Cận cảnh cuộc sống trong tâm dịch Chăm Puông

Thành Chung - Thành Cường

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Ngày thứ 5 thực hiện phong tỏa, cuộc sống của người dân ở bản Chăm Puông bắt đầu ổn định trở lại. Tuy nhiên, do hạn chế đi lại nên sinh hoạt của người dân gặp nhiều khó khăn.
Ảnh: Thành Cường
Bản Chăm Puông thuộc xã Lượng Minh, huyện Tương Dương. Có 100% người dân là đồng bào Khơ mú. Là một trong những bản thuộc diện khó khăn nhất của huyện Tương Dương. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Bản Chăm Puông có 190 hộ, 978 nhân khẩu, trong đó, 114 hộ nghèo, 62 hộ cận nghèo. Đời sống chủ yếu dựa vào nương rẫy và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hầu hết người trẻ đi rẫy hoặc làm ăn xa, trong bản chỉ còn lại trẻ em và người già. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường

Ngày 13/7, bản Chăm Puông phát hiện ca nhiễm Covid-19 đầu tiên. 3 người trong một gia đình được phát hiện nhiễm Covid-19 khi đến khám, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Tương Dương. Chỉ trong 4 ngày, số ca nhiễm ở bản nghèo đã lên đến 21 ca, tương đương với 5% dân số. Ảnh: Thành Cường

Ảnh: Thành Cường
Theo đó, bản Chăm Puông có 131 người được xác định là F1 buộc phải đưa đi cách ly tập trung. 152 người F2 tự cách ly và theo dõi tại nhà. Toàn xã Lượng Minh thực hiện theo Chỉ thị 16; thiết lập khu cách ly y tế bản Chăm Puông để phòng, chống dịch. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Hiện nay, ở 3 cụm dân cư bám theo 3 nhánh khe ở bản Chăm Puông đâu đâu cũng là dây giăng, biển treo nhà có người cách ly phòng, chống dịch... Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường

Có con trai phải đi cách ly tập trung, bà Lữ Thị An (42 tuổi) một mình chăm sóc 5 đứa cháu tầm 5-7 tuổi. Ảnh: Thành Cường

Ảnh: Thành Cường
Bà An có 4 người con trai, cả 4 đều đi làm công nhân, duy chỉ người con trai út mới về thì vừa được đưa đi cách ly. Trong 4 người con thì có 2 người đã lập gia đình. Trước khi đi thì các con gửi lại 5 đứa cháu nhờ ông bà chăm sóc… Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Dịch Covid-19 bùng phát, cả bản bị phong tỏa cách ly, không đi rẫy, đi rừng kiếm thực phẩm cho các cháu được khiến ông bà lo lắm. "Bây giờ nhà đang còn 1 thùng mì tôm, 1 bì gạo và ít rau, củ, quả do huyện, xã gửi, phát cho. Lâu dài thì không biết ra sao...” - bà An nói. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Ở thời điểm dịch bùng phát, bản Chăm Puông có 784 người có mặt trên địa bàn, còn 40 người làm nương rẫy trên núi xa. Họ về bản rải rác theo nhiều lối mòn trên núi. Ngay khi về nhà, lực lượng công an, y tế đã cử đoàn công tác thực hiện truy vết và lấy mẫu test nhanh. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Trước đây, khi dịch chưa bùng phát, người dân bản Chăm Puông khá chủ quan, lơ là, chưa ý thức được sự nguy hiểm của dịch Covid-19. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Mấy ngày qua, lực lượng công an, y tế, cán bộ xã thường xuyên đi nhắc nhở, tuyên truyền, dặn dò nên người dân đã biết rõ về dịch bệnh, tuân thủ các biện pháp phòng dịch, đảm bảo cách ly tại nhà theo đúng quy định. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Để phòng, chống dịch, huyện Tương Dương đã thành lập Sở Chỉ huy chống dịch đặt ngay tại bản Chăm Puông do một đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, có sự tham gia của lãnh đạo Công an, Ban Chỉ huy Quân sự huyện. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Đoàn viên, thanh niên, hội phụ nữ xã được huy động để tham gia công tác hậu cần, phục vụ các lực lượng chức năng làm nhiệm vụ nơi tâm dịch. Ảnh: Thành Cường

tin mới

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập Khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập Khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

(Baonghean.vn) - Chiều 7/5, đoàn công tác Ban Chỉ đạo diễn tập tỉnh Nghệ An do đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác chuẩn bị và phổ biến ý định diễn tập khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

Thúc đẩy sự phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Quỳ Châu

Thúc đẩy sự phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Quỳ Châu.

Tri ân sâu sắc các chiến sĩ Điện Biên

Tri ân sâu sắc các chiến sĩ Điện Biên

(Baonghean.vn) - Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tỉnh Nghệ An đã, đang và sẽ làm hết sức mình để tri ân công lao của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Quế Phong

Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện Quế Phong

(Baonghean.vn) - Chiều 6/5, Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Quế Phong.