Chiến lược 'Ả-rập hóa chiến tranh' của Mỹ thất bại ở Syria
Có nhiều nguyên nhân ở trong và ngoài đất nước Syria, cùng với bản thân Saudi Arabia khiến cho Chiến lược “Ả-rập hóa chiến tranh” của Mỹ thất bại ở Syria.
Nhà Trắng đã có một ý tưởng mới nóng bỏng là rời khỏi Syria nhưng đồng thời vẫn duy trì sự hiện diện ở đây bằng cách triển khai một lực lượng quân sự Ả Rập đến các căn cứ quân sự mà Hoa Kỳ đã thiết lập ở Syria, chủ yếu từ Vương quốc Ả Rập Saudi (KSA, Saudi Arabia).
Vì vậy, chiến lược “Ả Rập hóa chiến tranh” của Mỹ đã khơi dậy những ký ức về một trong những cuộc chiến tranh đẫm máu nhất của thời đại, đó là nhừng kỷ niệm cay đắng nhất của Mỹ ở Việt Nam.
Dường như kế hoạch đã được thúc đẩy tích cực trong thời gian gần như kéo dài một tháng, sau chuyến thăm Mỹ của Bộ trưởng quốc phòng Saudi Arabia, Thái tử Mohammed bin Salman. Và sự tồn tại của kế hoạch đã được công bố vào ngày 17 tháng 4 bởi bộ trưởng ngoại giao Saudi Arabia, Adel al-Jubeir, trong một cuộc họp báo chung với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres.
Sau cuộc tấn công tên lửa vào Syria, Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders đã nhắc lại rằng, Tổng thống Donald Trump vẫn muốn rút quân sớm khỏi Syria. Sự ra đời của một lực lượng quân sự Saudi Arabia tại các căn cứ mà Lầu Năm Góc đã xây dựng ở Syria dường như là phục vụ cho lợi ích của Hoa Kỳ.
Chính phủ Hoa Kỳ đã không chỉ đề xuất với Saudi Arabia về việc họ sẽ thay thế quân Mỹ, mà đề nghị này cũng đã được đưa ra với Qatar và “Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất” (United Arab Emirates - UAE), hai nước này cũng sẽ đóng vai trò tương tự như Saudis.
Ngoài ra, nguồn thông tin còn tiết lộ về việc các chế độ Quân chủ vùng Vịnh sẽ cung cấp tiền để xây dựng lại miền bắc bị tàn phá hủy của Syria. Có vẻ như, Mỹ và khối liên quân Ả rập này sẽ không chỉ dựa vào lực lượng quân sự, mà còn dựa vào việc "mua chuộc" dân địa phương.
Tuy nhiên, chiến lược được gọi là “Ả rập hóa chiến tranh Syria” này đã làm dấy lên ra một câu hỏi lớn là “người Mỹ có tính đến Nga và chính phủ Syria hay các đồng minh của chính mình là người Kurd hoặc 2 nước có ảnh hưởng lớn ở Syria là Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, về vấn để như vậy hay không?
Mỹ vừa đưa ra chiến lược mới mang tên “Ả rập hóa chiến tranh Syria" |
Không, tất nhiên là không. Ngay cả khi rút lui, Mỹ vẫn không cam tâm từ bỏ “sự thống trị” của họ. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, ý tưởng thay thế người Mỹ bằng người Ả Rập đã bị thất bại.
Thứ nhất là: Tất cả các bên can dự vào
Tất cả những nước láng giềng của Syria, trừ Israel cũng đều không thấy có lợi ích gì từ việc để Quân đội Saudi thay thế người Mỹ.
Iraq chống lại ý tưởng này, vì họ muốn tránh phải đối phó với một cuộc nổi loạn kinh hoàng trên biên giới của mình, xuất phát từ cuộc chiến giữa những người Hồi giáo dòng Sunni và Shiite, mà thủ lĩnh là hai thế lực lớn nhất Trung Đông là Iran và Saudi Arabia.
Libya cũng chống lại sự xuất hiện của Saudi Arabia trên “sân khấu” Syria, bởi lo ngại rằng các cuộc đụng độ giữa người Sunni và người Shi'ite sẽ chuyển lửa vào trong biên giới của họ, biến Libya thành “võ đài Hồi giáo” mới ở Bắc Phi, tạo điều kiện thuận lợi cho IS bành trướng thế lực ở đây.
Ngay cả Jordan - đồng minh phụ thuộc nhiều nhất vào Washington và London, cũng cảm thấy “mệt mỏi” với sáng kiến này. Là một chính trị gia thực dụng, vua Abdullah II của Jordan thừa biết về tất cả các hậu quả tiêu cực có thể xảy ra từ cam kết nguy hiểm này.
Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia là một thế lực cần phải chú ý ở Syria thì lại càng không cần đến sự hiện diện người Saudi, bởi vì sự xuất hiện của Riyadh sẽ làm suy yếu ảnh hưởng của Ankara trong khu vực được kiểm soát ở miền bắc Syria.
Gần 30.000 quân hiện nay ở dưới trướng của Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib và Afrin (mới được di chuyển về Aleppo từ Đông Ghouta và Đông Qalamoun, mới được quân chính phủ giải phóng), đã được sự hậu thuẫn của Riyadh và Abu Dhabi trong hầu như toàn bộ khoảng thời gian “nội chiến” ở Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ có mọi lý do để lo sợ rằng, nếu can dự trực tiếp vào Syria, Saudi Arabia và UAE sẽ tái quy phục những nhóm này và thu nạp thêm nhiều nhóm khác để khẳng định ảnh hưởng thống trị của Riyadh trong khu vực.
Ai Cập cũng đã “say NO” với các đề xuất này. Chính quyền Cairo cũng thẳng thắn hoàn toàn loại trừ sự tham gia của họ trong việc thực hiện kế hoạch này.
Mohammad Rashad, quan chức cấp cao của Tổng cục tình báo Ai Cập, đã bày tỏ quan điểm của Cairo: “Các lực lượng vũ trang Ai Cập không phải là lính đánh thuê và không thể được các quốc gia nước ngoài thuê hoặc ra lệnh triển khai ở một khu vực nhất định. Điều này là không thể chấp nhận được”.
Tuyên bố này là một phản ứng gián tiếp đối với lời kêu gọi của cố vấn an ninh quốc gia mới của Tổng thống Mỹ là ông John Bolton, gửi tới người đứng đầu các cơ quan tình báo Ai Cập Abbas Mustafa Kamil, mời chính quyền Cairo tham gia vào kế hoạch này.
Thứ hai là: Bản thân người
Trong lãnh thổ Syria cũng có rất nhiều vấn đề đang chờ đợi Saudi, đầu tiên là về phía chính quyền của ông Bashar al-Assad. Ý tưởng “Ả rập hóa chiến tranh Syria” của Mỹ sẽ chỉ khiến Damascus kiên định hơn và tự tin hơn trong hành động chống lại các thế lực ngoại bang xâu xé đất nước mình.