Cú sốc đối với trật tự lâu nay của châu Âu

Theo Tuấn Anh (vietnamnet.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Cuộc xung đột Nga - Ukraine dường như đã làm gia tăng ảnh hưởng của các nước Trung và Đông Âu, trong khi giảm bớt quyền lực của Pháp và Đức.

Giới quan sát nhận định, cuộc khủng hoảng ở Ukraine là một cú sốc đối với trật tự lâu nay của châu Âu, với cả Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Sự kiện cũng nâng cao ảnh hưởng của các nước Trung và Đông Âu.

(Hàng đầu, từ trái qua phải) Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki trao đổi với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong chuyến thăm Kiev cùng Tổng thống Latvia Egils Levits vào tháng 9/2022. Ảnh: NYT

(Hàng đầu, từ trái qua phải) Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki trao đổi với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong chuyến thăm Kiev cùng Tổng thống Latvia Egils Levits vào tháng 9/2022. Ảnh: NYT

Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic đã thúc đẩy những lập luận ủng hộ Ukraine, lấp đầy khoảng trống ngay từ đầu chiến sự khi Pháp và Đức, hai nước lãnh đạo lâu nay của châu Âu, dường như bị tê liệt.

Theo báo New York Times, áp lực lớn từ Đông và Trung Âu đóng vai trò quan trọng đối với các quyết định cung cấp xe tăng của phương Tây cho Kiev, mới được đưa ra trong tuần này, sau nhiều tháng tranh cãi và do dự.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm 25/1 thông báo sẽ viện trợ một số xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất và cho phép các nước khác chuyển giao khí tài này. Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng tuyên bố, Washington sẽ gửi xe tăng Abrams, giúp ông Scholz có thêm căn cứ cho quyết định.

Cuộc xung đột Nga - Ukraine do đó chứng thực phát biểu của ông Scholz tại Prague hồi tháng 8/2022 rằng “trung tâm của châu Âu đang dịch chuyển về phía Đông”.

“Ông Scholz nói đúng. Tiếng nói của các nước Trung và Đông Âu đang được lắng nghe nhiều hơn và được coi trọng hơn trong các hội đồng của châu Âu. Hiện việc mở rộng về phía đông cũng có trong chương trình nghị sự”, Timothy Garton Ash, nhà sử học châu Âu tại Đại học Saint Antony (Oxford, Anh) nói.

Ba Lan đang nhanh chóng phát triển quân đội. Năm ngoái, Warsaw cho biết, có kế hoạch tăng gấp đôi quy mô lực lượng vũ trang.

Ba Lan đã đặt hàng một lượng lớn vũ khí hiện đại mới, khiến họ trở thành thành viên quan trọng hơn ở cả EU và NATO. Nước này cũng là nhà vận động hành lang chính, cố gắng thuyết phục Berlin gửi xe tăng cho Kiev và cho phép các nước khác làm như vậy.

Theo Jana Puglierin - Giám đốc Hội đồng Đối ngoại châu Âu, các nước Trung và Đông Âu tự coi họ là “những chiến binh đấu tranh cho tự do và bảo vệ các giá trị của EU”. Thông qua việc sớm hỗ trợ quân sự cho Kiev và chào đón những người tị nạn Ukraine, các quốc gia này đã giúp định hình quan điểm của châu Âu, trong khi cả Đức và Pháp có vẻ vẫn còn bất ngờ, lúng túng khi Moscow mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở nước láng giềng.

Cuộc xung đột cũng khiến tham vọng của Tổng thống Pháp Macron về một châu Âu “tự chủ” phòng thủ trở nên vô nghĩa trước vai trò được tăng cường mạnh mẽ của NATO và Mỹ trong năm qua. Bà Puglierin chỉ ra rằng, Đức cũng muốn tăng cường mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương và phụ thuộc vào Washington, kể cả khi nước này đang cố gắng tái thiết quân đội của mình.

Với việc giảm ảnh hưởng bên trong châu Âu, ít nhất ở hiện tại, Đức và Pháp cũng sẽ bị suy giảm ảnh hưởng trong NATO. Liên minh quân sự này dự kiến sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào khí tài và sự lãnh đạo của Mỹ so với trước xung đột, đồng thời, nhiều khả năng sẽ sớm kết nạp thêm Thụy Điển và Phần Lan.

