Bắt ve sầu đầu mùa làm món nhậu đặc sản

Bước vào đầu tháng 5, tiếng ve sầu bắt đầu kêu inh ỏi ở các cánh rừng vùng cao Tây Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng.

Đây cũng là dịp bà con dân tộc thiểu số dùng nhựa mít và các dụng cụ khác băng qua những cánh rừng bắt ve sầu để kiếm thêm nguồn thu nhập.

Những năm trở lại đây, từ tháng 5-6 dương lịch, người dân xã Chiềng Mung (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) lại rủ nhau vào rừng bắt ve sầu. Công việc chủ yếu diễn ra ban đêm từ 20h giờ đến 5h sáng. Mặc dù công việc vất vả nhưng đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con người dân tộc Thái nơi đây. Bởi những món ăn được chế biến từ ve sầu ngày càng được nhiều thực khách ưa chuộng và tìm mua.

Đặc sản ve sầu, món nhậu đầu hè mấy ai dám thử
Vào những ngày hè, ve sầu được đồng bào dân tộc Thái săn bắt ở nhữngcây cà phê, cây xoài, nhãn... để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Chia sẻ về cách săn bắt ve sầu với PV, chị Lò Bích Nga, bản Phát (xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) cho biết: "Ve sầu rất thích đậu ở cành cây cà phê, cây thông, xoài, nhãn... chúng trú ngụ thành từng tốp từ 3-4 con. Để bắt được ve sầu, tôi dùng nhựa mít, nhựa các loại cây khác bôi lên cành cây lay nhỏ dài khoảng 6m rồi dùng để dính vào cánh của chúng.

Chúng tôi thường bắt ve vào ban đêm. Dụng cụ cần phải có trong quá trình bắt đó là đèn pin, dao, giỏ hoặc túi nilon. Có ngày tôi bắt được khoảng 5kg, sau đó tôi mang ra chợ Nà Si, chợ cóc gần quốc lộ 6 bán với giá 150.000-200.000đồng/kg".

Đặc sản ve sầu, món nhậu đầu hè mấy ai dám thử
Mỗi khi đến mùa ve sầu, chị Nga thường lên các cánh rừng ở gần nương săn bắt để mang ra ngoài chợ bán.

“Cách thứ 2 có thể bắt được ve sầu mà không cần lên rừng, tôi chặt cành cây cao hơn 1 mét về đặt trước sân nhà. Sau đó tôi chuẩn bị đèn pin, ống nhựa, hộp sữa bột đã qua sử dụng hoặc những hộp nào phát ra được tiếng động to và tốt, rồi bỏ nhiều viên sỏi nhỏ vào ống lắc đều để tạo âm thanh giả, rụ ve sầu bay về đậu vào lúc chập tối, rồi bắt bằng tay không. Cách làm này tuy nhàn hơn nhưng không bắt được nhiều bằng đi soi ban đêm”, chị Lò Bích Nga, bản Phát thông tin thêm.

Đặc sản ve sầu, món nhậu đầu hè mấy ai dám thử
Hiện 1kg ve sầu được bà con dân tộc Thái sau khi  bắt về  bán với giá 150.000 đồng - 200.000 đồng.

Trước đây ve sầu chỉ là món ăn chơi, thỉnh thoảng đồng bào dân tộc vùng cao rủ nhau đi bắt về làm mồi nhậu. Tuy nhiên những năm gần đây, nhu cầu người dân sử dụng món này tăng cộng với các quán ăn ẩm thực cũng tìm mua ngày càng nhiều, nên có rất đông người đi bắt ve sầu về bán kiếm lời.

Đặc sản ve sầu, món nhậu đầu hè mấy ai dám thử
Chị Nga cho biết: "Bắt ve sầu là công việc thời vụ của chúng tôi sau những ngày làm nương cà phê và làm ruộng. Nếu chăm chỉ lên rừng bắt ve sầu, 1 ngày cũng kiếm 600. 000 đồng - 800.000 đồng là chuyện bình thường".

Theo chị Nga chia sẻ: “Nhiều năm đi bắt ve sầu nên tôi biết được chỗ nào tập trung nhiều ve, chỗ nào ít. Có ngày tôi leo lên các triền đồi có rừng rậm mất khoảng 2h đồng hồ để bắt ve là chuyện bình thường. Chịu khó đi xa 1 chút, nhưng đổi lại thu nhập từ việc bắt ve sẽ cao hơn. Mỗi mùa (khoảng 2 tháng) ít cũng được 10-15 triệu đồng, năm nhiều có lúc tôi cũng kiếm gần 20 triệu đồng từ bán ve sầu. Dù là nghề săn bắt mùa vụ, nhưng ít nhiều cũng mang thu nhập đáng kể cho người dân chúng tôi”.

Đặc sản ve sầu, món nhậu đầu hè mấy ai dám thử
Ve sầu thường được bà con dân tộc bày bán ở các khu chợ cóc ở huyện Mai Sơn, TP. Sơn La, huyện Phù Yên, Sông Mã, Sốp Cộp.

Theo một số thương lái ở huyện Mai Sơn (Sơn La), giá thu mua ve sầu dao động từ 150.000 - 200.000 đồng/kg tùy theo từng loại. Anh Sa Văn Ka, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn cho biết: “Ve sầu làm được khá nhiều món ngon như ve chiên bột, ve xào sả ớt, ve rang lá chanh,... được rất nhiều người ưa thích. Vài năm gần đây, nhu cầu người dân khoái khẩu món ăn này ngày càng nhiều. Cũng vì thế mà nhiều bà con dân tộc đi bắt ve ăn chơi chuyển dần thành những “thợ săn” chuyên nghiệp mang về bán. Có ngày tôi thu mua từ  70-80kg ve sầu giao bán cho các nhà hàng ở TP. Sơn La, Hà Nội”.

Đặc sản ve sầu, món nhậu đầu hè mấy ai dám thử
Ve sầu được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, nên được nhiều thực khách lựa chọn. Chính vì vậy, giá cả của vẻ sầu luôn ở mức cao.

Ve sầu được coi là một trong những món đồ nhậu dân dã, được nhiều cánh mày râu ưa thích, nhất là khi món ăn này xào sả ớt giòn tan mà được uống cùng với một chút rượu, bia thì quả là sự kết hợp hoàn hảo. Thế nên, món đặc sản ve sầu trở nên nổi tiếng ở vùng Tây Bắc nói chung, Sơn La nói riêng và được nhiều thực khách lựa chọn trong các bữa cơm đãi khách quý và người thân.

tin mới

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…

Dây điện chằng chịt

Dây điện chằng chịt tại vựa rau lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Huyện Quỳnh Lưu được xem là thủ phủ rau màu của tỉnh Nghệ An. Mặc dù vậy, hiện nay, việc canh tác rau nơi đây vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong số đó là hệ thống điện phục vụ sản xuất rau mất an toàn, đấu nối chằng chịt, tiềm ẩn nguy hiểm trong mùa nắng nóng, mưa bão.

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ “Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam” (từ ngày 15-21/4/2024), Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 với chủ đề “Nâng tầm những giá trị cốt lõi”. 

Giá vàng

Vàng trong nước giảm nhẹ; Tỷ giá Yen Nhật bật tăng

(Baonghean.vn) - Giá vàng trong nước giảm nhẹ, vàng thế giới tăng dữ dội; Tỷ giá Yen Nhật bất ngờ bật tăng; Xăng dầu tiếp đà tăng giá; Cà phê giảm nhẹ, vẫn đang ở mức trên 122.000 đồng/kg, là những thông tin thị trường cập nhật trong sáng 20/4.

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.