Cử tri sẽ theo dõi, trông chờ kết quả thực hiện những nội dung mà đại biểu nêu tại kỳ họp

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Nhiều cử tri cho rằng, phiên chất vấn, trả lời chất vấn đã giúp người dân hiểu rõ hơn về tình hình thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Cử tri sẽ theo dõi, trông chờ kết quả thực tế, đề nghị các cấp ngành thực hiện sớm nhất các giải pháp đã nêu tại kỳ họp.

Giúp cử tri hiểu rõ hơn tình hình

Cử tri Trần Văn Quân (Nghi Lộc) cho biết, theo dõi sát diễn biến của Kỳ họp HĐND tỉnh họp lần này, đặc biệt là diễn biến tại phiên chất vấn, trả lời chất vấn của các đại biểu đã giúp ông hiểu rõ hơn về tình hình triển khai, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Điều này cho thấy Đảng, Nhà nước đã luôn quan tâm, ưu tiên phát triển vùng đồng bào còn khó khăn bằng cách dành những chương trình, dự án và nguồn vốn đầu tư.

Tuy nhiên, qua báo cáo trước lúc diễn ra chất vấn, Giám đốc Sở Tài chính cho biết, Nghệ An hiện nay vẫn chưa tự cân đối được nguồn chi, đang còn phải nhận hỗ trợ từ ngân sách Trung ương nên rất khó khăn. Vì vậy, nguồn vốn bố trí để đối ứng của địa phương còn bị động. Bên cạnh đó tỉnh còn phải ưu tiên bố trí kinh phí phòng chống bão lụt, hoặc một số nhiệm vụ trọng tâm khác nên nguồn lực địa phương đối ứng được huy động, lồng ghép từ nhiều nguồn khác nhau ví như nguồn chi địa phương chi thường xuyên, xây dựng giao thông, thuỷ lợi…

Đại biểu nêu câu hỏi sát, đúng

“Tôi rất tâm đắc với các câu hỏi của những đại biểu như Đinh Anh Dũng ở Kỳ Sơn, Trần Thị Thanh Huyền ở Thanh Chương, Lê Thị Thêu ở Tân Kỳ… vì họ đã nêu những câu hỏi phản ánh đúng thực tế đang diễn ra, là vấn đề người dân đang quan tâm. Đồng thời đây cũng là vấn đề cử tri đang chờ trông và quan sát xem các cấp, ngành sẽ giải quyết như thế nào. Nhất là việc thực hiện các quy định về cơ chế quản lý, phân cấp, phân quyền trong thực hiện các Chương trình Mục tiêu quốc gia ở vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Người dân cũng như cán bộ chính quyền những địa phương này sẽ cần nhiều hơn sự hướng dẫn, hỗ trợ từ các cấp, ngành” - cử tri Vi Thị Tâm ở huyện Con Cuông bày tỏ.

Cử tri Lê Thị Thêu (Tân Kỳ) nêu câu hỏi chất vấn tại phiên họp. Ảnh: Thành Cường

Cử tri Lê Thị Thêu (Tân Kỳ) nêu câu hỏi chất vấn tại phiên họp. Ảnh: Thành Cường

Cử tri Lưu Văn Ba ở huyện Quỳnh Lưu thì cho rằng, đại biểu Quế Thị Trâm Ngọc ở huyện Quỳ Châu đã nêu câu hỏi nhiều người quan tâm, đó là việc địa phương nghèo không có tiềm lực, khi có dự án nhưng lại không bố trí được vốn đối ứng trong năm, thì năm tiếp theo có bị trừ số vốn dự án cấp hay không, nếu cắt thì sẽ ảnh hưởng đến tổng thể thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia của tỉnh như thế nào. Có một đại biểu cũng nêu câu hỏi khá hay, đó là “làm thế nào để bố trí được đủ vốn đối ứng trong năm và đấu thầu dự án kịp thời, đúng quy định trong khi vốn giải ngân chậm, đến tháng 11 nhưng chưa có” - ông Ba nêu.

Trông chờ các cấp ngành thực hiện hiệu quả các giải pháp

Theo dõi câu trả lời của đại biểu là lãnh đạo các sở, ngành, một số cử tri cho biết, với các phần trả lời nêu giải pháp khắc phục các hạn chế, khó khăn, vướng mắc từ cơ sở, cử tri trông chờ và sẽ theo dõi các cấp ngành thực hiện như thế nào.

Cử tri Lương Văn Long ở huyện Quế Phong cho biết, phần trả lời của Giám đốc Sở Tài chính Trịnh Thanh Hải đã nêu rõ về tình trạng hiện các địa phương Nghệ An đang gặp nhiều khó khăn về bố trí vốn đối ứng các chương trình mục tiêu quốc gia vì là tỉnh đất rộng, người đông, đồng bào vùng miền núi có hơn 1,2 triệu người, địa hình khí hậu khắc nghiệt.

