Bất cập điểm tránh trú bão tàu thuyền ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Mặc dù toàn tỉnh đã có 5 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đủ điều kiện hoạt động. Thế nhưng trên thực tế cứ vào mùa mưa bão, rất nhiều ngư dân lại phải mang tàu đi sang địa phương khác neo đậu, vì không vào được điểm tránh trú bão.

Toàn tỉnh hiện có 5 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá gồm: Lạch Quèn, Lạch Thơi (Quỳnh Lưu); Lạch Cờn (TX. Hoàng Mai); Lạch Vạn (Diễn Châu); Lạch Lò (TX. Cửa Lò), đáp ứng nhu cầu tránh trú cho 2.000 tàu thuyền. Trong khi đó, số tàu cá có chiều dài từ 6m trở lên trên địa bàn Nghệ An đã lên đến 3.448 chiếc.

Điều này có nghĩa hơn 1/3 tàu cá lớn trong tỉnh sẽ không có điểm neo đậu khi mưa bão đến. Chưa kể nhiều điểm tránh trú bão hiện nay chỉ xây dựng cho có, bởi tàu thuyền không thể vào được. 

Một điểm tránh trú bão được xây dựng tại xã Nghi Quang (Nghi Lộc), nhưng thực tế chỉ có tàu cá nhỏ mới neo đậu được còn tàu có công suất lớn rất khó tiếp cận. Ảnh: Tiến Đông
Một điểm tránh trú bão được xây dựng tại xã Nghi Quang (Nghi Lộc), nhưng thực tế chỉ có tàu cá nhỏ mới neo đậu được còn tàu có công suất lớn rất khó tiếp cận. Ảnh: Tiến Đông

Cụ thể, tại huyện Diễn Châu, cách đây hơn 15 năm, một dự án xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền và nạo vét luồng lạch tại Lạch Vạn, do UBND huyện Diễn Châu làm chủ đầu tư đã được thực hiện với tổng mức đầu tư khoảng trên 100 tỷ đồng.

Theo đó, tại Lạch Vạn (đoạn từ Diễn Kỷ đến cầu Diễn Kim), dài khoảng hơn 2km được xây dựng rất nhiều trụ bê tông làm điểm neo đậu tránh trú bão, đáp ứng cho khoảng 500 tàu có công suất 200CV vào trú ẩn. Những trụ neo đậu này được đặt hai bên lạch, mỗi trụ cách nhau từ 20-30m.

Tuy nhiên, sau khi xây dựng, tàu thuyền khó đến được các điểm tránh trú này. Bởi vì trên thực tế, nếu tàu thuyền muốn đến được các điểm neo đậu này phải chui qua 3 chiếc cầu tại Diễn Kim, Diễn Vạn và Diễn Kỷ. Đây gần như là một “nhiệm vụ bất khả thi”, đối với ngư dân mỗi khi có bão. Song, muốn lên được các điểm neo đậu thì phải đợi khi có nước to, nhưng nghịch lý ở chỗ, nếu nước dâng lên thì tàu không thể chui lọt qua các cầu dân sinh. Thành thử mỗi khi có bão, ngư dân phải neo tàu ngoài cảng cá, hoặc đi tìm nơi khác trú ẩn. 

Do khi xây dựng xong tàu thuyền rất khó tiếp cận, các điểm neo đậu trên Lạch Vạn đã bị lấn chiếm, trưng dụng làm nơi buộc dây neo tàu cá, thậm chí là làm ...chuồng nuôi gà. Ảnh: Tiến Đông
Do khi xây dựng xong tàu thuyền rất khó tiếp cận, các điểm neo đậu trên Lạch Vạn đã bị lấn chiếm, trưng dụng làm việc khác. Ảnh: Tiến Đông

Do xây dựng lên nhưng không thể sử dụng, nên nhiều trụ neo đậu tàu thuyền dọc Lạch Vạn đã bị người dân địa phương lấn chiếm, có trụ thì được vây lại làm chuồng gà, có trụ bị tháo mất các tấm ốp cao su chống va đập, có trụ bây giờ trở thành nơi buộc dây chằng néo lồng nuôi cá.

Không riêng gì tại Diễn Châu, tại khu vực TX. Hoàng Mai, điểm neo đậu tránh trú bão Lạch Cờn phê duyệt đủ điều kiện neo đậu cho 500 tàu cá. Tuy nhiên trên thực tế, do vướng cầu Cờn nên hầu như không tàu lớn nào của ngư dân Quỳnh Phương, Quỳnh Lập có thể chui qua được để lên điểm trú ẩn. 

Những hàng trụ bê tông neo tàu được xây dựng trên lạch cụt ở TX.Hoàng Mai nhưng không phát huy hiệu quả. Ảnh: Tiến Đông
Những hàng trụ bê tông neo tàu được xây dựng trên lạch cụt ở TX. Hoàng Mai không phát huy hiệu quả. Ảnh: Tiến Đông

Chưa tính điểm neo đậu Lạch Cờn, ngay đoạn lạch cụt thuộc địa phận phường Quỳnh Dị và Quỳnh Phương (một nhánh nhỏ của Lạch Cờn), từ lâu đã được xây dựng hệ thống cọc trụ bê tông để neo đậu tàu thuyền. Tuy nhiên, không có tàu cá lớn nào có thể đến đây để neo đậu được.

