Cậu bé người Thái với ý tưởng khôi phục nghề chế biến men lá từ cây rừng

(Baonghean.vn) - Tại cuộc thi Khoa học, Kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh phổ thông, Hà Huy Đức Thành cùng người bạn đồng hành Nguyễn Song Hào học sinh lớp 11A1, trường THPT DTNT tỉnh đã xuất sắc giành giải Nhì với dự án nghiên cứu “Sử dụng thành phần cây cỏ chế biến men lá trong sản xuất rượu”.
Sinh ra và lớn lên tại xã Tam Thái, huyện Tương Dương, Hà Huy Đức Thành được sống trong không gian văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc của người Thái miền Tây Nghệ An. Cậu bé miền núi nghèo từ nhỏ đã ấp ủ ước mơ bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Từ nhỏ, Thành được nghe ông bà kể lại cách thức người Thái dùng các loại lá cây trong rừng để làm men nấu rượu.

Trước tác động của cuộc sống hiện đại, truyền thống tự làm men rượu từ lá cây rừng đang có nguy cơ mai một và đi vào quên lãng. Để nghề làm men lá phục hồi và phát triển thành những làng nghề, giúp đồng bào dân tộc Thái ở miền núi thoát nghèo bền vững, Thành nảy sinh ý tưởng nghiên cứu cách thức làm men từ lá cây rừng và trình bày cho cô giáo dạy bộ môn Sinh học để được giúp đỡ. Cô giáo lập tức đồng ý và ủng hộ bằng cách cử thêm một bạn đồng hành cùng em hoàn thành công trình nghiên cứu.

Các em mày mò tìm hiểu các loài lá tại một số địa phương trong tỉnh Nghệ An. Ảnh: QP
Các em mày mò tìm hiểu các loài lá tại một số địa phương trong tỉnh Nghệ An. Ảnh: QP
Trải qua gần một năm nghiên cứu tài liệu, đi thực địa từ xã Đôn Phục, Môn Sơn huyện Con Cuông đến xã Tam Hợp, Tam Thái huyện Tương Dương, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu được 14 loại lá cây có khả năng làm men rượu. Trong đó, có nhóm cây trong vườn như: mía, mít, trầu không… còn lại là những lá cây trong rừng như: sa nhân, cam thảo, gừng gió, riềng rừng, sâm cau…
“Khó khăn lớn nhất trong quá trình tìm kiếm các nguyên liệu chính là vấn đề về nhận biết các loài lá. Thực tế rằng, trong rừng ở khu vực các huyện như: Tương Dương, Con Cuông, Kỳ Sơn rất đa dạng các loài cây, lá khác nhau. Cùng với đó là việc phân bổ các loài cây cũng hết sức phức tạp. Vì thế, có những loài lá chúng em phải mất hàng tháng trời mới có thể tìm ra được", em Thành cho biết thêm. 

Sau khi đã thu hái đủ các loại lá cây, các em tiếp xúc với những người già có kinh nghiệm để tìm hiểu, thu thập phương pháp, quy trình chế biến lá cây thành men, quá trình nấu cơm, ủ và nấu thành rượu. Sau khi đã có cơ sở lý thuyết, các em đã tự tay tiến hành quy trình tại phòng thí nghiệm của nhà trường.

“Các em đã vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách để hoàn thành công trình của mình không chỉ bằng niềm đam mê khoa học mà còn là tình yêu, niềm tự hào sâu sắc về những tinh hoa văn hóa quý giá của chính dân tộc mình”, cô Lương Thị Ngọc Hoàn, giáo viên hướng dẫn chia sẻ.

Mất rất nhiều thời gian và công sức để đầu tư cho công trình nghiên cứu. Ảnh: QP
Mất rất nhiều thời gian và công sức để đầu tư cho công trình nghiên cứu. Ảnh: QP
Khi sản phẩm rượu ra lò, các em được sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn gửi mẫu tới Trung tâm kỹ thuật số 2, thành phố Đà Nẵng để kiểm định. Kết quả thu được là chỉ số men đạt tiêu chuẩn theo TCVN 8275-2:2010, TCVN 8008-2009 và AOAC 972.07-2006.

Với kết quả kiểm định hết sức ấn tượng cùng tính thực tiễn cao của công trình, Hội đồng Khoa học trường THPT DTNT 1 tỉnh Nghệ An đã quyết định gửi công trình của 2 em tham dự cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh phổ thông và công trình xuất sắc đạt giải Nhì.

Công trình nghiên cứu của các em được rất nhiều người ủng hộ và giúp đỡ. Ảnh: QP
Công trình nghiên cứu của các em được rất nhiều người ủng hộ và giúp đỡ. Ảnh: QP
“Đây là một dự án có ý nghĩa hết sức đặc biệt trong đề án bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đang có nguy cơ mai một của đồng bào dân tộc Thái khu vực miền núi Nghệ An. Công trình khẳng định tài năng, niềm đam mê khoa học của của cô, trò người dân tộc Thái. Đây là một dự án không chỉ có tính thực tiễn mà còn mang tính giáo dục sâu sắc đến các thế hệ trẻ, đặc biệt là những học sinh con em dân tộc miền núi”, thầy Phan Đình Trường, Phó hiệu trưởng trường THPT DTNT 1, tỉnh Nghệ An cho biết thêm.

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.