(Baonghean.vn) - Những ngày đầu Xuân Đinh Dậu, số lượng du khách đến đảo chè Cầu Cau, xã Thanh An (Thanh Chương) tăng mạnh, các dịch vụ gắn với đảo chè cũng có nhiều nét mới.
|
Số lượng thuyền máy phục vụ du khách tham quan đảo Chè trên hồ Cầu Cau đã lên con số 30 chiếc, tập trung ở 3 bến chính (bến Đập, Khe Đá, Cây Hồng) và 5 - 6 bến phụ (đầu năm 2016 mới chỉ có 2 - 3 chiếc thuyền chèo). Để tránh tình trạng tranh dành khách, nhà thuyền ở các bến đã liên kết lại cùng hợp tác vận chuyển du khách. Thuyền đã được đánh số thứ tự, vào ra bến quy củ hơn. Ảnh: Huy Thư |
|
Theo một chủ thuyền, những ngày đầu năm âm lịch đã có hàng chục nghìn lượt người đổ về đảo chè. Các nhà thuyền đã tổ chức bán vé ngay tại bến (30.000 đ/ vé). Ảnh: Huy Thư |
|
Những ngày gần đây, do các đảo chè trung tâm đã thu hoạch chè búp, nên hầu hết du khách phải “đổ bộ” vào các đảo rìa. Ảnh: Huy Thư |
|
Khách Tây ngày càng quan tâm hơn đến “Hạ Long của xứ Nghệ”. Ảnh: Huy Thư |
|
Các điểm phục vụ ăn uống nhẹ, giải khát "mọc lên" ngày càng nhiều hơn dưới tán cây phục vụ du khách khi nghỉ chân. Ảnh: Huy Thư |
|
Nằm gần đường Hồ Chí Minh, “đảo chè đẹp nhất Việt Nam” trở thành điểm giao lưu của nhiều đoàn, nhóm tham quan; ngày càng đón nhiều hơn khách ngoại tỉnh và quốc tế. Ảnh: Huy Thư |
|
Để tránh vứt rác bừa bãi, dưới các gốc cây trên đảo chè đã có thêm những chiếc bao tải treo sẵn để thu gom rác. Ảnh: Huy Thư |
|
Một số hộ dân là chủ sở hữu các đảo chè, sau những ngày thu phí đánh vào từng chuyến thuyền (30 nghìn đồng/ thuyền/ lượt cập đảo) đã chuyển sang thu theo đầu người (5 nghìn đồng/ khách). Họ ngồi canh ở các đảo chè và thu tiền luôn (thuyền nào cập đảo thì thuyền đó phải nộp). Riêng ngày 4/2, chị Trần Thị Thân ở xóm 3, xã Thanh An đã thu được khoảng 4 triệu đồng. Ảnh: Huy Thư |
|
Các dịch vụ cho thuê mũ, nón che nắng, các đạo cụ như ô, gùi để chụp ảnh đã xuất hiện. Ảnh: Huy Thư |
Huy Thư