Bí quyết phượt bằng xe máy vào ngày Tết

23/01/2016 17:37

Phượt bằng xe máy sẽ mang lại những cảm giác khác lạ, song loại phương tiện này luôn chứa đựng nhiều rủi ro trên những cung đường xa. Sau đây là một vài quy tắc và kinh nghiệm mà các bạn, đặc biệt là các bạn mới đi lần đầu cần lưu ý cho những chuyến phượt Tết này an toàn và ý nghĩa.

Kiểm tra kỹ “sức khỏe của ngựa sắt”

Ngày Tết, hầu hết các cửa hiệu sửa xe vệ đường rất ít mở cửa đặc biệt ở các nơi xa xôi hẻo lánh, chính vì thế để có một chuyến du xuân bằng xe máy bạn nên kiểm tra kỹ “sức khỏe con ngựa sắt” của mình trước khi lên đường

Nếu chiếc xe dùng làm phương tiện của bạn không có vẻ bề ngoài hào nhoáng thì… càng tốt, bạn sẽ đỡ mất công giữ gìn vì khó tránh việc trầy xướt. Bề ngoài không đẹp nhưng xe phải có vỏ ruột không quá cũ và máy móc ổn định.

Cả thắng trước sau, đèn và nhớt cần kiểm tra kỹ lưỡng trước chuyến đi để tránh việc hỏng hóc trên đường lãng du. Nếu bạn biết chút ít về kỹ thuật, biết vá xe và có một ít đồ nghề thiết yếu trong cốp thì tuyệt hảo rồi, không ngại gì nữa!

Chuẩn bị đủ giấy tờ cá nhân, giấy tờ xe. Xếp gọn gàng vào ba lô, các thứ chưa xài tới dọc đường thì bỏ vào vali rồi rồi ràng chắc chắn lên baga: bây giờ thì bạn có thể lên đường được rồi.

Hiện nay với sự phổ biến của các loại xe ga, khá nhiều bạn sử dụng phương tiện dạng này cho các chuyến đi phượt của mình, tuy nhiên theo kinh nghiệm của Cùng Phượt các bạn nên sử dụng xe số để thuận lợi hơn. Một số loại xe phổ biến là Future Neo, Wave RS, Jupiter, Sirius …

Trước chuyến đi bạn nên mang xe của mình đi bảo dưỡng toàn bộ, kiểm tra má phanh, kiểm tra độ mòn của lốp, thay mới săm nếu săm cũ của bạn đã có quá nhiều vết vá, thay dầu máy.. Việc này khá quan trọng cho sự an toàn của chính bạn trên đường. Nếu lốp xe quá cũ, có vết nứt, rãnh đã bị mài mòn sẽ ảnh hưởng đến độ bám đường. Nếu săm xe có nhiều vết vá trong quá trình chạy xe (đường dài) ma sát sinh ra có thể sẽ làm bung vết vá cũ. Kiểm tra đèn pha, đèn sau và cả đèn phanh nữa, khi đang đi trên đường mà bạn nhấn phanh để giảm tốc độ nhưng các xe phía sau không biết và vẫn lao tới thì sẽ nguy hiểm cho cả 2 xe. Lốp xe nên để ở mức độ vừa phải, căng quá sẽ khiến xe không bám đường và dễ trượt khi trời mưa còn non quá sẽ dễ khiến dập săm (vừa phải thế nào tùy xe của từng người).

Xử lý tình huống vô cùng quan trọng

Phượt bằng xe máy đối với nhiều bạn trẻ như là một niềm đam mê, với những bạn đã thường xuyên đi thì không cần phải nói tuy nhiên đối với những bạn mới lần đầu sử dụng xe máy để đi phượt thì kinh nghiệm đi trên đường và xử lý tình huống là vô cùng quan trọng.

Luôn chấp hành luật giao thông khi đi đường, không đi hàng 3 (tốt nhất chỉ nên đi hàng 1) không lạng lách đánh võng, đi đúng làn đường của mình, chạy đúng tốc độ quy định (chú ý các loại biển báo khi vào khu vực đông dân cư).

Đi ở 2/3 làn đường của mình, không lấn làn (bám sát theo vạch kẻ đường ở giữa) đối với những đường không có vạch kẻ đường thì phải ước lượng phần làn đường của mình được đi. Không đi sát lề đường quá bởi kinh nghiệm cho thấy khu vực này là khu vực thường có dính đinh. Không nên uống bia rượu khi nghỉ giữa các chặng.

