Bí kíp lái xe ô tô an toàn dành cho bà bầu

Minh Anh 16/02/2019 20:00

Hành trình đến với thiên chức làm mẹ đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo, trong đó có cả việc giữ an toàn khi lái xe ô tô.

Hành trình đến với thiên chức làm mẹ đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo, trong đó có cả việc giữ an toàn khi tham gia giao thông.

Trong thời gian mang thai, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông cũng là một trong những việc quan trọng đối với bà bầu. Các bà mẹ cần phải liên tục điều chỉnh dáng ngồi trong xe để có tư thế tối ưu và an toàn khi lái xe.

Để giúp các kỹ sư hiểu rõ hơn về nhu cầu của các bà mẹ đang mang bầu, một tập đoàn xe hơi đã thiết kế một bộ đồ mô phỏng cảm giác mang bầu với tên gọi Empathy belly. Bộ đồ này khiến người sử dụng tăng thêm 13,6 kg (tương đương mức tăng trọng lượng cơ thể trung bình trong khi mang thai) và mô phỏng sự cồng kềnh, khó chịu trong những tháng cuối của thai kỳ. Từ đó, giúp các kỹ sư thiết kế ra phương tiện có khả năng tùy chỉnh cần thiết để hỗ trợ phụ nữ mang thai và cả những tài xế khác lái xe an toàn.

Dựa trên những nghiên cứu rút ra từ việc sử dụng bộ đồ mô phỏng cảm giác mang bầu, dưới đây là những lời khuyên hàng đầu từ tập đoàn này để giúp bà bầu lái xe an toàn.

Thắt dây an toàn

Đầu tiên hãy cởi bỏ áo khoác hoặc bất kì bộ quần áo nào cồng kềnh để đảm bảo có được tư thế ngồi vừa vặn. Sau đó, kéo dây an toàn qua vai, xuống giữa ngực và kéo ngang sang bên bụng. Phần cố định của dây đai phải được đặt ở hông và bên dưới vòng bụng bầu thay vì ngang qua bụng, đảm bảo dây kéo căng và càng phẳng càng tốt theo đường cong của bụng. Không bao giờ đặt đai vai ở phía sau hoặc dưới cánh tay của bạn, vì điều này có thể gây thương tích nghiêm trọng trong trường hợp xảy ra tai nạn.

Điều chỉnh vị trí lái phù hợp

Di chuyển ghế ngồi theo một khoảng cách thoải mái với bàn đạp ga, lý tưởng nhất là ngồi cách tay lái khoảng 10 inch để bảo vệ bụng trong trường hợp túi khí bung ra khi xảy ra tai nạn. Nếu vô lăng xe có thể điều chỉnh, hãy chuyển tâm của vô lăng ra khỏi phía bụng và hướng về phía ngực.

Sau khi điều chỉnh vị trí ghế ngồi, hãy nhớ điều chỉnh gương chiếu hậu và gương bên ngoài. Và nếu bị đau lưng, hãy đặt một chiếc gối tròn nhỏ hoặc cuộn khăn lại phía sau lưng để thoải mái hơn khi lái xe.

Giải quyết các cơn thèm ăn và buồn nôn trên xe

Thèm ăn và ốm nghén có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày. Hãy nhớ mang nhiều nước và đồ ăn nhẹ yêu thích để thỏa mãn những cơn thèm ăn. Để thêm cả túi nôn trong ví và ngăn đựng đồ. Và đặc biệt, luôn luôn tránh việc mất tập trung khi lái xe. Hãy dừng nghỉ ở khu vực an toàn khi cơn thèm ăn kéo tới.

Nghỉ ngơi và hạn chế lái xe

“Bộ não khi mang thai” chịu đựng nhiều căng thẳng hơn bình thường, vì vậy hãy lên kế hoạch trước cho các chuyến đi. Nếu có thể, hãy tránh lái xe đường dài và nghỉ ngơi thường xuyên để giúp lưu thông máu ở bàn chân, bởi bàn chân và mắt cá chân sẽ dễ bị sưng hơn khi ngồi trong một thời gian dài. Vì vậy, hãy nghỉ ngơi, duỗi chân và di chuyển chân, bàn chân và các ngón chân.

Tuy nhiên, các bà mẹ mang bầu vẫn nên cố gắng tránh lái xe. Đối với họ, ghế sau ở giữa là chỗ an toàn nhất trong xe (trong trường hợp thắt dây an toàn). Nhưng, nếu bà bầu ngồi trên ghế hành khách phía trước, hãy kéo ghế lùi lại xa nhất có thể để bảo vệ phần bụng trong trường hợp túi khí bung ra.

Theo baogiaothong.vn
Copy Link
Mới nhất
x
Bí kíp lái xe ô tô an toàn dành cho bà bầu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO