Bí quyết làm men từ lá cây rừng của phụ nữ miền Tây xứ Nghệ

Thành Chung - Đức Anh

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Trong gia đình của người dân tộc Thái vùng đất phủ Quỳ, người phụ nữ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc trao truyền các giá trị văn hoá truyền thống của dòng họ, tộc người…
Quế Phong là miền đất sơn thuỷ hữu tình. Nơi đây là thượng nguồn của dòng sông Chu, sông Hiếu. Đến với Quế Phong, ngoài thăm thú những danh lam thắng cảnh, di tích như thác Sao Va, thác 7 tầng hay Đền Chín Gian, du khách sẽ biết hiểu thêm về lịch sử khai đất, dựng bản, lập mường và những nét văn hoá truyền thống đặc sắc của các tộc người nơi đây. Ảnh: Đức Anh

Quế Phong là miền đất sơn thuỷ hữu tình. Nơi đây là thượng nguồn của dòng sông Chu, sông Hiếu. Đến với Quế Phong, ngoài thăm thú những danh lam thắng cảnh, di tích như thác Sao Va, thác 7 tầng hay Đền Chín Gian, du khách sẽ biết hiểu thêm về lịch sử khai đất, dựng bản, lập mường và những nét văn hoá truyền thống đặc sắc của các tộc người nơi đây. Ảnh: Đức Anh

Khi đến với mảnh đất biên cương này, du khách không thể bỏ qua một thức uống - đặc sản rượu cần, rượu siêu (rượu nấu) được ủ, nấu thủ công của người dân tộc Thái. Các loại rượu này được làm từ những giống lúa nếp địa phương và từ men lá tự chế của bà con đồng bào. Ảnh: Đức Anh

Khi đến với mảnh đất biên cương này, du khách không thể bỏ qua một thức uống - đặc sản rượu cần, rượu siêu (rượu nấu) được ủ, nấu thủ công của người dân tộc Thái. Các loại rượu này được làm từ những giống lúa nếp địa phương và từ men lá tự chế của bà con đồng bào. Ảnh: Đức Anh

Ở vùng đất Mường Tôn, Mường Nọc… cổ xưa này, bí quyết ủ, nấu rượu ngon được nắm giữ bởi những người phụ nữ. Bí quyết truyền đời này vẫn được các bà, các mẹ truyền lại cho con, cháu gái mình trước khi đi lấy chồng. Ảnh: Đức Anh

Ở vùng đất Mường Tôn, Mường Nọc… cổ xưa này, bí quyết ủ, nấu rượu ngon được nắm giữ bởi những người phụ nữ. Bí quyết truyền đời này vẫn được các bà, các mẹ truyền lại cho con, cháu gái mình trước khi đi lấy chồng. Ảnh: Đức Anh

Để ủ và nấu được rượu ngon ngọt, nồng say, việc lựa chọn nguyên liệu tốt đóng vai trò tiên quyết. Loại gạo nếp mà người phụ nữ Thái ở Quế Phong thường lựa chọn có nguồn gốc bản địa, rất dẻo thơm. Hạt lúa tròn, vàng ươm, bà con vẫn gọi giống lúa này là “Khau Cày Nọi”. Ảnh: Đức Anh

Để ủ và nấu được rượu ngon ngọt, nồng say, việc lựa chọn nguyên liệu tốt đóng vai trò tiên quyết. Loại gạo nếp mà người phụ nữ Thái ở Quế Phong thường lựa chọn có nguồn gốc bản địa, rất dẻo thơm. Hạt lúa tròn, vàng ươm, bà con vẫn gọi giống lúa này là “Khau Cày Nọi”. Ảnh: Đức Anh

Men gạo được làm từ các loại lá rừng cùng bột gạo truyền thống cũng chính là yếu tố làm nên sự độc đáo, đặc sắc của rượu gạo, rượu cần ở nơi đây. Bà Lương Thị Giáo, 84 tuổi ở bản Na Cày chia sẻ: Mỗi mẻ men cần 15-20 loại lá rừng khác nhau tuy nhiên nhà đều có một bí quyết riêng. Tất cả những vị lá đó đều là những loại lá thuốc có lợi cho sức khỏe. Ảnh: Đức Anh

