Bí mật vụ khủng bố Paris ngày 13/11mới được phát hiện

Qua điều tra loạt vụ khủng bố Paris, người ta phát hiện một tổ chức với các kế hoạch tấn công lớn hơn nhiều so với hình dung ban đầu.

Đó là một mạng lưới gồm nhiều nhóm, với số lượng thành viên đông đảo, mục tiêu đa dạng...hoạt động trên một diện rộng ở châu Âu.

Nỗi đau sau vụ tấn công khủng bố ở Paris vẫn hiện hữu trong lòng nước Pháp. (Ảnh: News18)
Nỗi đau sau vụ tấn công khủng bố ở Paris vẫn hiện hữu trong lòng nước Pháp. (Ảnh: News18)

Trong một cuộc điều tra hồi cuối tháng 3/2016, sau khi xảy ra các cuộc tấn công ở Brussels, người ta tìm thấy một máy tính trong một thùng rác bên cạnh một trong những hang ổ của các phần tử Djihade ở phố Max-Roos, tại Schaerbeek, một trong những quận của Brussels, thủ đô nước Bỉ.  

Máy tính còn lưu những văn bản với nhiều nội dung: những di chúc, những danh sách mục tiêu (khu thương mại La Défence, khu Civitas...), những nghiên cứu về chất nổ... và cả cơ cấu của một mang lưới. Kế hoạch tấn công khủng bố đêm 13/11 và cả những cuộc tấn công trong tương lai... 

Các nhóm đa dạng

Hồ sơ mang mật danh "13/11" gồm nhiều phần. Phần thứ nhất mang tên "nhóm Omar", phần thứ hai mang tên "nhóm người Pháp", phần thứ ba "nhóm người Iraq", phần thứ tư "nhóm Schiphol", và phần thứ năm "nhóm Metro".

Tên gọi của mỗi nhóm gắn liền với những kẻ đã thực hiện các vụ tấn công: "Omar" là bí danh của Abdelhamid Abaaoud, chỉ huy nhóm khủng bố đã tấn công các quán cafe ở quận 11 Paris. Nhóm thực hiện cuộc thảm sát ở Bataclan gồm những kamikaze người Pháp (Foued Mohamed-Aggad, Samy Amimour và Ismaël Omar Mostefaï). Hai tên gây nổ ở Stade de France là những kiều dân Iraq.

Những nhà điều tra chưa biết rõ lắm về 2 nhóm cuối. Nhóm "Metro" phải chăng ban đầu định đánh các tầu điện ngầm tại Paris, nhưng sau đó chuyển sang các tầu điện ngầm ở Brussels sáng 22/3? Còn nhóm "Schiphol" liệu có dính líu đến âm mưu tấn công cảng hàng không Amsterdam có cùng tên gọi hay không? Công tác xác minh cho thấy, nhóm "Schiphol" dự định hành động từ ngày 13/11.

Cảnh sát Bỉ tăng cường an ninh sau loạt vụ đánh bom ở Brussels. Ảnh: AP
Cảnh sát Bỉ tăng cường an ninh sau loạt vụ đánh bom ở Brussels. Ảnh: AP

Hai phần tử nghi vấn có liên quan với dự án này đã bị bắt một cách tình cờ trong cuộc truy lùng những thủ phạm của các vụ tấn công ở Paris và Brussels.

Tên thứ nhất là Sofien A., 23 tuổi, gốc Tunisie, bị thẩm vấn ngày 18/3, ngay tại nơi ẩn náu của Salah Abdeslam, phố Quatre-Vents, khu Molenbeek.

Tên thứ hai là Ossama K., 23 tuổi, gốc Syrie, có quốc tịch Thụy Điển, bị bắt ngày 8/4 tại Anderlecht, cùng với Mohamed Abrini, "người đàn ông đội mũ" trong vụ đánh bom cảng hàng không Brussels.

Người ta biết rất ít về Sofien A., trừ việc hắn định trở thành thánh tử vì đạo. Sofien A. đã tới Syrie, nơi hắn từng lưỡng lựa trong việc lựa chọn học chế tạo thuốc nổ hay trở thành một tay súng trong hàng ngũ IS. Có lẽ hắn đã tham gia các âm mưu khủng bố ở Tunisie.

Còn Ossama K., người ta chỉ biết hắn đã rời Thụy Điển tới Syrie hồi đầu 2015. 

