Bầu cử Tổng thống Pháp: Cánh hữu lên ngôi?

(Baonghean) - Mùa bầu cử Tổng thống Pháp 2017 chính thức bắt đầu bằng cuộc bầu cử sơ bộ vòng 1 của các đảng cánh hữu và trung dung diễn ra hôm 20/11 để chọn ra ứng cử viên tranh cử Tổng thống vào năm sau. Cũng giống như cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, kết quả bầu cử vòng sơ bộ lần này cho thấy nhiều điều bất ngờ và mọi khả năng đều có thể xảy ra.
Bất ngờ từ vòng khởi động
Trái với những dự đoán và các cuộc thăm dò trước đó, kết quả cuộc bầu cử này thực sự gây bất ngờ ứng cử viên Francois Fillon giành được hơn 44,1% số phiếu bầu, dẫn đầu cuộc bầu cử, bỏ xa người đứng thứ 2 là Alain Juppé với 28,3% và người đứng thứ 3 là cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy với 21,1%.
Với kết quả này, ông Francois Fillon và Alain Juppé sẽ tiếp tục cạnh tranh trong cuộc bỏ phiếu vòng 2 sẽ được tổ chức vào ngày 27/11 để chọn ra ứng cử viên đại diện cho cánh hữu và trung hữu tham dự cuộc đua vào Điện Elysees tháng 4/2017. Còn cựu Tổng thống Nicolas Sarkoz,  người từng được gọi là “tổng thống nóng tính” trong nhiệm kỳ từ năm 2007 đến 2012, lại một lần nữa thất bại trong nỗ lực trở lại Điện Elysees. 
Cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy thất bại trong cuộc bầu cử sơ bộ và tuyên bố từ bỏ chính trị. Ảnh AFP
Cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy thất bại trong cuộc bầu cử sơ bộ và tuyên bố từ bỏ chính trị. Ảnh AFP
Bất ngờ là bởi trong suốt chiến dịch tranh cử kéo dài nhiều tháng qua, giới phân tích, truyền thông và trong nội bộ phe cánh hữu, tất cả đều nhận định đây là cuộc đua “tay đôi” của hai ứng cử viên là Thị trưởng thành phố Bordeaux - ông Juppé và cựu Tổng thống Sarkozy. Tuy vậy, cũng có thể lý giải được về chiến thắng của ông Fillon và sự thất bại của ông Sarkozy. 
Là một thành viên sáng giá của cánh hữu, ông Fillon đã từng là Thủ tướng nước Pháp dưới chính phủ của ông Sarkozy. Ông được xem là người đại diện cho cánh hữu truyền thống, theo đuổi một chính sách kinh tế tương đối tự do, nhưng mang nặng các tư tưởng công giáo và các vấn đề liên quan đến bản sắc quốc gia. Điều này trái ngược với ông Sarkozy, người muốn dùng các lời lẽ cứng rắn mang màu sắc cực hữu để lôi kéo cử tri của Mặt trận quốc gia. Việc ông Fillon chiến thắng với cách biệt lớn cho thấy cử tri Pháp ưu tiên những vấn đề thiết thực, không “đao to búa lớn” hay quá kỳ vọng vào những lời cam kết “có cánh” của một số ứng cử viên.
Đây cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến ông Sarkozy thất bại lần này. Ngoài ra, trong những năm gần đây, ông Sarkozy đã dính líu đến vụ bê bối liên quan đến cáo buộc vi phạm quy định về giới hạn chi tiêu trong chiến dịch tranh cử năm 2012. Hồi tháng 9, một thẩm phán ra phán quyết cho rằng ông Sarkozy phải bị xét xử trong vụ việc này. Dù tự tin ra tranh cử nhưng theo các cuộc thăm dò, đến 74% dân Pháp bày tỏ không muốn Sarkozy hay Hollande trở lại cầm quyền thêm lần nữa.
“Cuộc bầu cử mini”
Dù chỉ là cuộc bầu cử sơ bộ vòng 1 của các đảng cánh hữu và trung hữu nhưng cuộc bầu cử hôm 20/11 được truyền thông và dư luận Pháp đặc biệt quan tâm. Nhìn vào cục diện trên chính trường Pháp hiện nay, hai vòng bầu cử sơ bộ của cánh hữu trên thực tế được không ít nhà phân tích chính trị Pháp coi như là một “cuộc bầu cử Tổng thống mini” bởi rất nhiều yếu tố cho thấy, ứng cử viên đại diện cho cánh hữu nắm giữ khả năng rất lớn trở thành Tổng thống mới của nước Pháp vào năm 2017.
