Cây nêu ngày Tết

(Baonghean.vn) - Trồng (dựng) cây nêu ngày Tết là một phong tục rất độc đáo của người Việt Nam. Không giống như tục đánh chuông, đi chùa đầu năm thường thấy ở người Nhật, hay lì xì cũng được thấy ở ngày Tết của người Trung Quốc, dường như đây là một tục lệ mà chỉ riêng người Việt mới có. Không chỉ là nét đặc trưng độc đáo của Tết cổ truyền người Việt, mà tục lệ trồng nêu còn mang những ý nghĩa sâu xa mà không kém phần đặc sắc, lý thú.
Cây nêu ngày Tết ảnh 1
Cây nêu - một biểu tượng của văn hóa Việt. Ảnh tư liệu: Huy Thư

Tục lệ gắn kết khá chặt chẽ với các hoạt động khác của người Việt trong những ngày Tết nhằm trừ tà cầu an. Những ngày trước Tết, bà con thường làm các lễ cúng: tiễn ông Táo về Trời, cúng thần Thổ Địa, Hàn Khiển... Trồng đào, chơi đào cũng vậy, ngoài để cho đẹp thì còn để trừ tà. Bởi lẽ gỗ đào được dùng để trừ tà, hình ảnh đạo gia, thầy pháp thường gắn liền với quả đào là vì vậy.

Từ 23 tháng Chạp, các ông Táo vốn có nhiệm vụ bảo vệ nhà cửa khỏi ma quỷ làm hại, không còn ở lại bảo vệ gia chủ, nên cần có các hoạt động khác nhau để xua đuổi ma quỷ. Trong truyền thuyết, để tránh ma quỷ làm hại người, Phật đã giao hẹn rằng, áo cà sa của người tỏa đến đâu thì ma quỷ phải tránh khỏi nơi đó, và cây nêu chính là cái giá treo giúp bóng áo cà sa được tỏa rộng khắp, nhờ đó mà ma quỷ phải tránh xa con người. Cây nêu vì vậy cũng mang ý nghĩa xua đuổi ma quỷ, giữ an lành cho con người trong những ngày ông Táo chầu trời còn quỷ tìm về trong nhân gian.

Ngay các vật dụng treo trên nêu cũng mang chứa ý nghĩa này: bùa cầu an và cành đa (hoặc lá dứa) dọa quỷ trong giỏ tre, khánh làm bằng đất nung có tiếng động phát ra khi gió rung để nhắc nhở bọn quỷ nghe mà tránh xa...

Tuy nhiên, không chỉ treo những đồ cầu may, người ta vẫn có thể treo thêm những thứ đồ trang trí như: đèn lồng, đồ thêu, khánh đất, dải cờ nheo đủ màu… cộng thêm với chiều cao vượt trội của cây tre trồng nêu khiến cây nêu trở thành những hình tượng nổi bật, lộng lẫy nhất trong những ngày Tết, xứng đáng là một trong những biểu tượng ngày Tết Nguyên đán trong văn hóa Việt.

Cây nêu ngày Tết ảnh 2
Những năm gần đây người dân trở lại với phong tục dựng cây nêu ngày Tết. Ảnh tư liệu: Huy Thư

Vậy cây nêu là gì? Nó có xuất xứ như thế nào? Tại sao nó lại mang ý nghĩa trừ tà cầu may? Ta có thể tìm thấy câu trả lời trong câu chuyện "Sự tích cây nêu ngày Tết" theo Nguyễn Đổng Chi trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam:

"Ngày xưa quỷ chiếm toàn bộ đất, còn người chỉ làm thuê và nộp phần lớn lúa thu hoạch cho quỷ. Quỷ ngày càng bóc lột người quá tay và cuối cùng quỷ tự cho mình hưởng quyền "ăn ngọn cho gốc". Người chỉ được hưởng rạ, tuyệt đường sinh nhai nên cầu cứu Đức Phật giúp đỡ. Phật bảo người đừng trồng lúa mà trồng khoai lang. Mùa thu hoạch ấy, người được hưởng không biết bao nhiêu củ khoai, còn quỷ chỉ hưởng lá và dây khoai, đúng theo phương thức "ăn ngọn cho gốc".

