Cận cảnh làng phế liệu lớn nhất Nghệ An
(Baonghean.vn) - Lộn xộn, bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường, luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ… là tình trạng chung của các điểm tập kết và kinh doanh phế liệu ở xã Diễn Hồng (Diễn Châu).
Theo thống kê, xã Diễn Hồng có khoảng 20 cơ sở kinh doanh phế liệu, tập trung thành "làng phế liệu" nằm cạnh Quốc lộ 1A. Ảnh: Thành Cường |
Có hàng trăm loại phế liệu, như xe ô tô, máy bơm nước, tivi ... cho đến túi bóng, lông gà, lông vịt được gom từ nhiều nơi về tập kết thành bãi ở các cơ sở kinh doanh phế liệu này. Ảnh: Thành Cường |
Phế liệu ở đây được chất thành những ngọn núi nhỏ, nhiều đến mức người ta phải dùng cả máy xúc để đào bới, phân loại... Ảnh: Thành Cường |
Bên cạnh các loại phế liệu thông thường như sắt vụn, túi bóng, ... thì những loại phế liệu tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao, có thể gây ô nhiễm môi trường hay bị cấm như bình gas, vỏ bom đạn ... cũng được gom về đây. Ảnh: Thành Cường |
Ắc-quy phế thải là chất thải nguy hại, có thể gây ô nhiễm môi trường dễ dàng tìm thấy ở trong các kho phế liệu. Ảnh: Thành Cường |
Công việc hàn xì, cắt kim loại diễn ra hàng ngày, ngay trên đống phế liệu dễ cháy. Hỏa hoạn, cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ảnh: Thành Cường |
Theo thống kê, tại xã Diễn Hồng đã xảy ra 5 vụ tai nạn liên quan đến cưa cắt phế liệu là các loại dễ cháy nổ, trong đó có 3 vụ xảy ra tại cơ sở kinh doanh phế liệu và 2 vụ xảy ra trong dân. Ảnh: Thành Cường |
Những điểm tập kết, thu mua phế liệu, sắt vụn không chỉ gây ô nhiễm về môi trường, mất mỹ quan đô thị, mà thật sự là những nguy cơ hiện hữu về an toàn cháy nổ. Vì vậy, ngoài các cam kết đã ký với chính quyền địa phương, quá trình hoạt động của các cơ sở này an toàn ở mức độ nào, hoàn toàn phụ thuộc vào kiến thức, ý thức tự giác của chính họ. Trong ảnh là hiện trường vụ cháy kho phế liệu tại ngõ 65 đường Lê Huân ( TP Vinh) vào đầu năm 2017. Ảnh: Phòng CS PCCC số 1 |