Điểm neo đậu tại lạch cụt thuộc địa bàn phường Quỳnh Dị và Quỳnh Phương, TX.Hoàng Mai dường như xây dựng xong chỉ để trang trí chứ không thể đáp ứng cho nhu cầu neo đậu của tàu thuyền mỗi khi có bão. Ảnh: Tiến Đông
Điểm neo đậu tại lạch cụt thuộc địa bàn phường Quỳnh Dị và Quỳnh Phương, TX. Hoàng Mai dường như chỉ để trang trí chứ không thể đáp ứng cho nhu cầu neo đậu của tàu thuyền mỗi khi có bão. Ảnh: Tiến Đông

Anh Nguyễn Văn Mười, xóm Đồng Tiến (Quỳnh Lập), cho biết: Cứ mỗi khi đến mùa mưa bão là không chỉ riêng anh mà ngư dân Quỳnh Lập, Quỳnh Phương lại rất vất vả đem tàu đi trú ẩn. Tàu của anh Mười là một trong những tàu cá lớn nhất Quỳnh Lập, có công suất 1.300CV, chuyên đánh bắt xa bờ.

“Mỗi lần nghe tin có bão là chúng tôi lại phải đem tàu đi trốn, mà có phải nói đi là dễ dàng đâu, thường phải đi trước khi bão vào 3 ngày, phải chuẩn bị đồ ăn, nước uống, và các vật dụng cần thiết. Nếu chờ đến khi bão đổ bộ thì không thể đi được, chưa kể lúc đó cũng chẳng còn chỗ nào cho tàu mình trú. Có những lúc chạy ra đến nơi trú ẩn, neo đậu, chằng chéo tàu xong thì hay tin bão đổi hướng, thế là cả chục triệu tiền dầu đi tong” – anh Mười chia sẻ.

Tàu thuyền neo đậu tại cảng Lạch Quèn (Quỳnh Lưu). Ảnh: Tiến Đông
Tàu thuyền neo đậu tại cảng Lạch Quèn (Quỳnh Lưu), nhưng vào mùa mưa bão, nhu cầu neo đậu tăng cao, khu vực cảng Lạch Quèn không thể đáp ứng hết được. Ảnh: Tiến Đông

Quỳnh Lập hiện có hơn 140 tàu lớn, chuyên đánh bắt xa bờ, trong đó riêng loại tàu lưới chụp có 4 cột cao 12m đã lên đến 130 chiếc. Những loại tàu lớn này khi có bão không thể lên được khu tránh trú Lạch Cờn vì bị cầu Cờn ngăn lại. Chính vì thế ngư dân thường phải đi neo đậu ở Hải Thanh (Tĩnh Gia, Thanh Hóa), hoặc vào Cửa Hội, Lạch Quèn, thậm chí vào Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Ước tính mỗi khi có bão, ngư dân Quỳnh Lập phải mất từ 3-4 tỷ đồng chỉ để mang tàu đi trốn. Việc phải đưa tàu đi tránh trú ở các địa phương khác, trong khi trên địa bàn có điểm neo đậu, vừa gây thiệt hại lớn về kinh tế đã đành, lại còn dễ gây ra xích mích với người dân bản địa khi các tàu tranh giành nhau điểm trú bão./.

Tin mới

U20

'Thế hệ vàng' tiếp theo của bóng đá Việt, anh là ai?

(Baonghean.vn) - Sau trận đấu xếp hạng 9/10 với U23 Kyrgyzstan ở Doha Cup 2023, dù đạt được tiến bộ như kỳ vọng hay lặp lại những thất bại muối mặt, U23 Việt Nam cũng sẽ kết thúc chặng “khởi động” đầu tiên với nhiều bài học bất ngờ, đáng nói, đáng bàn.
'Bữa cơm yêu thương' mang sắc xanh tuổi trẻ

'Bữa cơm yêu thương' mang sắc xanh tuổi trẻ

(Baonghean.vn) - Cứ đến cuối tuần, thấy màu áo xanh thanh niên đi chợ mua thực phẩm, người dân xã Liên Thành, huyện Yên Thành lại cho gạo, cho trứng, cho rau... Bởi đã 5 năm nay, các bạn trẻ đã đều đặn làm một việc là nấu “Bữa cơm yêu thương” tặng người già cả, neo đơn.
Bảo hiểm xã hội Nghệ An: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người dân

Bảo hiểm xã hội Nghệ An: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người dân

(Baonghean.vn) - Xác định cải cách thủ tục hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã tập trung nguồn lực, ứng dụng công nghệ thông tin, minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính, tạo thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp.
Cựu Tổng thống Chile dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Kim Liên

Cựu Tổng thống Chile dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Kim Liên

(Baonghean.vn) - Sáng 28/3, nhân dịp kỷ niệm 52 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Chile, đoàn đại biểu Chile do cựu Tổng thống Chile Michelle Bachelet dẫn đầu đã về Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên (Nam Đàn) dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ứng dụng công nghệ, tạo đột phá trong cải cách hành chính

Ứng dụng công nghệ, tạo đột phá trong cải cách hành chính

(Baonghean.vn) - Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU về đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 - 2030, các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã tích cực ứng dụng công nghệ nhằm tạo đột phá trong cải cách hành chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp hiệu quả.
Đảo chè Thanh Chương

Những điểm đến hấp dẫn ở Thanh Chương

(Baonghean.vn) - Với lịch sử lâu đời, cảnh quan non nước hữu tình, nhiều di tích, danh thắng, huyện Thanh Chương không chỉ nổi tiếng với truyền thống cách mạng, hiếu học, mà còn là điểm đến hấp dẫn của du khách trên hành trình khám phá miền Tây xứ Nghệ.
TIN BUỒN

Tin buồn

(Baonghean.vn) - Thanh tra tỉnh Nghệ An và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin: