(Baonghean.vn) - Được công nhận làng nghề từ năm 2009, làng nghề kẹo lạc bánh đa Vĩnh Đức - Thị trấn Đô Lương có khoảng 150 hộ chủ yếu sản xuất bánh đa và kẹo lạc, kẹo cu đơ.
|
Trong tổng số 150 hộ dân của làng nghề, có 14 hộ chuyên nấu kẹo, các hộ khác vừa sản xuất bánh đa, vừa làm các mặt hàng khác với doanh thu mỗi tháng gần 40 - 50 triệu đồng/hộ. Trong ảnh: Chị Nguyễn Thị Thảo giới thiệu thương hiệu kẹo cu đơ được công nhận nhãn hiệu đặc sản từ năm 2014. |
|
Muốn có một mẻkẹo ngon trước hết khâu nguyên liệu đầu vào phải được lựa chọn kỹ, nhất là lạc nhân, phải được sàng sảy nhặt hết những hạt deo những hạt có vỏ lụa tối màu, nguy cơ bị mốc.... |
|
Một nguyên liệu quan trọng khác là bánh đa bọc ngoài. Bánh phải được tráng đều, vừng đen phải được trộn vào bánh một cách hợp lí. Nhiều gia đình đã đầu tư máy cắt bánh để vừa khuôn với các loại kẹo. |
|
Khi nấu kẹo việc đảo đều tay và tỷ lệ mật, lạc, gừng, đường là yếu tố quyết định. Theo các chủ cơ sở thì đây là kỹ thuật gia truyền không thể tiết lộ. |
|
Bánh được sắp sẵn trên khuôn chờ đổ kẹo vừa chín tới. |
|
Kẹo đổ ra được dàn đều bằng thủ công. |
|
Mẻ kẹo khô vừa đủ sẽ được đặt thêm một chiếc bánh ở trên rồi mới đóng gói. |
|
Nhân viên điều chỉnh lại tỷ lệ nhân trên chiếc kẹo sao cho khi đặt bánh lên đảm bảo chất lượng và mĩ thuật. |
|
Để dảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kẹo sau khi chế biến được đóng vào bao nilon. |
|
Đang là thời điểm cận Tết, nhu cầu của người dân tăng cao, các chủ cơ sở phải huy động lượng nhân công lớn để đáp ứng yêu cầu của khách. |
|
Kẹo cu đơ vừa ra lò và nước chè xanh vừa chín tới là món khoái khẩu của rất nhiều du khách. |
|
Từ khi được công nhận làng nghề, việc tiêu thụ sản phẩm của người dân thuận lợi hơn, Các chủ hộ cũng đầu tư xây dựng thương hiệu đặc sản riêng của gia đình mình. Anh Nguyễn Văn Công, chủ thương hiệu Công Thảo cho biết, nghề nấu kẹo lạc, cu đơ được xem là nghề phụ nhưng lại đang trở thành nguồn thu nhập chính của các gia đình trong làng. |
Thanh Nga