Sang mùa khác, quỷ lại chuyển qua phương thức "ăn gốc cho ngọn". Phật bảo người lại chuyển sang trồng lúa. Kết quả quỷ lại hỏng ăn. Quỷ tức lộn ruột nên mùa sau chúng nó tuyên bố "ăn cả gốc lẫn ngọn". Phật trao cho người giống cây ngô (bắp) để gieo khắp nơi. Quỷ lại không được gì, còn người thì thu hoạch cơ man là ngô. Cuối cùng quỷ nhất định bắt người phải trả lại tất cả ruộng đất không cho làm rẽ nữa.

Phật bàn với người, xin miếng đất bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn cây tre. Quỷ thấy không thiệt hại gì nên đồng ý. Khi đó Phật dùng phép thuật để bóng chiếc áo cà sa đó che phủ toàn bộ đất đai khiến quỷ mất đất phải chạy ra biển Đông.

Do mất đất sống nên quỷ huy động quân vào cướp lại. Trận đánh này bên quỷ bị thua sau khi bị bên người tấn công bằng máu chó, lá dứa, tỏi, vôi bột,... và quỷ lại bị Phật đày ra biển. Trước khi đi, quỷ xin Phật thương tình cho phép một năm được vài ba ngày vào đất liền viếng thăm phần mộ của tổ tiên cha ông. Phật thương hại nên hứa cho.

Do đó, hàng năm, cứ vào dịp Tết Nguyên đán là những ngày quỷ vào thăm đất liền thì người ta theo tục cũ trồng cây nêu để quỷ không bén mảng đến chỗ người cư ngụ. Trên nêu có treo khánh đất, có tiếng động phát ra khi gió rung để nhắc nhở bọn quỷ nghe mà tránh. Trên ngọn cây nêu còn buộc một bó lá dứa hoặc cành đa mỏ hái để cho quỷ sợ.

Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía Đông và rắc vôi bột xuống đất trước cửa ra vào trong những ngày Tết để cấm cửa quỷ".

Cây nêu ngày Tết ảnh 3
Người dân bản Cửa Rào, xã Xá Lượng (Tương Dương) dựng cây nêu đón Tết. Ảnh tư liệu: Đình Tuân

Vào thời kỳ hiện đại, nhất là thời kỳ bao cấp và đổi mới, do sự khó khăn về kinh tế cũng như việc đất nước vừa trải qua những cuộc chiến vệ quốc khốc liệt, khiến các hoạt động, nghi thức truyền thống trở nên mai một, tục trồng cây nêu cũng dần bị biến mất. Đã có thời kỳ dài mấy chục năm, hầu như cây nêu không còn bóng dáng trên nước ta trong những ngày Tết, và việc nhắc nhớ đến tục lệ này cũng dần trở nên dĩ vãng.

Thật may mắn thay, cùng với sự đi lên của đất nước, và những hoạt động khôi phục văn hóa, tôn vinh nét đẹp cổ phong dân tộc của những con người tha thiết yêu truyền thống của dân tộc, mà tục trồng cây nêu cũng dần được phục hồi. Đặc biệt, trong Tết Nguyên đán Canh Tý vừa qua, tục này đã thực sự trở thành phong trào rộng khắp. Cũng như nhiều người, tôi đã đặc biệt ấn tượng vì khắp một vùng rộng lớn trên quê hương Nghệ An yêu dấu, đâu đâu cũng vút cao hình ảnh những ngọn nêu với dải cờ, đèn lồng, đèn điện giăng mắc cầu kỳ mà vẫn đượm hồn xưa vốn cổ!

Nhìn thấy cảnh tượng người dân nô nức khôi phục nét đẹp tinh hoa xưa cũ tưởng đã mất đi từ lâu như vậy, tôi dâng tràn một cảm xúc mãnh liệt, niềm xúc động vô bờ, vì biết được rằng, những nét đẹp tinh hoa của cha ông mình sẽ luôn còn mãi, quê hương chưa bao giờ đẹp đến thế.

Cây nêu ngày Tết ảnh 4
Những chiếc đèn lồng gắn lên các cây nêu Tết tại thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong. Ảnh tư liệu: Quang An

Tin mới

Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Nghệ An còn một số bất cập về thiết kế kỹ thuật cần được tháo gỡ

Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Nghệ An còn một số bất cập về thiết kế kỹ thuật cần được tháo gỡ

(Baonghean.vn) - Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án 6 (Bộ GTVT), các nhà đầu tư, nhà thầu cũng như các địa phương có đường bộ cao tốc chạy qua, việc GPMB đã cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm vướng mắc, trong đó có những ách yếu liên quan đến thiết kế kỹ thuật công trình.
Thông tin nổi bật tỉnh Nghệ An ngày 2/6

