Chương trình phổ thông tổng thể mới nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

(Baonghean.vn) - Sáng 9/3, tại Trường Đại học Vinh, GS.Tiến sỹ Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới đã có cuộc nói chuyện về Chương trình giáo dục phổ thông mới và dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông.

Buổi nói chuyện có sự tham gia của lãnh đạo Trường Đại học Vinh, Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh; hiệu trưởng các Trường THPT trên địa bàn và giảng viên, sinh viên Trường Đại học Vinh, Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An.

Các đại biểu tham dự buổi trò chuyện. Ảnh: Mỹ Hà
Các đại biểu tham dự buổi trò chuyện. Ảnh: Mỹ Hà

Tại chương trình này, hơn một nửa thời gian các đại biểu được nghe giới thiệu khái quát về Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới hiện nay. Chương trình hiện đang trong quá trình lấy ý kiến để góp ý cho dự thảo nhưng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là những người công tác trong ngành giáo dục.  

Tổng chủ biên chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể cũng khẳng định: Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trong thời điểm này được xem là cấp thiết để đáp ứng những đòi hỏi của thực tế và bắt kịp xu thế chung của nhân loại. Mục đích chính nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hóa vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội.

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết giới thiệu khái quát về chương trình phổ thông tổng thể. Ảnh: Mỹ Hà
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết giới thiệu khái quát về chương trình phổ thông tổng thể. Ảnh: Mỹ Hà

Cũng tại chương trình, với tinh thần thẳng thắn, cầu thị, GS.Tiến sỹ Nguyễn Minh Thuyết cũng trực tiếp giải đáp những thắc mắc của các đại biểu xung quanh những đổi mới trong dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bên cạnh đó, một số ý kiến cũng bày tỏ những băn khoăn trong quá trình triển khai như việc tổ chức đánh giá các kỳ thi sẽ triển khai như thế nào khi chương trình phổ thông tổng thể giao quyền tự chủ cho các nhà trường, việc áp dụng các mô hình trường học mới, nhu cầu giáo viên...

Thông qua buổi nói chuyện này, đội ngũ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học, các trường phổ thông có một cái nhìn tổng thể về chương trình giáo dục phổ thông trong giai đoạn tới.

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể chú trọng về đổi mới trong cách dạy, cách học, thay đổi cách đánh giá học sinh. Ảnh: Mỹ Hà
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể chú trọng về đổi mới trong cách dạy, cách học, thay đổi cách đánh giá học sinh. Ảnh: Mỹ Hà

Trên cơ sở đó, có những định hướng quan trọng trong công tác đào tạo đội ngũ giáo viên, xây dựng chương trình, đổi mới tổ chức lại chương trình dạy học theo đúng tinh thần đổi mới mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra.

Đây là lần thứ tư Việt Nam tiến hành đổi mới chương trình phổ thông. Hiện tại, chương trình giáo dục hiện hành theo đánh giá của các nhà chuyên môn là đã bộc lộ những hạn chế như đang nặng về truyền thụ kiến thức, chưa đáp ứng tốt yêu cầu về hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, chưa coi trọng hướng nghiệp, chưa coi trọng kỹ năng thực hành, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.

Trên thế giới, theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, việc đổi mới chương trình phổ thông được các nước thực hiện liên tục. Ví dụ, Hàn Quốc trong khoảng 100 năm trở lại đây đã đổi mới 9 lần, các nước phát triển hàng năm sách giáo khoa đều có điều chỉnh. Việt Nam, lần đổi mới gần đây nhất bắt đầu được triển khai từ năm 1996 và chính thức đi vào thực hiện từ năm 2000. Ba lần đổi mới trước đây, cũng chưa xây dựng chương trình tổng thể, khoa học.

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.