(Baonghean.vn) – Người dân miền núi Tân Kỳ gọi cóc là “rạc rạc”. Sau mỗi trận mưa đêm, bà con nơi đây lại rủ nhau đi bắt cóc về chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng. Tuy nhiên, cóc là loài có độc tố ở da, mật, nên việc săn bắt cũng như làm thịt mang lại nhiều nguy cơ đối với con người.
|
Theo người dân ở đây cho biết, cứ sau mỗi trận mưa vào lúc chập tối là lúc cóc bắt đầu đi ăn, khi rạng sáng cóc bắt đầu trở về nơi trú ngụ. Đây chính là thời điểm lý tưởng để săn cóc. |
|
"Đồ nghề" đi săn cóc là đèn pin và xô để đựng. |
|
Một con cóc đi ăn ngồi chễm chệ cạnh bờ rào |
|
Khi bắt cóc cần đeo găng tay hoặc tránh tiếp xúc trực tiếp với da cóc. Vì mủ có dính vào da có thể làm bỏng da. |
|
Da cóc sần sùi và nhiều bọc mủ, khi gặp nguy hiểm cóc thường tiết ra mủ để bảo vệ mình. |
|
Thành quả sau một giờ đi săn cóc . |
|
Theo những người làm thịt cóc có kinh nghiệm thì khi làm thịt cóc phải làm ở nơi có dòng nước chảy xuôi để mủ ở da cóc không bám vào thịt, sau đó loại bỏ da, phần đầu và toàn bộ phủ tạng rửa sạch 4-5 lần nước. Tiếp đó ngâm với nước muối khoảng 10 phút rồi rửa sạch. Giai đoạn chế biến cóc cần phải cận thận, kĩ lưỡng nếu sơ xuất có thể dẫn đến tử vong cho người ăn. |
|
Ngoài để chế biến món ăn thì nhiều người còn bắt cóc để bán. Sau mưa, lượng người đi mua cóc cũng tăng hơn. Người ta đi mua cóc về để làm thịt, ruốc, bán lại cho người có nhu cầu. |
|
Thịt cóc sau khi đã được làm sạch |
|
Người dân cho rằng thịt cóc có thể chế biến thành các món ăn ngon có giá trị dinh dưỡng cao. Người dân nơi dây thường nấu cháo cóc cho trẻ nhỏ ăn để chống còi xương. |
|
Ngoài ra còn có món cóc chiên giòn. Tuy nhiên, những món ăn từ cóc vẫn có nguy cơ ngộ độc, nguy hiểm đến tính mạng. |
Thái An - Trương Hiền