Cách bù nước khi chơi thể thao để có sức bền như tuyển thủ U23 Việt Nam

Theo Thụy Ân (vnexpress.net)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Vận động viên uống 500 ml nước khi bóng lăn, trong trận đấu nên uống từ 150 đến 200 ml mỗi 15 phút, chia thành từng ngụm nhỏ.

Theo bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt, nước rất quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là các vận động viên bóng đá. Nếu muốn duy trì thể trạng tốt và đạt thành tích cao, cầu thủ cần uống nhiều nước hơn bình thường, ngay cả khi không cảm thấy khát.

Cách bù nước khi chơi thể thao để có sức bền như tuyển thủ U23 Việt Nam ảnh 1

Các cầu thủ đội tuyển Việt Nam uống bù nước trong quá trình thi đấu.

Các chuyên gia khẳng định việc bù nước rất quan trọng với người chơi thể thao, nhất là những môn thể thao kéo dài, đòi hỏi sức bền như bóng đá. Việc vận động cơ thể với cường độ cao như thế sẽ sinh ra một lượng nhiệt lớn, cơ thể tiết mồ hôi để tự làm mát nhằm ổn định thân nhiệt. Nếu cầu thủ mất 1-2% cân nặng do bị mất nước thì thành tích sẽ giảm sút.

Nghiên cứu cho thấy trong thời gian thi đấu hay tập luyện, các cầu thủ dễ dàng bị mất nước qua mồ hôi, dẫn đến mất 1-2% trọng lượng cơ thể. Chẳng hạn, một vận động viên có cân nặng 60 kg có thể bị mất 2% trọng lượng tức khoảng 1,2 kg.

Vận động viên càng di chuyển nhiều càng ra mồ hôi nên mất nước nhiều hơn. Do đó, phải luôn chú ý phòng ngừa tình trạng mất nước ở vận động viên bằng cách uống đủ nước trước, trong và sau khi tập luyện hoặc thi đấu. Vận động viên không nên để cơ thể bị mất nước vì khi đó phải mất nhiều giờ mới tái lập được sự cân bằng về nước trong cơ thể.

Trong mồ hôi, ngoài nước còn có các chất điện giải như natri, clo, canxi, kali, magie... Nếu không bù đủ nước và chất điện giải sẽ dẫn đến tình trạng vọp bẻ, còn gọi là chuột rút, mệt mỏi, tim đập nhanh, ngất xỉu, thậm chí trụy tim mạch nguy hiểm tính mạng.

Các bác sĩ khuyên mỗi cầu thủ nên uống từ 400 đến 600 ml nước trong vòng một tiếng đồng hồ trước khi thi đấu hoặc tập luyện. Trong thời gian bóng lăn, nên uống "dặm" nhiều lần, mỗi lần từ 150 đến 200 ml, cách nhau khoảng 15 đến 20 phút tùy theo mức độ ra mồ hôi. Sau khi trận đấu kết thúc, cần uống ngay để bù đủ lượng nước mất qua mồ hôi. Vận động viên giảm trọng lượng một kg thì phải bù một lít nước.

Lưu ý về các loại nước dùng trong quá trình vận động thể thao

- Không dùng nước ngọt có ga, đồ uống có cồn, nước tăng lực...

- Nhiệt độ nước thích hợp khoảng 17 độ C, không nên lạnh quá vì dễ gây viêm họng và khó hấp thụ nước.

- Nồng độ đường trong nước chỉ trong khoảng từ 2,5 đến 5%.

- Lượng chất điện giải trong một ngày ở vận động viên trưởng thành gồm natri 6 g, kali 4 g, photpho 1,2 g, clo 4 g, canxi 0,8 g, magie 0,3 g ...

- Loại nước uống thích hợp là nước lọc, nước trái cây hoặc một số nước chuyên dành cho vận động viên thể thao giúp bù chất điện giải.

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.