Bên trong nhà hàng Triều Tiên mở cửa 9 năm ở Hà Nội

Bữa ăn một triệu đồng dành cho hai người có camera giám sát, đồ ăn nguội và ca múa nhạc đặc trưng văn hóa Triều Tiên. 

ben-trong-nha-hang-trieu-tien-mo-cua-9-nam-o-ha-noi

Bữa ăn một triệu đồng tại nhà hàng Bình Nhưỡng gồm có: cá thờn bơn sốt kim chi, mì lạnh, bánh hải sản và súp trứng cá. Ảnh: Trang Bùi

Ở khu Trung Hòa, Cầu Giấy, nơi tọa lạc của Đại sứ quán Hàn Quốc, có hàng trăm quán ăn Hàn Quốc. Ít ai biết cũng ở khu này, có hai nhà hàng Triều Tiên, hai cửa ngõ ở Việt Nam kết nối với đất nước bị cho là "bí ẩn nhất thế giới".

Bề ngoài không khác nhiều một quán ăn Hàn Quốc, cả Bình Nhưỡng (Pyongyang) và Cao Ly (Koryo) đều có vẻ thưa khách. Chúng tôi đến quán Bình Nhưỡng trên đường Nguyễn Thị Định vào một tối thứ ba, cả tầng một đèn tắt, bàn ghế bụi bặm, chỉ có một cô lễ tân tóc cột đuôi ngựa dẫn lên tầng hai.

Phòng ăn khoảng một trăm mét vuông đang phục vụ một nhóm khách nam người Hàn, vài ba khách Tây và hai khách người Việt. Bàn ghế gỗ đơn giản, tivi LCD cũ phát nhạc ca ngợi lãnh tụ, sân khấu nhỏ phủ rèm đỏ đô và đèn nhấp nháy xanh đỏ làm tôi nhớ đến không khí văn nghệ xóm ở Việt Nam những năm 1999, 2000.

Mỗi tối từ 7 rưỡi, tại đây có một chương trình văn nghệ kéo dài một giờ. Cũng có người đến mà không xem được, vì nhà hàng đôi khi hủy diễn không báo trước.

7 giờ 40, không MC, không lời giới thiệu, nhạc xập xình bất ngờ nổi lên. Chỉ trong vài giây, các cô phục vụ bàn đã nhanh chóng thay hanbok, cột tóc đuôi ngựa, kẹp nơ lớn xanh đỏ, vừa hát vừa đánh organ, guitar và trống truyền thống jang-gu.

Mặc dù loa hơi rè, các cô hát rất nhiệt huyết và đàn rất điệu nghệ. Sau khoảng 20 phút hát các bài ca ngợi lãnh tụ, các cô chuyển sang hát "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng" và "Ước gì" của Mỹ Tâm.

"Chụp đồ ăn thì được," cô nhân viên 21 tuổi, biệt danh Hoa Mai nói bằng tiếng Việt khá sõi với chúng tôi về việc hạn chế quay phim. Hoa Mai đã ở Việt Nam được hai năm rưỡi. Giống như tất cả nhân viên, cô là thực tập sinh của Đại học Du lịch Bình Nhưỡng và chỉ còn 6 tháng ở Việt Nam.

Đồ ăn của Triều Tiên khá giống đồ ăn Hàn Quốc, rất cay và nhiều kim chi. Ba trên bốn món chúng tôi gọi đều tràn ngập kim chi: cá thờn bơn sốt, mì lạnh và canh trứng cá. Đồ ăn Hàn Quốc thường cay nóng, nhưng hôm đó tại quán Bình Nhưỡng, cả bốn món đều nguội.

Khó có thể chấm 3 sao cho đồ ăn nguội, tuy nhiên chúng tôi đã học được một điều: người Triều Tiên không bỏ thừa đồ ăn.

"Chị ăn đi, không sao đâu," Hoa Mai chỉ vào bọc trứng cá lạ lùng trong súp kim chi, nhăn nhó. Cô quả quyết đây là loại cá hiếm chỉ có ở Triều Tiên, nhưng không biết cách viết tên cá bằng ký tự Latin.

Trong một bài phỏng vấn với trang web ẩm thực Munchies (Vice), Simon Cockerell, một nhà điều hành tour đã qua lại Triều Tiên suốt 14 năm cho biết nhiều người Triều Tiên vẫn nhớ về nạn đói những năm 90 trong từng bữa ăn.

"Bất cứ ai trên 20 tuổi đều có một ký ức nào đó về nạn đói," Cockerell nói với Munchies. "Họ biết rằng bỏ thừa một bữa ăn mà ngày xưa họ không có là rất lãng phí, nên họ cố ăn hết. Không có chuyện bỏ mứa đồ ăn."

Về sau tôi mới biết chuyện này nhưng lúc đó nhìn ánh mắt thất vọng của Hoa Mai, chúng tôi đành nhờ cô gói bốn hộp mang về.

Giống như hầu hết các nhà hàng Triều Tiên trên thế giới, đồ ăn tại Bình Nhưỡng khá đắt: 250.000 đồng một chai bia nổi tiếng của Triều Tiên, bia Taedonggang. Vì hóa đơn đã gần một triệu hai người, chúng tôi đành để bia cho lần sau.

Theo một điều tra của tờ Washington Post hồi tháng 4/2016, các nhà hàng Triều Tiên, cùng với lực lượng công nhân khai khoáng và dệt may đông đảo ở nước ngoài, hiện là một trong những nguồn kiều hối chính của nước này. Từ sau trận đói năm 1994-1998 khiến gần một phần mười dân số thiệt mạng, lãnh đạo Kim Jong Il đã mở hàng loạt nhà hàng tại Trung Quốc và Đông Nam Á nhằm vực dậy đất nước và chống chọi với các lệnh trừng phạt kinh tế.  

Một điều tra khác của hãng thông tấn Reuters cũng vào tháng 4/2016 cho hay, tại thời điểm khởi sắc nhất, số lượng các nhà hàng Triều Tiên lên tới 130, rải tới tận Dubai và Amsterdam. Phía Hàn Quốc ước tính những nhà hàng này mang về cho đế chế Kim một khoản kiều hối 10 triệu USD mỗi năm. 

Theo hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap, tháng 4/2016, Triều Tiên đóng cửa đồng loạt 20 nhà hàng tại Trung Quốc và các tiểu vương quốc Arab thống nhất, một phần vì kinh doanh giảm sút, một phần vì sự kiện 13 nhân viên tại một nhà hàng Trung Quốc đào thoát qua Nam Hàn ngày 8/4.

-1

Lối vào nhà hàng Bình Nhưỡng trên đường Nguyễn Thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh: Trang Bùi

Sống ở Việt Nam, các nhân viên của nhà hàng Bình Nhưỡng cho biết họ được đi chơi, chụp ảnh tự sướng với khách và thậm chí có cả tài khoản Facebook. 

Ngoài ra, các nhân viên ở cùng nhau trong ký túc xá, lấy tên tiếng Việt và như một phản xạ, luôn che mặt khi bị khách bất ngờ chụp ảnh. 

"Xin lỗi chị nhưng chắc chúng em không [kết bạn trên Facebook] được," Hoa Hương, bạn của Hoa Mai cười ái ngại và nói bằng tiếng Việt, trước khi vội vã thanh toán cho chúng tôi, kết thúc ca làm.

Theo VNE

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.