Men gạo được làm từ các loại lá rừng cùng bột gạo truyền thống cũng chính là yếu tố làm nên sự độc đáo, đặc sắc của rượu gạo, rượu cần ở nơi đây. Bà Lương Thị Giáo, 84 tuổi ở bản Na Cày chia sẻ: Mỗi mẻ men cần 15-20 loại lá rừng khác nhau tuy nhiên nhà đều có một bí quyết riêng. Tất cả những vị lá đó đều là những loại lá thuốc có lợi cho sức khỏe. Ảnh: Đức Anh

Việc làm men rất kỳ công. Lá sau khi thu hái được làm sạch, phơi khô, giã mịn, sắc lấy nước để trộn với bột gạo đã ủ sẵn. Tất cả được trộn đều và vắt thành viên men. Men được đem ủ, tiếp tục trải đều trên nong phơi nắng cho khô thành men chín. Ảnh: Đức Anh

Việc làm men rất kỳ công. Lá sau khi thu hái được làm sạch, phơi khô, giã mịn, sắc lấy nước để trộn với bột gạo đã ủ sẵn. Tất cả được trộn đều và vắt thành viên men. Men được đem ủ, tiếp tục trải đều trên nong phơi nắng cho khô thành men chín. Ảnh: Đức Anh

Thứ nước được sử dụng trong quá trình chưng cất rượu của bà con thường là những nước suối khiết tinh chảy ra từ những ngọn núi cao hoặc nước giếng sâu bắt nguồn từ những mạch ngầm của đại ngàn Pù Hoạt. Ảnh: Đức Anh

Thứ nước được sử dụng trong quá trình chưng cất rượu của bà con thường là những nước suối khiết tinh chảy ra từ những ngọn núi cao hoặc nước giếng sâu bắt nguồn từ những mạch ngầm của đại ngàn Pù Hoạt. Ảnh: Đức Anh

Chị Lương Thị Hường, xã Tiền Phong cho hay: Rượu thường được sử dụng trong các lễ tục, hiếu hỉ. Vì vậy, người dân xã Tiền Phong (Mường Nọc xưa) vẫn thường gọi loại rượu mình nấu là “Lẩu Thẻn Phà” (Rượu ông Trời) là vậy. Quy trình nấu nên “Lẩu Thẻn Phà” đòi hỏi sự khéo tay, tỉ mỉ, kỳ công của người phụ nữ Thái từ khâu nấu cơm rượu, phối trộn men, lên men, ủ cơm…Tuỳ theo kinh nghiệm của từng nhà, từng người mà chất lượng cũng có sự khác biệt. Ảnh: Đức Anh

Chị Lương Thị Hường, xã Tiền Phong cho hay: Rượu thường được sử dụng trong các lễ tục, hiếu hỉ. Vì vậy, người dân xã Tiền Phong (Mường Nọc xưa) vẫn thường gọi loại rượu mình nấu là “Lẩu Thẻn Phà” (Rượu ông Trời) là vậy. Quy trình nấu nên “Lẩu Thẻn Phà” đòi hỏi sự khéo tay, tỉ mỉ, kỳ công của người phụ nữ Thái từ khâu nấu cơm rượu, phối trộn men, lên men, ủ cơm…Tuỳ theo kinh nghiệm của từng nhà, từng người mà chất lượng cũng có sự khác biệt. Ảnh: Đức Anh

Sau thời gian lên men, rượu được đưa đi chưng cất. Người nấu sẽ thu được 3 phần rượu khác nhau. Phần rượu gốc có nồng độ cồn từ 55 - 65 độ, không thể sử dụng, người phụ nữ Thái sẽ cất riêng. Phần rượu để sử dụng có nồng độ cồn khoảng 35 - 45 độ. Thông thường, cứ 10kg gạo, người nấu có thể thu được 7 lít rượu ngon. Ảnh: Đức Anh