Các huyện miền núi Nghệ An thường xảy ra mưa lũ, gây thiệt hại về đường giao thông nên cần số kinh phí lớn để sửa chữa. Trong ảnh: Cảnh tan hoang ở bản Sơn Hà, xã Tà Cạ (Kỳ Sơn) sau lũ quét. Ảnh tư liệu: Hoài Thu

Các huyện miền núi Nghệ An thường xảy ra mưa lũ, gây thiệt hại về đường giao thông nên cần số kinh phí lớn để sửa chữa. Trong ảnh: Cảnh tan hoang ở bản Sơn Hà, xã Tà Cạ (Kỳ Sơn) sau lũ quét. Ảnh tư liệu: Hoài Thu

Cử tri Long cũng bày tỏ thêm, để khắc phục, ông Trịnh Thanh Hải nêu giải pháp cơ bản là bám vào mục tiêu tổng quát để định lượng mục tiêu cấp vốn hàng năm cho từng dự án. Năm 2022 đối với các Chương trình mục tiêu quốc gia, vốn sự nghiệp đối ứng của tỉnh là 302 tỷ đồng, trong đó vốn địa phương phải đối ứng là 30,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, thực trạng các địa phương vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số cơ bản khó có khả năng bố trí vốn đối ứng nên chủ yếu tỉnh sẽ đảm nhận. Cách bố trí lồng ghép được tính toán từ nguồn đã bố trí cho các chương trình dự án đề án đã được phê duyệt trước đây mà có cùng mục tiêu, nhiệm vụ, cùng địa bàn… và tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ từ Trung ương.

Thêm vào đó, cử tri cho rằng, cùng với ý kiến trả lời của ông Nguyễn Xuân Đức - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, vốn đối ứng cho 3 Chương trình mục tiêu quốc gia Sở sẽ phối hợp với Sở Tài chính để ưu tiên bố trí, nhất là từ các nguồn có thể vận dụng được. Cử tri Long nói: “Cử tri sẽ theo dõi xem các cấp ngành sẽ thực hiện các giải pháp, biện pháp đã được đại biểu nêu, trả lời tại phiên họp này. Dù biết rằng để thực hiện được không phải dễ và phải có sự phối hợp nhịp nhàng, tích cực, hiệu quả từ trên xuống dưới, nhưng cử tri rất mong chờ sang năm 2023 các vướng mắc sẽ không lặp lại”...

tin mới

Thường trực HĐND tỉnh làm việc với UBND tỉnh về thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021 - 2025

Thường trực HĐND tỉnh làm việc với UBND tỉnh về thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021 - 2025

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở báo cáo của UBND tỉnh về kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, Thường trực HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh làm rõ nguyên nhân, đề ra các giải pháp cụ thể nhằm đạt kết quả cao nhất vào cuối nhiệm kỳ ở các chỉ tiêu dự báo khó đạt...

Hoàn thành cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tạo đà thắng lợi cho cả giai đoạn 2021 - 2025 (*)

Hoàn thành cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tạo đà thắng lợi cho cả giai đoạn 2021 - 2025 (*)

(Baonghean.vn) - Báo Nghệ An trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh bế mạc Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa XVIII sáng 22/4.

9 thí sinh lọt vào vòng thi chung kết Bí thư chi bộ giỏi năm 2024 của Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Nghệ An

9 thí sinh lọt vào vòng thi chung kết Bí thư chi bộ giỏi năm 2024 của Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Sau vòng sơ khảo, với 2 phần thi Tự giới thiệu và Thi xử lý tình huống của 47 thí sinh thuộc 32 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh, Ban Tổ chức lựa chọn 9 thí sinh tiếp tục vào vòng chung kết Hội thi Bí thư chi bộ giỏi.

Danh mục vị trí việc làm công chức trong cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện

Danh mục vị trí việc làm công chức trong cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện

(Baonghean.vn) - Để tăng cường công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị theo Quy định số 70-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành Quyết định số 2555-QĐ/TW về danh mục vị trí việc làm của các ban Đảng, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện.

Công trình tượng đài V.I.Lê-nin tại TP. Vinh: Thêm sắt son tình hữu nghị truyền thống

Công trình tượng đài V.I.Lê-nin tại TP. Vinh: Thêm sắt son tình hữu nghị truyền thống

(Baonghean.vn) - Việc chính quyền tỉnh U-li-a-nốp tặng tỉnh Nghệ An bức tượng của V.I. Lê-nin chính là nhằm góp phần thắt chặt mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai tỉnh, củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga.

Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024

Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024

(Baonghean.vn) - Theo kế hoạch của Trung ương, đến trước ngày 31/10/2024, các tỉnh, thành phố phải gửi phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã đến Bộ Nội vụ. Hiện các cấp, ngành trong tỉnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu đề ra

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

(Baonghean.vn) - Trước vấn đề dư luận đang rất quan tâm việc đặt tên xã sau sáp nhập ở huyện Quỳnh Lưu, Báo Nghệ An đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Dinh - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu, Phó trưởng Ban chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã huyện Quỳnh Lưu về nội dung liên quan.

Nghệ An bổ nhiệm 4 phó giám đốc sở

Nghệ An bổ nhiệm 4 phó giám đốc sở

(Baonghean.vn) - Sáng 10/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức lễ công bố các quyết định bổ nhiệm cán bộ. Theo đó, 4 đồng chí được bổ nhiệm giữ cương vị Phó Giám đốc các sở: Lao động, Thương binh & Xã hội; Văn hoá & Thể thao; Tài nguyên & Môi trường; Du lịch.

Chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Thái Hòa

Chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Thái Hòa

(Baonghean.vn) - Phần lớn các thông tin về thủ tục hành chính được mã hoá QR và công khai tại bộ phận Một cửa các cấp trên địa bàn thị xã Thái Hòa. Kết quả đó góp phần giải quyết nhanh các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.