Tuy nhiên, các nhà phân tích lưu ý, sức mạnh của Brussels dựa trên quy mô của nền kinh tế và dân số, nên trọng tâm của châu Âu sẽ vẫn ở phía tây.

Ngoài ra, khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát hồi cuối tháng 2/2022, ông Scholz mới lên nắm quyền ở Đức chưa đầy 3 tháng và chưa có mối quan hệ thân thiết với Tổng thống Pháp. Vì vậy, hai nước lớn này còn thiếu sự phối hợp. Theo thời gian, khi hai bên bắt tay nhau chặt chẽ hơn, họ sẽ vượt qua “thế yếu” tạm thời và giành lại vị thế trọng yếu ở châu Âu như trước kia.

tin mới

Tướng Đức: Phương Tây không có vũ khí thần kỳ để thay đổi cục diện chiến trường Ukraine

Tướng Đức: Phương Tây không có vũ khí thần kỳ để thay đổi cục diện chiến trường Ukraine

(Baonghean.vn) - Cựu Tổng thanh tra Bundeswehr (Quân đội Đức), cựu Chủ tịch Ủy ban quân sự NATO Harald Kujat cho rằng, không có loại vũ khí thần kỳ nào của phương Tây, kể cả tên lửa hành trình Taurus, có thể ngăn cản Nga đạt được các mục tiêu hoạt động đặc biệt của mình.

Thời gian cạn dần với Ukraine và đồng minh phương Tây

Thời gian cạn dần với Ukraine và đồng minh phương Tây

(Baonghean.vn) - Sau khi nắm quyền kiểm soát Avdeevka, quân đội Nga đang tiến về các khu vực khác của mặt trận. Nếu không có sự giúp đỡ của phương Tây, Lực lượng vũ trang Ukraine không còn gì để bấu víu, còn Washington vẫn “đủng đỉnh” trong việc viện trợ cho Kiev.

Thủ tướng Hungary cảnh báo tấn công Brussels nếu phải bảo vệ tự do và chủ quyền

Thủ tướng Hungary cảnh báo tấn công Brussels nếu phải bảo vệ tự do và chủ quyền

(Baonghean.vn) - Thủ tướng Hungary Viktor Orban cảnh báo sẽ tấn công, "chiếm đóng" Brussels, bởi những thay đổi chính sách của Liên minh châu Âu; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa và lịch sử của đất nước trước sự tác động mạnh mẽ từ các thế lực bên ngoài.

EU cảnh báo Mỹ về ý nghĩa chiến thắng của Nga ở Ukraine

EU cảnh báo Mỹ về ý nghĩa chiến thắng của Nga ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Việc Ukraine thua Nga sẽ làm tổn hại đến uy tín của Washington với tư cách là bên cung cấp an ninh, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell cảnh báo trong chuyến thăm Mỹ. Ông nói thêm rằng Kiev rất nóng lòng chờ đến cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ.

Nga tước đi 'cây gậy và củ cà rốt’ của Mỹ, gây dựng thế giới đa cực

Nga tước đi 'cây gậy và củ cà rốt’ của Mỹ, gây dựng thế giới đa cực

(Baonghean.vn) - Nhiều khả năng ông Putin sẽ tiếp tục đứng trên vũ đài chính trị Nga ở cương vị tối cao. Điều này cũng đồng nghĩa với thực tế của quá trình hình thành thế giới đa cực mà ông Putin đã và đang xây dựng. Ở đó không có quân đội Mỹ và “quyền bá chủ” của đồng đô la. 

Vì sao Đức muốn hòa bình với Nga?

Vì sao Đức muốn hòa bình với Nga?

(Baonghean.vn) - Đức có đủ khả năng tài chính để viện trợ cho Kiev, nhưng Berlin không muốn. Giới quan sát lý giải, đó xuất phát từ nỗi sợ sâu xa trước Nga, đặc biệt là ký ức về Hồng quân Liên Xô tiến vào Berlin năm 1945. Hơn nữa, Thủ tướng Đức mong muốn là ‘thủ tướng hòa bình’.