Một nhóm biệt động khác

Tiểu ban chống khủng bố Pháp (SDAT) đã có thể khẳng định, cả hai tên Sofien A. và Ossama K. đã lên chiếc xe bus Eurolines từ ga Bắc Brussels tới Amsterdam ngày 13/11/2015. Khi đó, chúng đã sử dụng những thẻ căn cước giả. Khi bị thẩm vấn, Ossama K. cho biết đã đặt một phòng khách sạn tại Amsterdam một đêm và dự định trở lại trong ngày. Vì sao chúng không hành động? Phải chăng chúng cần có lực lượng đông hơn? Chưa có câu trả lời cho những câu hỏi này.

Salah Abdeslam đã được dẫn độ từ Bỉ sang Pháp. (Ảnh: AP)
Salah Abdeslam đã được dẫn độ từ Bỉ sang Pháp. (Ảnh: AP)

Hiện, các cuộc điều tra được mở rộng tới tận Hungary. Việc phân tích điện thoại của Salah Abdeslam và các vụ chuyển tiền  cho thấy có sự liên lạc giữa hắn với một người hoặc một nhóm chuyển tiếp tại nước này trong nhiều tháng, ít nhất là từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 11/2015.

Cuộc điều tra cũng phá hiện một nhóm biệt động khác cũng theo tuyến Balkan nhưng không tới đúng thời điểm để tham gia Sự kiện 13/11. Nhóm ấy có tên "Autrichien" (người Áo), bị thẩm vấn hồi tháng 12/2015 tại Salzbourg, trong một trung tâm tỵ nạn.

Nhóm gồm 4 tên, bị bắt tại Áo. 2 tên đã thú nhận đi thực hiện nhiệm vụ tấn công tại Paris ngày 13/11/2015. Đi trên cùng chuyến tầu với nhóm kamakaze người Iraq đánh bom Stade de France, nhưng chúng đã bị kẹt lại Hy Lạp 25 ngày sau khi các giấy tờ giả bị phát hiện.

Những phần tử liên quan

Những phần tử khác, còn tự do, cũng bị nghi đã có liên hệ với các thành viên của tổ chức Pháp - Bỉ, cho dù chưa trực tiếp tham gia các âm mưu khủng bố. Việc những tòng phạm khả nghi vẫn được tự do khiến các điều tra viên càng thêm lo ngại khi, sau sự kiện 13/11, những thành viên sống sót của tổ chức này thể hiện sự quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ với các cuộc tấn công sáng 22/3/2016.

Để chuẩn bị các cuộc tấn công, tổ chức này có một cơ sở hậu cần vững chắc. Gần 12 cơ sở đã bị phát hiện theo thời gian, đa số nằm quanh Brussels (Auvelais, Charleroi, Schaerbeek, Jette, Forest, Laeken, Etterbeek, Anderlecht…). Một đời sống bí mật rất quy củ, nơi mỗi phần tử đảm trách một vai trò: thuê các căn hộ dưới những cái tên giả, đi chợ, làm tài xế chuyên chở trang thiết bị từ nơi này đến nơi khác...

Nhóm của Salah Abdeslam đã được phục hồi một phần từ đó. Theo lời khai của một kẻ bị thẩm vấn, Salah Abdeslam đã tới đây đêm 14/11, ngay sau các cuộc tấn công tại Paris, trong một căn hộ ở Schaerbeek, phố Henri-Bergé, từng là nơi làm các đai lưng thuốc nổ. Tiếp đó, hắn được chuyển tới sống trong một tháng (tháng 12/2015) trong một căn hộ ở tầng 9 khu chung cư Jette, thuộc ngoại ô Brussels. Tại đây, hắn gặp gỡ các đồng đảng  Mohamed Abrini và Ossama K.

Vào đầu tháng 1/2016, 3 tên lại chuyển tới phố Dries thuộc Forest. Tại đây, ngày 15/3, trong một cuộc vây ráp, một nhóm điều tra đã đối mặt và đọ súng với nhóm biệt động. Salah Abdeslam bị bắt ngày 18/3, sau đó 3 ngày. Có lẽ những sự cố trên đã thúc đẩy tổ chức này gấp rút thực hiện các cuộc tấn công ở Brussels sáng 22/3/2016./.

Theo VOV

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.