Không vượt khi phía trước tầm nhìn bị hạn chế, phía trước là khúc cua. Không vượt phải (các xe khi chạy hầu hết đã bám đường bên phải nên nếu bạn vẫn lựa chọn vượt phải thì phần đường dành cho bạn không nhiều, rất nguy hiểm) khi vượt các xe tải, container hoặc các xe siêu trường siêu trọng nên giữ khoảng cách an toàn với thân xe, không nên chạy sát quá bởi các xe này khi chạy thường tạo ra lực hút xung quanh rất lớn, nếu tay lái không vững bạn có thể bị gió tạo ra từ đây hút vào gầm xe. Nếu những xe này chạy với tốc độ cao, nên nhường không nên cố vượt hoặc chấp nhận đi chậm theo sau và vượt khi vào khu vực dân cư (lúc này xe đã giảm tốc).

Nếu gặp xe đi ngược chiều phóng nhanh và lấn đường, bạn nên chủ động giảm tốc độ và đi sát vào lề, theo dõi tình huống xảy ra để tiện xử lý.

Các ôm ngồi sau cũng thường xuyên phải chú ý quan sát đường để báo hiệu các tình huống phía trước cho xe đi sau bằng tay (khi cần giảm tốc, khi sắp có chướng ngại vật, khi xe trước dừng lại …)

Ở điều khiện thời tiết khô ráo, đường không trơn trượt nên giữ khoảng cách giữa các xe là 50m, ở điều kiện tầm nhìn bị hạn chế hoặc trời tối, trời mưa … thì khoảng cách này có thể thu hẹp lại (do lúc này tốc độ xe đã giảm)

Khi đi buổi tối cố gắng nháy pha một cách hợp lý để các xe ngược chiều không chiếu thẳng pha vào mắt bạn, nếu xe đi ngược chiều không hạ pha bạn nên chủ động giảm tốc và đi sát vào lề, không nên ăn thua bằng cách chiếu pha ngược lại. Bạn có thể sử dụng thêm một chiếc kính mắt màu vàng để sử dụng cho đi tối, sẽ hạn chế được khá tốt nếu có bị rọi thẳng đèn pha vào mắt.

Khi đoàn dừng xe các xe nên dừng sát vào hết mức có thể với lề đường, dừng thành hàng một, mỗi xe cách nhau khoảng vài mét, không nên dừng tập trung toàn bộ các xe lại cạnh nhau để tránh ảnh hưởng giao thông trên đường.

Khi bạn điều khiển xe máy lên một con dốc không quá cao, bạn có thể tăng tốc vừa phải, tạo đà để vượt qua dốc. Song, đối với những con dốc đứng, có độ dốc lớn, bạn nhất định phải trả số về số thấp theo tốc độ bạn nghĩ có thể đưa bạn lên đến đỉnh dốc. Cố gắng tránh việc chuyển đổi số giữa dốc. Nếu tốc độ ban đầu giảm giữa chừng, về số trước khi xe có bất cứ dấu hiệu chết máy nào. Bạn nên phán đoán để trả số về cấp thích hợp. Một vài lần kinh nghiệm lên dốc sẽ hướng dẫn cho bạn làm tốt điều này. Khi bạn lên gần tới đỉnh dốc, hãy giảm tay ga, giữ nguyên số và buông trôi qua đỉnh dốc. Chủ động về số nhanh khi gặp các phương tiện khác đi ngược chiều ở thời điểm bạn lên tới gần đỉnh dốc, vì như vậy, bạn sẽ không bị đuối đà, dẫn đến chết máy.

Khi xuống dốc, đối với dốc vừa, hãy trả tay ga về, sử dụng hơi nén giảm của động cơ để giảm tốc độ. Phanh trước và sau chỉ sử dụng để hỗ trợ trong trường hợp thật cần thiết. Đối với dốc đứng, trả về số thấp nhất khi bắt đầu xuống dốc. Điều này sẽ làm cho phanh động cơ có hiệu quả hơn. Nếu đường dốc giống nhau cả lên lẫn xuống hay nếu bạn lái xuống dốc bằng lúc bạn lái lên, hãy sử dụng đúng với số mà bạn đã sử dụng khi lên. Cách tốt nhất là không nên chuyển số giữa dốc. Tuy nhiên, khi thật cần thiết, hãy trả số về cấp thấp hơn trước khi xe bạn tăng tốc quá nhanh.

Khi gặp đường bùn lầy lội hoặc đoạn đường trơn thì nên giảm tốc độ, yêu cầu ôm xuống đi bộ nếu đoạn đường khó, cân chỉnh lại đồ đạc để đảm bảo sự cân bằng của xe (tùy tình huống cụ thể mà nên giữ hay nên để nguyên đồ đạc trên xe), giữ chắc tay lái và ga đều, nên lần lượt từng xe qua chứ không nên vượt nhau ở n Khi qua ngầm hoặc qua suối nên kiểm tra mức độ chảy xiết của dòng, nếu nước chảy mạnh thì nên dừng lại tìm đường khác. Trong trường hợp bắt buộc phải qua nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ người dân địa phương, không nên cố liều mình băng qua sẽ rất nguy hiểm.hững đoạn đường thế này.