Sau thời gian lên men, rượu được đưa đi chưng cất. Người nấu sẽ thu được 3 phần rượu khác nhau. Phần rượu gốc có nồng độ cồn từ 55 - 65 độ, không thể sử dụng, người phụ nữ Thái sẽ cất riêng. Phần rượu để sử dụng có nồng độ cồn khoảng 35 - 45 độ. Thông thường, cứ 10kg gạo, người nấu có thể thu được 7 lít rượu ngon. Ảnh: Đức Anh

Với phần rượu để sử dụng, người phụ nữ Thái cũng có những bí quyết riêng để làm cho rượu dễ uống hơn như sử dụng chum sành hạ thổ trong khoảng thời gian từ 6-12 tháng. Ảnh: Đức Anh

Với phần rượu để sử dụng, người phụ nữ Thái cũng có những bí quyết riêng để làm cho rượu dễ uống hơn như sử dụng chum sành hạ thổ trong khoảng thời gian từ 6-12 tháng. Ảnh: Đức Anh

Hoặc “ủ lạnh” bằng cách ngâm bình rượu vào nước giếng nước, trong suối tự nhiên trước khi sử dụng. Chén rượu khi được rót ra mát lạnh - đây cũng chính là một phần của triết lí “âm dương hoà hợp” trong ẩm thực của người phụ nữ dân tộc Thái. Ảnh: Đức Anh

Hoặc “ủ lạnh” bằng cách ngâm bình rượu vào nước giếng nước, trong suối tự nhiên trước khi sử dụng. Chén rượu khi được rót ra mát lạnh - đây cũng chính là một phần của triết lí “âm dương hoà hợp” trong ẩm thực của người phụ nữ dân tộc Thái. Ảnh: Đức Anh

Để bồi bổ và tăng cường sức khoẻ cho bản thân và người trong gia đình, người phụ nữ Thái còn sử dụng các loại dược liệu quý từ tự nhiên để ngâm rượu… Để rượu có mùi vị, màu sắc bắt mắt thơm ngon hơn thì họ vẫn ngâm với đòng đòng. Ảnh: Đức Anh

Để bồi bổ và tăng cường sức khoẻ cho bản thân và người trong gia đình, người phụ nữ Thái còn sử dụng các loại dược liệu quý từ tự nhiên để ngâm rượu… Để rượu có mùi vị, màu sắc bắt mắt thơm ngon hơn thì họ vẫn ngâm với đòng đòng. Ảnh: Đức Anh

Những bí quyết ủ, nấu rượu thủ công của người phụ nữ Thái không chỉ được bảo lưu, lưu truyền nguyên vẹn qua các thế hệ mà còn được phát triển thêm, đa dạng về loại, hình thức. Đơn cử như trước đây các bà thường cho rượu nếp ủ trong ống nứa (bảo quản ngắn ngày), thì giờ đây, chị em người Thái đã tìm tòi cách bảo quản rượu trong ống tre có chất lượng tốt hơn. Một sản phẩm rượu như vậy đã được tỉnh Nghệ An cấp chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: Đức Anh

Những bí quyết ủ, nấu rượu thủ công của người phụ nữ Thái không chỉ được bảo lưu, lưu truyền nguyên vẹn qua các thế hệ mà còn được phát triển thêm, đa dạng về loại, hình thức. Đơn cử như trước đây các bà thường cho rượu nếp ủ trong ống nứa (bảo quản ngắn ngày), thì giờ đây, chị em người Thái đã tìm tòi cách bảo quản rượu trong ống tre có chất lượng tốt hơn. Một sản phẩm rượu như vậy đã được tỉnh Nghệ An cấp chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: Đức Anh

tin mới

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

(Baonghean.vn) - Chiều 20/4, tại TP Vinh, ca sỹ Đinh Hiền Anh tổ chức buổi họp báo ra mắt 2 CD phòng thu Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ. Bộ đôi CD ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước sau chiến tranh, hướng tới kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4).

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cánh đồng Mường Thanh, quân và dân ta đã lập nên một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc - Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024), sáng 19/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã khai mạc triển lãm, chuyên đề “Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất”.

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.