Ông Francois Fillon (trái) và Alain Juppé sẽ cạnh tranh trong cuộc bỏ phiếu vòng 2 ngày 27/11 để chọn ra ứng cử viên Tổng thống cho cuộc bầu cử tháng 4/2017. Ảnh AFP
Ông Francois Fillon (trái) và Alain Juppé sẽ cạnh tranh trong cuộc bỏ phiếu vòng 2 ngày 27/11 để chọn ra ứng cử viên Tổng thống cho cuộc bầu cử tháng 4/2017. Ảnh AFP
Cuộc bầu cử Tổng thống Pháp (23/4 và 7/5/2017) là cuộc chạy đua với 3 tâm điểm: Phe cánh tả với đại diện là Đảng Xã hội cầm quyền, phái cực hữu với đại diện là Đảng Mặt trận dân tộc và cánh hữu với đại diện là Đảng Những người Cộng hòa. Kết quả các cuộc thăm dò dư luận và các phân tích bầu cử thời gian qua cho thấy, với sự thăng tiến mạnh mẽ của đảng cực hữu Mặt trận quốc gia trong vài năm qua và trong bối cảnh quốc tế ghi nhận sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc, dân tuý và bài ngoại, cơ hội để Chủ tịch đảng này là Marine Le Pen vượt qua vòng 1 bầu cử Tổng thống Pháp được xem là rất lớn. Câu hỏi còn lại, là ứng cử viên của cánh tả hay cánh hữu sẽ là đối thủ của bà Marine trong vòng 2?
Giới quan sát cho rằng, ứng cử viên thất bại ở vòng 1 khả năng lớn sẽ là người của cánh tả. Phe cánh tả cầm quyền hiện đang bị chia rẽ sâu sắc và cho đến thời điểm này, Tổng thống Pháp François Hollande vẫn chưa tuyên bố có ra tranh cử tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa hay không. Dù quyết định của ông Hollande ra sao thì khả năng chiến thắng của phe cánh tả cũng không cao do cử tri Pháp đã quá thất vọng với đường lối lãnh đạo của đảng này.
Trong 4 năm lãnh đạo đất nước, Tổng thống Hollande và chính phủ cánh tả chưa thực sự để lại nhiều dấu ấn đậm nét. Thất nghiệp không giảm, xã hội bấp bênh, thuế và giá cả tăng, nhập cư tràn lan, an ninh không đảm bảo, thậm chí nguy cơ tấn công khủng bố thường xuyên rình rập ở các thành phố lớn. Vì thế, uy tín của ông Hollande xuống tới mức thấp nhất từ trước tới nay với chỉ khoảng 16% người Pháp ủng hộ ông. 
Nếu kịch bản này diễn ra, bầu cử Tổng thống Pháp vòng 2 ngày 7/5/2017 sẽ là cuộc song đấu của hai ứng cử viên của phe cánh hữu và phe cực hữu. Hiện chưa rõ cử tri Pháp sẽ nghiêng về phe nào trong cuộc bầu cử năm tới bởi cả cánh hữu và cực hữu đều đang có những lợi thế nhất định.
Dù nhận được sự ủng hộ gia tăng của các cử tri Pháp nhưng Đảng mặt trận dân tộc cũng khiến nhiều người hoài nghi và lo ngại do tư tưởng bài ngoại và dân tộc chủ nghĩa. Nhiều người đã liên tưởng bầu cử năm tới có thể giống với năm 2002 khi tại vòng 2, cử tri Pháp sẽ không còn ủng hộ phe cực hữu mà ồ ạt bỏ phiếu cho ứng cử viên cánh hữu và khi đó cánh hữu sẽ giành lại chính quyền. Tuy vậy, mọi chuyện vẫn rất khó đoán trong bối cảnh hiện nay khi cuộc trưng cầu về Brexit hay bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua đã cho thấy những bất ngờ không thể tưởng tượng và mọi kịch bản đều có thể xảy ra. 
Thanh Huyền

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.