Chia sẻ của một phó hiệu trưởng về 'áp lực' của Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Thầy giáo Tường Lân - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lê Viết Thuật

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Đã công tác trong nghề đã 24 năm, cũng rất nhiều lần đưa học sinh đi thi đủ các thể loại: thi học sinh các môn văn hóa ở nhiều cấp, thi TDTT, các kỳ thi Olympia... nhưng đây là lần đầu tiên tôi mới cảm nhận được thế nào là “sức ép” của một cuộc thi một cách đúng nghĩa nhất...

Cách đây chừng 5 năm về trước, khi nghe ở các thành phố lớn - nhất là Hà Nội, các phụ huynh thức trắng đêm, leo bờ rào, thậm chí là chen lấn, xô đẩy nhau…, miễn sao có được tấm vé thông hành cho con vào trường công lập, mình nghe thấy có vẻ hài hài, thậm chí một số người còn tặc lưỡi “có cần thiết phải thế không”… bala… bala…

Nhưng giờ đây nó đã hiển hiện ngay trước mắt mình và rất nhiều phụ huynh ở thành phố Vinh, nhanh và gần như trở tay không kịp.

Năm ngoái, theo các nguồn thông tin từ báo chí và Sở Giáo dục và Đào tạo, 3 trường công lập ở thành phố Vinh tỷ lệ đỗ NV1 dao động từ 51% - 60% (ước tính), có nhiều người cho rằng đó là năm 2007 (Đinh Hợi) số trẻ em tăng đột biến (năm lợn vàng).

BNA_Đức Anh-5018.jpg
Phụ huynh thành phố Vinh đợi con tại Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Ảnh: Đức Anh

Tuy nhiên, đến năm 2023 tình hình có vẻ lặp lại, cả học sinh và phụ huynh có con thi tuyển vào 10 của thành phố Vinh như ngồi trên đống lửa, cộng với chu kỳ nắng nóng kéo dài gay gắt của thời tiết của những ngày tháng Bảy này dường như làm cho nhiệt độ trong nhiều ngôi nhà càng nóng thêm.

Sáng hôm nay, đọc bài viết “Kỳ thi vào lớp 10 bao giờ hết áp lực?” trên Báo Nghệ An, rồi liên tục nhận được nhiều cuộc gọi của các phụ huynh hỏi về điểm chuẩn… tôi lại cảm nhận thêm nhiều điều và suy nghĩ mình cần phải chia sẻ một vài điều. Xin phép không bình luận hay đề xuất những phương án, giải pháp… cho thực tế này, chỉ mạo muội trao đổi vài điều nho nhỏ với các cháu bạn bè cùng trang lứa với con gái mình và phụ huynh các cháu.

BNA_Đức Anh-4411.jpg
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay điểm thi tăng vọt khiến điểm chuẩn vào các trường tăng cao. Ảnh: Đức Anh

1. Với các bậc phụ huynh - nếu là những người may mắn, xin đừng khoe, đừng vui mừng “thái quá”. Cách đây chừng 1 tháng, trên báo Dân Trí có nói đến chuyện một cậu học sinh thi đậu vào trường chuyên danh tiếng, mẹ cậu đã quá vui, và quên “xin phép” con về việc khoe trên mạng xã hội; cậu bé đã phản ứng “Bạn con rớt đầy! Mẹ bớt khoe khoang chuyện con đỗ được không? Con khó chịu lắm rồi đó”. Xin các vị hãy giữ niềm vui, sự hân hoan ấy trong chừng mực nhất định được không ạ? Vì xung quanh chúng ta hẳn có những người rất bối rối, rất thu mình… sau khi biết kết quả của con mình.

Đặc biệt là phụ huynh của các cháu chưa đạt được nguyện vọng ở kỳ thi này, rất mong mọi người thật bình tĩnh, thật thông cảm và chia sẻ với con mình. Xin đừng chì chiết, nặng lời, bày tỏ thái độ này nọ hay là kêu khóc, bóng gió, kể lể về “công sức”, về “sự hy sinh” của bản thân mình, trong khi con mình chẳng hiểu, không cố gắng, không thật sự nỗ lực…

Hôm đón con ở trường thi, tôi thấy có một số cháu khóc òa khi nhìn thấy bố, mẹ đến đón, thậm chí có những cháu không chịu rời trường thi - hẳn là các cháu cũng chịu áp lực, thậm chí là lớn hơn chúng ta (những phụ huynh) rất nhiều.

bna_Giáo viên Trường THCS Hưng Bình trao đổi với các học sinh trước khi thay đổi nguyện vọng. Ảnh - Mỹ Hà.jpeg
Sau Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, nhiều học sinh băn khoăn trước khi thay đổi nguyện vọng. Ảnh: Mỹ Hà

Năm ngoái, tôi đã phải tư vấn cho khá nhiều trường hợp rơi vào hoàn cảnh này: không khí gia đình u ám, con thì stress, bố mẹ cãi nhau, ông bà cũng stress theo luôn… trộm nghĩ dại, rủi mà các cháu nghĩ quẩn thì ân hận cả đời.

Xin cũng đừng tự trách mình vì đã không cố gắng để cho con có một “vé” vào trường công lập như mơ ước.

