Cận cảnh 'xóm chạy thận' ở phố Vinh mùa Covid

(Baonghean.vn) - Nằm tại một trụ sở xí nghiệp cũ bên đường Lê Ninh (phường Quán Bàu, TP. Vinh), là nơi cư trú của những bệnh nhân suy thận. Những ngày dịch Covid-19 bùng phát, cư dân “xóm chạy thận” lay lắt vượt qua những ngày đại dịch.
Anh Kha Văn Giáp (SN 1991) quê ở xã Yên Hòa (Tương Dương) xuống Vinh chạy thận từ tháng 4/2017. Là lao động chính trong gia đình có 5 miệng ăn, anh Giáp đi làm công nhân ở Lâm Đồng được một thời gian thì phải nghỉ vì sức khỏe không đảm bảo do suy thận. Ảnh: Thành Cường
Anh Kha Văn Giáp (SN 1991) quê ở xã Yên Hòa (Tương Dương) xuống Vinh chạy thận từ tháng 4/2017. Là lao động chính trong gia đình có 5 miệng ăn, anh Giáp đi làm công nhân ở Lâm Đồng được một thời gian thì phải nghỉ vì sức khỏe không đảm bảo do suy thận. Ảnh: Thành Cường
Trở về quê gắng gượng với bệnh tật một thời gian, anh phải xuống Vinh để chạy thận từ giữa năm 2017 rồi trở thành một cư dân thường xuyên của “xóm chạy thận”; mỗi tuần phải đi chạy thận 3 lần. Ảnh: Thành Cường
Trở về quê gắng gượng với bệnh tật một thời gian, anh phải xuống Vinh để chạy thận từ giữa năm 2017 rồi trở thành một cư dân thường xuyên của “xóm chạy thận”; mỗi tuần phải đi chạy thận 3 lần. Ảnh: Thành Cường
Để có tiền trang trải, một ngày chạy thận, một ngày anh Giáp đi chạy xe lai. Chị Vi Thị Ôn - vợ anh Giáp cũng phải gửi con ở ông bà rồi xuống Vinh kiếm việc làm thêm để phụ chồng. Ảnh: Hải Vương

Để có tiền trang trải, một ngày chạy thận, một ngày anh Giáp đi chạy xe lai. Chị Vi Thị Ôn - vợ anh Giáp cũng phải gửi con ở ông bà rồi xuống Vinh kiếm việc làm thêm để phụ chồng. Ảnh: Hải Vương

Dịch Covid-19 bùng phát, “xóm chạy thận” đóng kín cổng thường xuyên. Anh Giáp cũng như những bệnh nhân chạy thận khác phải ở trong nhà, chỉ ra ngoài khi đi chạy thận. Mọi sinh hoạt và tiêu dùng hàng ngày đều do một mình vợ anh gánh vác. Ảnh: Thành Cường
Dịch Covid-19 bùng phát, “xóm chạy thận” đóng kín cổng thường xuyên. Anh Giáp cũng như những bệnh nhân chạy thận khác phải ở trong nhà, chỉ ra ngoài khi đi chạy thận. Mọi sinh hoạt và tiêu dùng hàng ngày đều do một mình vợ anh gánh vác. Ảnh: Thành Cường
a
Vừa chữa bệnh, vừa lo mưu sinh, lại chống chọi với dịch bệnh, cuộc sống của những bệnh nhân chạy thận trở nên ngặt nghèo hơn trong mùa dịch Covid-19. Ảnh: Hải Vương
“Được biết tình hình dịch diễn biến phức tạp, ai ở đây cũng lo lắng, chỉ biết trốn trong nhà, đến ngày chạy thận thì vào viện chứ không dám đi đâu. Việc làm thêm trước đây đều phải nghỉ”, anh Giáp nói. Ảnh: Hải Vương
“Được biết tình hình dịch diễn biến phức tạp, ai ở đây cũng lo lắng, chỉ biết trốn trong nhà, đến ngày chạy thận thì vào viện chứ không dám đi đâu. Việc làm thêm trước đây đều phải nghỉ”, anh Giáp nói. Ảnh: Hải Vương
Không riêng anh Kha Văn Giáp, “xóm chạy thận” còn có 11 người cùng hoàn cảnh tương tự. Họ đều là những người ở vùng sâu, vùng xa có hoàn cảnh khó khăn, đến đây thuê trọ để chữa bệnh. Bình thường, một ngày họ đi chạy thận, một ngày làm thuê, chạy xe lai, nhặt ve chai... để trang trải cuộc sống. Ảnh: Hải Vương
Không riêng anh Kha Văn Giáp, “xóm chạy thận” còn có 11 người cùng hoàn cảnh tương tự. Họ đều là những người ở vùng sâu, vùng xa có hoàn cảnh khó khăn, đến đây thuê trọ để chữa bệnh. Bình thường, một ngày họ đi chạy thận, một ngày làm thuê, chạy xe lai, nhặt ve chai... để trang trải cuộc sống.  Ảnh: Hải Vương
Vào mùa dịch Covid-19, những “con người cùng khổ” phải tự giam mình lại trong căn phòng chật hẹp để “trốn dịch”. Theo khuyến cáo, bệnh nhân ung thư; chạy thận; tiểu đường; béo phì; suy tim... là những đối tượng dễ tổn thương, có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng. Mùa Covid, “xóm chạy thận” luôn trong tình trạng nơm nớp lo âu. Ảnh: Thành Cường

Vào mùa dịch Covid-19, những “con người cùng khổ” phải tự giam mình lại trong căn phòng chật hẹp để “trốn dịch”. Theo khuyến cáo, bệnh nhân ung thư; chạy thận; tiểu đường; béo phì; suy tim... là những đối tượng dễ tổn thương, có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng. Mùa Covid, “xóm chạy thận” luôn trong tình trạng nơm nớp lo âu. Ảnh: Thành Cường

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.