Thông tin nổi bật tỉnh Nghệ An ngày 2/6

(Baonghean.vn) - Quốc hội khoá XV thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; các đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri trước kỳ họp giữa năm; Chủ tịch UBND tỉnh thăm, làm việc tại thị xã Hoàng Mai… Đây là những nội dung đáng chú ý ngày 2/6 đăng trên baonghean.vn.
Làm rõ kiến nghị của cử tri về xây dựng cầu sông Giăng và tuyến đường chợ Chùa tại huyện Thanh Chương

Làm rõ kiến nghị của cử tri về xây dựng cầu sông Giăng và tuyến đường chợ Chùa tại huyện Thanh Chương

(Baonghean.vn) - Tiếp xúc cử tri vùng Cát Ngạn (huyện Thanh Chương), Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Nam Đình đã trả lời, làm rõ kiến nghị của cử tri về xây dựng cầu cứng sông Giăng và nâng cấp tuyến đường từ chợ Chùa (xã Phong Thịnh) đi xã Thanh Đức.
Đọc truyện đêm khuya: Quân khu Nam Đồng - Phần XIII: Ghen 1

Đọc truyện đêm khuya: Quân khu Nam Đồng - Phần XIII: Ghen 1

(Baonghean.vn) - Chắc hẳn ai đã từng yêu đều biết cảm xúc ghen tuông mang đến cho người trong cuộc cảm xúc như thế nào. Trong chương trình đêm nay, hãy cùng lắng nghe để xem các nhân vật trong "Quân khu Nam Đồng" đối diện với tình huống được xem như gia vị của tình yêu như thế nào.
Cử tri đề nghị sớm có chính sách hỗ trợ 12 hộ dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai ở Tương Dương

Cử tri đề nghị sớm có chính sách hỗ trợ 12 hộ dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai ở Tương Dương

(Baonghean.vn) - Chiều 2/6, tại xã Lượng Minh (Tương Dương), đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri 3 xã: Lượng Minh, Xá Lượng và Yên Na. Đây là hoạt động chuẩn bị cho kỳ họp giữa năm của HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Giới thiệu 75 bức tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Bác Hồ ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc

Giới thiệu 75 bức tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Bác Hồ ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc

(Baonghean.vn) - Mỗi tác phẩm tranh cổ động là một thông điệp tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức sâu sắc ý nghĩa của Lời kêu gọi Thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như vị trí, vai trò, tác dụng to lớn của phong trào thi đua yêu nước.
Lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh Nghệ An chúc mừng Giáo hội Phật giáo tỉnh nhân Đại lễ Phật đản

Lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh Nghệ An chúc mừng Giáo hội Phật giáo tỉnh nhân Đại lễ Phật đản

(Baonghean.vn) - Chiều 2/6, đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An và các tổ chức thành viên do đồng chí Lê Văn Ngọc - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh dẫn đầu đến thăm, chúc mừng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh nhân đại lễ Phật đản 2023 (Phật lịch 2567).
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Quỳ Hợp

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Quỳ Hợp

(Baonghean.vn) -  Sáng 2/6, tại xã Châu Lý, đồng chí Nguyễn Như Khôi - Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh có buổi tiếp xúc cử tri các xã: Châu Quang, Châu Cường, Châu Thành, Châu Tiến, Châu Hồng, Châu Thái, Châu Lý, Nam Sơn, Bắc Sơn và thị trấn Quỳ Hợp của huyện Quỳ Hợp.
Đại hội Công đoàn cơ sở Ngân hàng TMCP Bắc Á đã diễn ra thành công. Ảnh: BAB

Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á: Chăm lo tốt đời sống người lao động để phát triển bền vững

(Baonghean.vn) - Không chỉ kiên tâm với triết lý kinh doanh luôn hướng tới mục tiêu Vì hạnh phúc đích thực của con người, mà bằng nỗ lực của tổ chức Công đoàn cơ sở, các cán bộ, nhân viên, người lao động của BAC A BANK cũng luôn được hưởng những chính sách phúc lợi toàn diện và thiết thực.
Tỉnh táo với 'ngành công nghiệp IELTS'

Tỉnh táo với 'ngành công nghiệp IELTS'

(Baonghean.vn) - Bạn muốn giao tiếp bằng tiếng Anh hay ư? Mỉm cười và giúp cho người cùng giao tiếp cảm thấy vui vẻ và thoải mái, đây là một cách giao tiếp rất hay, rồi sau đó tự tìm hiểu cách tự học.