Covid-19: Mỹ 'lội ngược dòng' trở thành quốc gia số 1, Tây Ban Nha vượt Italy về số ca tử vong

Tây Ban Nha có số ca tử vong cao kỷ lục trong 1 ngày, vượt Italy, trong khi Mỹ đứng đầu bảng xếp hạng về số ca mắc Covid-19.

Theo trang thống kê dữ liệu Worldometers, trong 24 giờ qua, số người tử vong do Covid-19 trên toàn cầu tăng lên 23.967 ca và 529.059 ca mắc. Đáng lưu ý, bảng xếp hạng của Worldometers đã có sự thay đổi đột biến.

Covid-19: Mỹ 'lội ngược dòng' trở thành quốc gia số 1, Tây Ban Nha vượt Italy về số ca tử vong ảnh 1
Một hành khách đi tàu đến Naples, Italy hôm 22/3. Ảnh: Reuters.

Hầu hết các ca tử vong trên thế giới tập trung ở châu Âu. Italy là nước có số ca tử vong cao nhất thế giới lên tới 8.215 ca. Hiện đã có 198 quốc gia và vùng lãnh thổ có người mắc Covid-19.

Tại châu Âu, Italy vẫn là tâm bão của dịch Covid-19, trong khi các nước khác như Tây Ban Nha, Pháp, Anh cũng chứng kiến số ca tử vong tăng mạnh. 9 nhà lãnh đạo của châu Âu, trong đó có Tổng thống Pháp Macron, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đã gửi một lá thư tới Liên minh châu Âu (EU) kêu gọi chung tay hành động để đối phó với dịch bệnh Covid-19.

Italy ngày 26/3 đã ghi nhận thêm 712 ca tử vong và 6.203 ca nhiễm mới, nâng tổng số người thiệt mạng tại nước này lên tới 8.215 trong tổng số 57.786 ca nhiễm. Tín hiệu đáng lạc quan là số ca hồi phục đã vượt số ca tử vong với 10.361 trường hợp. Italy đã công bố những biện pháp trừng phạt mới mạnh tay hơn để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19, trong đó có việc áp dụng hình phạt tù đối với những người cố tình vi phạm quy định cách ly.

Tây Ban Nha cũng đang trở thành “điểm nóng” về Covid-19 khi số ca tử vong trong ngày vượt Italy với 718 ca. Như vậy, Tây Ban Nha hiện có 4.365 ca trong số 57.786 người mắc bệnh. Tây Ban Nha đã áp đặt lệnh phong tỏa và ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc vào ngày 13/3. Quan chức y tế hàng đầu của nước này ông Fernando Simon dự đoán đỉnh dịch vẫn chưa xảy ra và số lượng các trường hợp nhiễm bệnh sẽ tiếp tục gia tăng trong những ngày tới. Việc phong tỏa kéo dài 15 ngày, nhưng Thủ tướng Pedro Sanchez cho biết tình trạng khẩn cấp có thể kéo dài thêm 14 ngày nữa. Bộ trưởng Y tế Salvador Illa cho biết, chính phủ đã đồng ý mua khẩu trang, bộ xét nghiệm, găng tay và máy thở với tổng trị giá 46 triệu USD từ Trung Quốc và các lô hàng sẽ được chuyển giao từ cuối tuần này.

Kế tiếp là Pháp với 29.155 ca mắc, trong đó có 1.696 ca tử vong, đứng thứ 5 thế giới về số người tử vong chỉ sau Italy, Tây Ban Nha, Trung Quốc và Iran.

Nước Anh ghi nhận 11.658 ca mắc bệnh Covid-19 với 578 ca tử vong. Đáng chú ý trong ngày 25/3, Thái tử Anh Charles đã được xác nhận có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Các bệnh viện tại Thủ đô London đang phải chứng kiến số bệnh nhân nhiễm virus ập đến như “sóng thần”. Phát biểu với BBC, Giám đốc điều hành của nhà cung cấp dịch vụ y tế quốc gia Chris Hopson cho biết, các bệnh viện ở London đã phải tăng cường năng lực chăm sóc gấp 5 đến 7 lần so với những tuần qua để đáp ứng nhu cầu của người bệnh.

Trên cả nước Đức đã ghi nhận 43.938 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và 267 ca tử vong. Trong một động thái siết chặt quy định nhập cảnh, Chính phủ Đức thông báo từ ngày 25/3 sẽ tạm cấm nhập cảnh các lao động thời vụ từ nước ngoài cho đến khi có thông báo tiếp theo nhằm ngăn chặn dịch Covid- 19 lây lan.

Covid-19: Mỹ 'lội ngược dòng' trở thành quốc gia số 1, Tây Ban Nha vượt Italy về số ca tử vong ảnh 2
Thống kê của Worldometers.

Tại Trung Đông, nước Cộng hòa Hồi giáo Iran vẫn là ổ dịch Covid-19 lớn nhất. Số ca mắc Covid-19 ở nước này lên tới 29.406 sau khi ghi nhận thêm 2.389 trường hợp nhiễm mới trong ngày 26/3. Tổng số ca tử vong do dịch bệnh này tại Iran là 2.234 trường hợp.

Tình hình dịch Covid-19 tại Mỹ ngày càng trở nên đáng quan ngại khi nước này ghi nhận thêm 14.933 ca mắc mới và thêm 174 ca tử vong. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ đang là nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh nghiêm trọng nhất thế giới, vượt cả Trung Quốc đại lục với tổng số 83.144 ca mắc Covid-19, trong đó 1.201 ca tử vong.

Tình hình dịch bệnh tại châu Á cũng đang diễn biến nghiêm trọng hơn. Indonesia và Malaysia đang trở thành các "điểm nóng" dịch bệnh tại Đông Nam Á khi những nước này ghi nhận số ca mắc bệnh tăng nhanh chỉ trong một thời gian ngắn.

Malaysia đã ghi nhận 235 ca nhiễm mới virus, nâng tổng số ca mắc Covid-19 ở nước này lên 2.031 ca, trong đó có 23 người tử vong. Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin đã quyết định kéo dài Mệnh lệnh Kiểm soát di chuyển (MCO) đến ngày 14/4 sau khi mệnh lệnh này kết thúc vào ngày 31/3 trong bối cảnh số ca bị nhiễm SARS-CoV-2 tại Malaysia tiếp tục tăng lên.

Indonesia có thêm 20 ca tử vong và 103 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua. Như vậy đến thời điểm hiện tại, nước này đã có 78 ca tử vong trên tổng số 893 ca mắc.

Philippines ghi nhận thêm 71 ca mắc, nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại đây lên 707 người, trong đó có 45 ca tử vong. Thượng nghị sỹ Philippines Christopher Go cho biết, Tổng thống nước này Rodrigo Duterte đã ký ban hành luật cho phép Tổng thống thực thi các biện pháp khẩn cấp đối phó với dịch Covid-19.

Trung Quốc đã yêu cầu các hãng hàng không cắt giảm mạnh số lượng chuyến bay trong và ngoài nước do lo ngại số ca mắc Covid-19 nhập cảnh gia tăng có thể làm bùng phát làn sóng dịch Covid-19 thứ 2. Tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã ghi nhận 3.287 ca tử vong trên tổng số 81.258 ca mắc./.

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.