Cảm phục cậu bé mồ côi 2 năm nuôi heo để dành tiền ăn học

Mẹ mất sớm, cha biệt tăm, Hiếu sống cùng dì dượng. Con lợn được cho 2 năm trước, Hiếu chăm thành lợn mẹ, đã cho 3 lứa con.
Cảm phục cậu bé mồ côi 2 năm nuôi heo để dành tiền ăn học  ảnh 1

Câu chuyện của cậu bé Hồ Minh Hiếu, học sinh lớp 5C, Trường Tiểu học Nguyễn Thành, xã Bình Quý (Thăng Bình, Quảng Nam) - được nhiếp ảnh gia Đinh Chí Trung (Bình Phước) ghi lại - thu hút nhiều sự chú ý.

Cảm phục cậu bé mồ côi 2 năm nuôi heo để dành tiền ăn học  ảnh 3

Hiếu mồ côi mẹ từ sớm, cha bỏ đi. 12 tuổi, em chỉ học lớp 5, do sau khi mẹ mất, em được đưa sang Lào sống với cậu. Cuộc sống bên kia biên giới thiếu người quan tâm khiến Hiếu như gần quên tiếng mẹ đẻ. Lúc được đưa về Việt Nam năm hơn 7 tuổi, Hiếu mới bắt đầu đi học. 

Hiện tại, Hiếu sống cùng gia đình nhà dì. Chồng dì và người con thứ của họ mất khả năng lao động do ảnh hưởng tâm thần. Dì phải vào TP HCM rửa bát thuê. Ở nhà, Hiếu cùng một anh họ khác chăm hai người tâm thần. 

Đây là con heo nái mà bà ngoại cho em làm vốn liếng, đó cũng chính là gia tài bé nhỏ của em. Hiếu chăm con heo của mình chu đáo. Hàng ngày, em cắt rau và đến chợ xin thức ăn thừa về cho nó. Em tắm rửa, nhìn ngắm và vuốt ve nó giống như cách người ta chăm một con thú cưng.

Cảm phục cậu bé mồ côi 2 năm nuôi heo để dành tiền ăn học  ảnh 5

Nay heo mẹ vừa sinh được ba chú heo con, niềm vui của Hiếu lại nhân lên nhiều lần. Anh Lê Văn Dũng (27 tuổi, anh họ của Hiếu) cho biết: "Hiếu nuôi con heo này 2 năm, đẻ được 3 lứa. Mỗi khi bán được heo con, em vui lắm. Lứa trước heo mẹ đẻ được 8 con, nhưng phải đợt giá rẻ, chỉ bán được mấy trăm nghìn. Lứa sau được 3 con, bán được 900 nghìn. Hiếu lấy tiền đó đi chợ và chi tiêu việc học".

Cảm phục cậu bé mồ côi 2 năm nuôi heo để dành tiền ăn học  ảnh 7

Ở trường, dù lớn tuổi hơn các bạn cùng lớp nhưng nếu nhìn vào thân hình nhỏ bé của Hiếu thì không thể nhận ra điều đó.

Bà Hồ Thị Trí, 51 tuổi, (dì của Hiếu) cho biết mỗi tháng, bà đi làm thuê được khoảng 5 triệu đồng và gửi về 3 triệu cho Hiếu, cùng chồng và con trai chi tiêu. "Hiếu nuôi lợn để có việc làm và niềm vui, về cơ bản tôi vẫn nuôi bé là chính. Vì bệnh của chồng và con tôi vẫn đang điều trị nên thường ngày tôi sẽ gọi dặn Hiếu đi chợ mua gì. Thằng bé đi chợ rất khéo". Bà cũng cho biết bố của cậu bé mất liên lạc từ ngày vợ mất, năm Hiếu gần 4 tuổi.

Cảm phục cậu bé mồ côi 2 năm nuôi heo để dành tiền ăn học  ảnh 9

Tan học, những đứa trẻ khác sẽ về nhà ăn tối hoặc xem truyền hình, nhưng Hiếu thì còn nhiều công việc khác. Em ghé vào chợ để mua thức ăn về chuẩn bị bữa cơm tối. 

Hiếu trở về nhà với chiếc giỏ xe chứa rau và cá. Em khoe, bán được heo là đưa anh họ giữ hết. Hàng ngày anh sẽ đưa cho em tiền ăn sáng và đi chợ.

Cảm phục cậu bé mồ côi 2 năm nuôi heo để dành tiền ăn học  ảnh 11

Sau đó, em sẽ phụ dượng nấu cơm tối, tiếp theo là chuẩn bữa tối cho chú heo của mình. Vì anh Dũng đi làm tối mới về, Hiếu thường cũng sẽ tắm rửa luôn cho đàn heo của anh. 

Cô Tô Thúy Hằng, hiệu phó Trường tiểu học Nguyễn Thành cho biết: "Khi mới được đưa từ Lào về, trên người Hiếu có nhiều chỗ bị ghẻ lở. Thời gian đầu vào học, Hiếu cũng không giao tiếp được. Ai hỏi là em bẽn lẽn cười, hoặc bỏ chạy". 

Thời gian sau đó, nhà trường đã có buổi họp lại tìm ra giải pháp cho trường hợp của Hiếu. Giờ ra chơi mỗi ngày, cô giáo sẽ ở lại kèm em nói tiếng Việt. Hiếu được khuyến khích tham gia các trò chơi dân gian, dần dần cậu giao tiếp thông thạo, được bạn bè thương mến và học tiên tiến.

Cảm phục cậu bé mồ côi 2 năm nuôi heo để dành tiền ăn học  ảnh 13

"Hiếu còn ít tuổi mà hiểu chuyện, lại thật thà. Có lần tôi cởi áo mưa đánh rơi chiếc lắc tay trên sân trường, tìm mãi không thấy. Em nhặt được, biết là của tôi, liền chạy đến trả. Ở trường các bạn biết hoàn cảnh đều cưu mang Hiếu, kể cả những người bán hàng rong ngoài cổng cũng hay cho Hiếu đồ ăn", cô Hằng cho biết thêm.

Ông Đặng Nhân - trưởng thôn Quý Thạnh 1 (Bình Quý, Thăng Bình, Quảng Nam) cho biết Hiếu mồ côi mẹ từ lâu. Hiện em sống cùng ông bà ngoại và các dì, dượng của mình.

Cảm phục cậu bé mồ côi 2 năm nuôi heo để dành tiền ăn học  ảnh 15

Hiếu chỉ có một mong ước là dì của em trở về quê làm việc, để cả gia đình được sống bên nhau hạnh phúc.

Nhiếp ảnh gia Đinh Chí Trung, tác giả bộ ảnh "Hiếu và gia tài bé nhỏ" cho biết, anh đã tìm thấy Hiếu qua nhiều nguồn tin, trên hành trình thực hiện dự án "100 câu chuyện trẻ em Việt Nam". 

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.