Hãy tin người sau lưng bạn

Có một số quy tắc đơn giản và quan trọng nhất là "hãy tin vào người sau lưng bạn". Cũng có nghĩa "bạn phải tránh người phía trước bạn".

Giả sử khi người đi đầu quẹo trái, người thứ hai sau đó vài giây mới nhận ra và vội quẹo theo: nếu người thứ 3 không để ý sẽ đâm và có thể gây tai nạn liên hoàn. Dù là đi hàng một nhưng cách xe vẫn nên đi so le với nhau thành 2 hàng trên 1 làn.

Khi đi đường dài trong một nhóm có đội hình hàng hai hoặc tản mát, nếu một người chạy bên cạnh đội hình mà gặp chướng ngại(hoặc làn đường đột ngột thu hẹp) thì người đó phải có trách nhiệm tự giảm tốc độ và đi nối vào sau đoàn xe. Tuyệt đối không lao vào giữa đoàn có thể gây tai nạn cho cả đoàn. Nếu có thành viên thiếu kinh nghiệm mà làm như vậy, thành viên đi phía trong có thể dùng thân xe ngăn cản và ra hiệu lui về phía sau.

Một người đi xe máy bình thường cần 1 giây để nhận ra tình huống và 1 giây để xử lý. Nếu đoàn đi 40km/h các xe cần cách nhau khoảng 2 giây ~ 20m. 50km/h ~ 26m. 80km/h cách nhau 45m-60m. Khi đi xuống dốc thời gian cần tăng lên 3 - 4 giây. Các xe trong một nhóm chịu ảnh hưởng theo kiểu sợi dây thun, nên người đi đầu cần rất tỉnh táo khi tăng tốc và ra hiệu tăng tốc. Nếu vừa tăng tốc đã dừng lại vì lý do gì đó có thể khiến toàn đội hình đâm vào nhau. Tuy nhiên một số trường hợp để tránh bị các xe lạ chen vào giữa, người đi đầu có thể chủ động ra hiệu lệnh thu hẹp khoảng cách và giảm tốc. Các nhóm nhiều kinh nghiệm có thể di chuyển rất sát nhau.

Một nhóm xe máy không nên quá 6 chiếc nếu 1 thành viên không có kỹ năng đi nhóm. Chỉ vượt quá 8 chiếc nếu tất cả thành viên đã quen với kiểu đi của nhau.

Chuẩn bị đồ đạc, hành trang, xe cộ

Quần áo mang theo cứ tính mỗi ngày một bộ, bạn có thể thêm một vài quần lửng, quần sóc, áo thun. Thứ này gọn nhưng chỉ dùng khi đến nơi, lê lết đây đó chứ tránh mặc khi chạy xe vì nếu ngã sẽ trầy hết.

Các thứ không thể thiếu như đồ vệ sinh cá nhân, thuốc đặc trị, khăn tắm, đồ bơi (nếu đi biển) soạn đủ và xếp gọn gàng trong một ngăn riêng cùng một ít bao xốp để đựng đồ đã mặc, rác. Cũng không nên quên máy ảnh để ghi lại những khoảnh khắc khó quên trong chuyến đi.

Bạn cũng có thể sử dụng keo tự vá đổ vào săm để nếu trên đường có bị cán phải đinh xe bạn sẽ không gặp nguy hiểm, keo cũng có thể tự vá luôn vết thủng với điều kiện bạn sử dụng đúng cách. Việc bơm keo vào ruột xe cần tuân thủ theo trình tự sau: Lắc đều chai keo, lấy nắp đen của chai keo (đồng thời cũng là dụng cụ mở van săm) mở van săm ra. Cắm ống dẫn keo vào chai keo và van ruột xe. Bóp mạnh bình keo để bơm keo vào ruột xe, vừa bơm vừa xoay đều lốp để keo chảy đều, van của săm luôn cần cao hơn mặt đất khoảng 15cm. Cuối cùng lau bên trong van, ráp kim vòi và bơm hơi vào ruột xe. Chúng tôi khuyên bạn sử dụng keo được sản xuất trong nước bởi qua thực tế sử dụng cả keo này và các loại keo của Trung Quốc thấy keo của Việt Nam sản xuất không ảnh hưởng đến vành của xe cũng như có tác dụng khá tốt

Kinh nghiệm và vị trí

Người nào càng ít kinh nghiệm thì vị trí của người đó càng gần về cuối. Làm như vậy là để người đó không gây tai nạn liên hoàn nếu (1.) xảy ra. Người đi cuối cùng phải biết về xe và có đồ nghề sửa xe, có thể là trưởng đoàn. Nên có bộ đàm liên lạc với người đi đầu.

