hộ Anh rời EU, rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, và làm Mỹ trở thành một đồng minh không đáng tin cậy trong mắt của châu Âu.

Ngoài ra, nhà lãnh đạo Mỹ đã gần gũi hơn với Tổng thống Nga Vladimir Putin, buộc châu Âu phải lo ngại. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã là người đầu tiên đã công khai kêu gọi xem xét lại hậu quả của Chiến tranh Lạnh và đảm bảo sự cân bằng ở châu Âu.

Nhà báo nhấn mạnh rằng trong năm qua, châu Âu đã có những tiến bộ nhiều hơn nữa trong việc tạo ra hệ thống an ninh riêng của mình so với 60 năm trước. Và một trong những kết quả đầu tiên của hệ thống này sẽ là việc xem xét Nga "như một người hàng xóm, đối tác, đồng minh tiềm năng, và không phải là kẻ thù".

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.