Bí mật hồ nước hồng, dung nham xanh, mưa 'máu'...

Cầu vồng luôn 7 sắc, và nước hồ luôn có màu xanh? Câu trả lời là không hẳn thế!

Hồ Hillier nhìn từ trên cao - Ảnh: Atlas Obscura
Hồ Hillier nhìn từ trên cao. Ảnh: Atlas Obscura

Thiên nhiên luôn nhiều màu sắc. Bên cạnh những sự vật và màu sắc luôn đi liền với nhau vẫn tồn tại những "cặp đôi" lạ lẫm nhưng vô cùng đẹp mắt khiến bạn có thể không tin vào mắt mình.

Hồ nước hồng

Hồ Hillier là một hồ nước mặn dài khoảng 600m, rộng 250m trên đảo Middle, đảo lớn nhất trong quần đảo Recherche, ngoài khơi phía nam nước Úc.

Đây là một trong những hồ nước đặc biệt nhất trên thế giới, nổi tiếng với màu hồng tự nhiên và không thay đổi khi đưa nước ra khỏi hồ.

Theo trang thông tin hồ Hillier, nguyên nhân của màu hồng đặc sắc này vẫn chưa được thống nhất trong giới khoa học. Phần lớn cho rằng loài vi tảo Dunaliella salina có thể sản xuất ra carotenoid - một thành phần có trong cà rốt, chính là "thủ phạm".

Nhiều năm trước đây, người dân khai thác muối trong hồ, tuy nhiên ngày nay hồ chỉ được sử dụng cho mục đích du lịch.

Cũng theo trang này, nước hồ rất sạch và không gây hại cho da, đồng thời vi tảo Dunaliella salina cũng vô hại với con người.

Dung nham xanh

Dòng dung nham xanh đang tuôn chảy - Ảnh: Martin Rietze
Dòng dung nham xanh đang tuôn chảy. Ảnh: Martin Rietze

Kawah Ijen là một trong những ngọn núi ở vùng lòng chảo núi lửa rộng 20km ở đông đảo Java, Indonesia, đặc biệt chứa một hồ axit và lượng lớn lưu huỳnh.

Theo trang National Geographic, ánh sáng xanh từ núi lửa chắc chắn không phải là dung nham mà là ánh sáng từ quá trình đốt cháy khí lưu huỳnh.

Lưu huỳnh di chuyển lên mặt đất cùng với dung nham thông qua những vết nứt trong núi lửa trong điều kiện áp suất cao và nhiệt độ lên đến 600 độ C. Khi gặp không khí, lưu huỳnh bốc cháy cho ra ngọn lửa màu xanh.

Ngọn lửa theo dòng dung nham chảy xuống dốc làm ta có cảm giác dung nham như có màu xanh.

Những thợ mỏ Indonesia sẽ khai thác dòng lưu huỳnh này qua những đường rãnh. Dòng lưu huỳnh sẽ được dẫn tới cuối đường ống và chuyển sang vàng nhạt khi nguội.

Mưa "máu"

Màu sắc của cơn mưa làm nhiều người sợ hãi - Ảnh: National Geographic
Màu sắc của cơn mưa làm nhiều người sợ hãi. Ảnh: National Geographic

Mưa "máu" xảy ra nhiều lần ở bang Kelara, Ấn Độ kể từ năm 2001. Tháng 12-2012, người ta ghi nhận hiện tượng tương tự ở Sri Lanka.

Mưa "máu" là hiện tượng nước rơi xuống như mưa nhưng lại có màu đỏ giống máu. Đây là bí ẩn thử thách các nhà khoa học trên thế giới tìm ra câu trả lời.

Cơ quan Khí tượng bang Kerala khẳng định đây là hiện tượng thiên nhiên hiếm song không nguy hiểm.

Theo trang The Huffington Post, 'máu' này không hề có cấu tạo ADN bình thường nhưng lại có thể sinh sôi và tồn tại tốt khi nhiệt độ lên tới 300 độ C.

Nhiều giả thuyết được đưa ra, như bụi đỏ hòa tan trong nước (mưa bụi), hoặc do thiên thạch hay thậm chí do các vật thể ngoài Trái đất.

Cũng có ý kiến cho rằng màu đỏ của nước mưa là hậu quả của tình trạng ô nhiễm không khí. Những chất gây ô nhiễm bị hòa tan trong nước mưa khiến nước chuyển sang màu đỏ.

Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Phylogenetics and Evolutionary Biology thì cho rằng mưa máu gây ra bởi sự hiện diện của loại tảo lục Trentepohlia annulata vốn có nguồn gốc từ châu Âu.

Ngoài mưa "máu", người dân Kelara còn chứng kiến những cơn mưa nhiều màu sắc khác như xanh lá, vàng, nâu, đen.

Cầu vồng trắng

Hình ảnh cầu vồng trắng chụp tại Scotland - Ảnh: Melvin Nicholson
Hình ảnh cầu vồng trắng chụp tại Scotland. Ảnh: Melvin Nicholson

Theo trang Earth Sky, cơ chế hình thành cầu vồng trắng còn được gọi là cầu vồng sương mù giống như cầu vồng thông thường.

Điều kiện cần để hình thành cầu vòng 7 màu là không khí phải chứa rất nhiều giọt nước mưa giúp tán sắc ánh sáng mặt trời. Với cầu vồng trắng, hiện tượng tán sắc ánh sáng xảy ra thông qua những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù hoặc đám mây mà không phải các hạt mưa lớn hơn.

Cầu vồng trắng có thể được quan sát trong lớp sương mù mỏng khi Mặt trời chiếu sáng. Do những giọt nước trong sương mù rất nhỏ nên màu sắc của cầu vồng trắng khá mờ nhạt.

Cầu vồng trắng có độ lớn như cầu vồng 7 màu thông thường nhưng lại rộng hơn rất nhiều.

"Khi quan sát, mặt trời phải ở độ cao khoảng 30-40°, hoặc phải đứng trên một ngọn đồi cao, nơi có thể nhìn thấy sương mù và cầu vồng trắng từ trên xuống", Les Cowley - chuyên gia làm việc cho trang Atmospheric Optics, cho biết.

Biển phát quang

Bãi biển như cổ tích ở Maldives - Ảnh: Will Ho
Bãi biển như cổ tích ở Maldives - Ảnh: Will Ho

Những bãi biển của hòn đảo Vaadhoo, Maldives còn được biết đến với cái tên mỹ miều "biển của những vì sao".

Vào ban ngày, biển trong giống như bình thường nhưng khi mặt trời buông xuống, "biển của những vì sao" mới thực sự hoạt động với màu xanh phát quang kỳ ảo làm mê hoặc khách tham quan.

Lý giải điều kỳ bí này, các nhà khoa học cho rằng bãi biển phát quang được là nhờ một loại sinh vật phù du tên Lingulodinium polyedrum có khả năng phát sáng trong nước biển. Khả năng phát quang giúp chúng có thể tránh được sự dòm ngó những kẻ săn mồi.

Nghe thật lạ lẫm khi phát sáng để "tố giác" mình lại là cách lẩn trốn. Nhưng những kẻ săn mồi thường cũng rất lo sợ khi đến chỗ có ánh sáng vào ban đêm vì có thể gặp kẻ thù của chúng ở đấy.

Theo TTO

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.