Tôi tin một điều chắc chắn rằng, các vị đã cực kỳ nỗ lực, cực kỳ chịu khó, thậm chí là có người còn mơ về “sự trả thù ngọt ngào” vì ngày xưa mình không thi vào được trường mà con mình đăng ký. Nói ra điều này thật dễ, và tôi biết để làm được điều này là cực kỳ khó. Trong cuốn “Bước chậm lại giữa thế gian vội vã”, Đại đức Hea Min đã nói “…tất cả những hành động ta nói là làm vì người khác, thật ra đều vì chính bản thân ta… việc lo lắng hết mình cho con cái giỏi giang, suy cho cùng là vì muốn con cái thành công theo ý mình”.

2. Với các cháu 2K8 - nói theo cách của tuổi teen, các con đã trải qua một thử thách rất cam go. Với những cháu may mắn, hãy mỉm cười thật tươi, hãy cảm nhận hạnh phúc, hãy cảm ơn các thầy, cô giáo đã chắp cánh cho ước mơ của các con được bay cao, rồi sẽ bay xa hơn nữa; hãy trân trọng và biết ơn bố mẹ cùng những người thân yêu đã luôn động viên và dõi theo các con… Và quan trọng hơn, các con hãy nhớ: Đây chỉ là bắt đầu cho một chặng đường mới, nhiều cam go và thử thách mới cũng không hề ít.

Với các cháu chưa đạt được mơ ước, lời đầu tiên thầy muốn nói là rất chia sẻ, và… mong các con hãy hít thật sâu, hãy thả lỏng cơ thể để tĩnh tâm lại. Đây không phải là thất bại hay là thảm họa đâu các con ạ, chỉ là ngã rẽ khác thôi. Đừng tự dằn vặt, đừng suy nghĩ tiêu cực và làm những điều dại dột. Thầy biết đó là điều cực khó với các con, những “thiên thần ẩm ương” của tuổi 15, mọi người vẫn ở bên các con và hy vọng các con tiếp tục cố gắng trong những hành trình sắp tới. Ai cũng muốn có được một gia đình hạnh phúc, một môi trường học tập (làm việc) như mơ… Nhưng sự thật nhiều khi nó phũ phàng - không như là mơ, thậm chí trái ngược với ước mơ.

Một người thành công sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn, thuận lợi có, khó khăn có, thậm chí là thất bại cay đắng, nhưng chắc chắn một điều là phải luôn học hỏi, luôn cố gắng và nỗ lực vươn lên.

Cách đây vài ngày, thầy có dự Hội khóa kỷ niệm 20 năm ra trường của học sinh cũ, một điều bất ngờ là nhiều học sinh ở lớp bán công ngày đó lại trưởng thành và có nhiều đóng góp cho xã hội, tích cực giúp đỡ các bạn trong lớp hay trong khóa học có hoàn cảnh khó khăn. Các anh chị ấy bảo “thầy chắc không nhớ những đứa học dốt như bọn em” - thầy phản biện lại hai điểm căn bản: Thứ nhất thầy không phân biệt các em học sinh theo trình độ, hoàn toàn bình đẳng; thứ hai: Các em không phải học dốt mà là do chưa chịu học hoặc chưa được khai thông trí lực - điều này cũng một phần do lỗi các thầy.

bna_Ảnh - Mỹ Hà (8).JPG
Phụ huynh thị xã Cửa Lò đăng ký nhập học lớp 10 cho các con. Ảnh: Mỹ Hà

Trong các chuột 2K8, hẳn có nhiều con thích phim chưởng, và không biết các con đã xem phim “Tuyệt đỉnh Kungfu” mà ngôi sao Châu Tinh Trì thủ vai nhân vật Tinh hay chưa. Tinh - một kẻ lang thang, được một ông già ăn xin nhận định là kỳ tài võ học và đề nghị đổi 10 xu lấy cuốn “Như Lai Thần Chưởng”, anh này đã đập ống tiết kiệm và mua sách về tự luyện, dĩ nhiên là không thành công.

Sau này, nhờ có trận tỉ thí với Chung Cực Sát Nhân Vương (Lão Quái) và bị Lão Quái đánh cho thập tử nhất sinh. Nhưng đó lại là điểm mấu chốt của vấn đề, Lão Quái đã vô tình đả thông kinh mạch và giúp cho Tinh hấp thu được võ công trong “Như Lai Thần Chưởng”. Kết cục là Tinh đã không những thắng Lão Quái mà còn được lão tôn làm sư phụ… Thầy hy vọng trong những chặng đường sắp tới, các con sẽ gặp được những người góp phần “đả thông kinh mạch”, “khai mở tiềm năng” cho các con.

Muốn nói rất nhiều nữa nhưng sợ dài quá. Mong các chuột 2K8 có đủ sức khỏe, tâm trong, trí sáng, đầy hoài bão để tiếp tục những hành trình mới./.

tin mới

Thư viện

Để sách trở thành người bạn của học trò

(Baonghean.vn) - Internet phát triển, điện thoại di động, mạng xã hội và rất nhiều mối quan tâm khác khiến giới trẻ ngày nay không còn nhiều người mặn mà với sách. Chính vì thế, gây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường là điều hết sức cần thiết, dù với ở độ tuổi nào.

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.