Bạn ngại không đủ sức lái xe gắn máy suốt cả chuyến đi? Đừng lo: hãy xác định xem mình sẽ lái tốt trên đường đi hay cung đường về (vậy là bạn chỉ còn lái xe phân nửa cung đường thôi).

Nếu bạn muốn lái xe trên đoạn đường đi? Bạn cứ thoải mái chạy la cà các nơi mình muốn đi cho đến đích. Khi tới nơi này: bạn hãy bỏ chút thời gian xác định bến xe của địa phương đó và ghé vào đặt chỗ trước cho chuyến về. Vé sẽ được giữ chỗ cho bạn và những người đi cùng, cả chiếc xe của bạn nữa (xe gắn máy họ sẽ rút xăng ra và đặt nằm dưới hầm xe – do vậy không khuyên bạn đi xe mới).

Nếu bạn thích lái xe trên đoạn đường về? Bạn ra bến xe gần nơi mình ở và mua vé.

Vị là Tết nên chắc chắn các dịch vụ sẽ trở lên đắt đỏ, do vậy bạn đã xác định chuyến đi của bạn là “phượt” hay “du lịch bụi” rồi thì cần tránh những khu vực… cao cấp như khu trung tâm, khu bãi biển…Đừng ngại xa, bạn có xe gắn máy đem theo mà. Ở không bao nhiêu nhưng đi chơi thì nhiều, vậy nên một phòng tại khách sạn hay nhà nghỉ trong một khu dân cư nếu sạch đẹp, giá cả mềm mại chấp nhận được là ổn rồi.Tìm những nơi này hoàn toàn không khó, bạn chạy loanh quanh phố xá vài vòng là sẽ thấy rất nhiều, tha hồ khảo giá rồi lựa chọ

Lên phương án chặt chẽ trước khi lên đường

Tóm tắt quãng đường di chuyển. Mô tả cách vượt, chuyển làn, cách xử lý khi nhóm bị thổi phạt, bị tách rời(nhóm trước dừng lại hay nhóm sau đuổi theo). Thống nhất tần số bộ đàm. Phổ biến cách ra hiệu bằng tay. Xếp đặt vị trí. Kiểm tra máy móc và các thiết bị bảo hiểm. Đi thử một vòng kiểm tra trước nếu có thời gian.

Một chuyến đi xa bằng xe máy thử thách mọi yếu tố: lòng dũng cảm, sức chịu đựng của cơ thể, thần kinh, các kỹ năng, mức độ sẵn sàng, khả năng làm việc theo nhóm.

Với những đoàn có từ 4 xe trở lên và chưa có nhiều kinh nghiệm đi đường trường bằng xe máy thì nên phân công người dẫn đoàn và người chốt đoàn, để dẫn đường cho toàn bộ đoàn khi di chuyển, giảm tốc ở những đoạn đường phù hợp, báo hiệu cho toàn đoàn ở những đoạn đường nguy hiểm và thiếu an toàn. Và để đảm bảo không có xe nào trong đoàn bị tụt lại phía sau, bị tách khỏi đoàn hoặc xử lý các tình huống khi có xe trong đoàn gặp vấn đề (ví dụ : hỏng xe) … thông thường chốt đoàn sẽ là xe giữ bộ dụng cụ sửa xe. Nên có 2 xe đi cùng và thay nhau chốt đoàn hoặc theo dõi lẫn nhau bởi các thành viên khác thường sẽ bám theo xe dẫn đầu và không để ý tới chốt đoàn, nếu có vấn đề xảy ra 2 xe vẫn hơn là 1 xe. Yêu cầu các thành viên trong đoàn luôn đi sau xe dẫn đoàn để dễ kiểm soát các tình huống phát sinh.

Chiếc xe là của bạn nhưng phải tuân thủ các yêu cầu của nhóm. Dừng lại theo nhóm, đổ xăng, ăn uống nghỉ ngơi theo nhóm. Sẵn sàng giúp đỡ các bạn khác khi xe của họ gặp trục trặc và họ cũng giúp bạn như vậy. Việc sở hữu một chiếc xe nhiều khả năng hơn không có nghĩa bạn sẽ đi đầu mà nó phụ thuộc trình độ đi của bạn. Nếu trình độ bạn cao tự nhiên lần sau vị trí của bạn sẽ tăng lên.

Khi đi trên đường ngòai việc chào hỏi các nhóm khác, không nên tùy tiện gia nhập vì lý do an toàn của bản thân bạn. Không khiêu khích hoặc nhận xét thô thiển về các loại xe của nhóm khác. Chỉ phát ngôn liên quan đến kỹ thuật khi mình biết rõ và có kinh nghiệm.

Theo dantri.com.vn

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
Bí quyết phượt bằng xe máy vào ngày Tết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO