Cuộc chiến kinh tế trên đấu trường chính trị

(Baonghean) - Cuộc tổng tuyển cử của nước Pháp đích thị là trận chiến giữa 2 quan điểm kinh tế hoàn toàn khác biệt, hứa hẹn mang lại nhiều tác động to lớn đối với châu Âu. Đó là những gì giới phân tích nhận định sau cuộc tranh luận trực tiếp trên sóng truyền hình đầu tiên của 2 ứng viên hàng đầu chạy đua chức Tổng thống Pháp là Marine Le Pen và Emmanuel Macron.

Le Pen, vốn là thành viên đảng cực hữu Mặt trận Dân tộc, bày tỏ quan điểm mong muốn nước Pháp từ bỏ đồng euro và bảo vệ việc làm cho người Pháp. Trong khi đó, Macron, từng kinh qua chức vụ Bộ trưởng kinh tế Pháp, từng làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, lại là một chính khách ủng hộ hết mình việc mở cửa biên giới và hội nhập châu Âu mạnh mẽ hơn.

Le Pen và Macron - ai sẽ chiến thắng trong vòng đầu tiên bầu cử Pháp vào tháng 4 tới? 	Ảnh: Getty
Le Pen và Macron - ai sẽ chiến thắng trong vòng đầu tiên bầu cử Pháp vào tháng 4 tới? Ảnh: Getty.

Với những vấn đề hệ trọng liên quan đến châu Âu, thương mại hay thuế quan, 2 chính khách theo đuổi đường hướng khác nhau. Quan điểm kinh tế của họ sẽ tác động đến lá phiếu của các cử tri, và đó sẽ là nhân tố khiến cuộc đua ngày càng tăng nhiệt trên chính trường Pháp. 

Đồng euro hay đồng franc mới?

Về phần mình, Le Pen muốn tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về tư cách thành viên của nước Pháp  trong Liên minh châu Âu, tương tự như điều mà nước Anh đã làm hồi năm ngoái. Người phụ nữ quyền lực này đã đề xuất ngừng sử dụng đồng euro và thay vào đó là chuyển sang lưu hành một “đồng franc mới” có giá trị thấp hơn nhằm giúp các mặt hàng xuất khẩu của Pháp có tính cạnh tranh cao hơn. Nếu khả năng nay xảy ra, cũng đồng nghĩa với các khoản nợ công hiện nay của Pháp sẽ được quy đổi sang đồng tiền mới - động thái mà theo CNN Money có thể được xem như sự vỡ nợ.

Trong lần xuất hiện hồi đầu tuần, Le Pen còn nhấn mạnh: “Liên minh châu Âu cấm đoán chúng ta mọi thứ, trừng phạt, khiển trách chúng ta - và kết quả chung cuộc là nạn thất nghiệp và nghèo đói”. Lập trường của Le Pen về đồng euro đã vấp phải làn sóng đả kích trong cuộc tranh luận hôm 20/3, khi các ứng viên đối thủ cáo buộc bà tự chuốc lấy thảm họa kinh tế. Đáp trả, bà Le Pen chỉ bảo rằng, những người phê phán mình đang gieo rắc nỗi sợ hãi trong dư luận.

Macron lại khác, chiến dịch của ông có nội dung trọng tâm là duy trì vị thế trung tâm tại châu Âu của nước Pháp. Bởi thế, ông bảo lưu quan điểm ủng hộ hội nhập sâu hơn giữa các nước sử dụng chung đồng euro. Nhân vật này cũng tuyên bố sẽ thúc đẩy cải cách liên minh tiền tệ, và thậm chí còn kêu gọi khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone) thành lập ngân sách riêng.

Thương mại tự do hay nước Pháp trên hết?

Macron là một tiếng nói ủng hộ mạnh mẽ thương mại tự do và vận động ủng hộ hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu với Canada (CETA). Tuy nhiên, ông cho rằng châu Âu nên cẩn trọng đối với những thỏa thuận mới, và không nên đánh đổi những chuẩn mực của khối nước về an ninh, bảo trợ xã hội và môi trường. Bên cạnh đó, ông còn lên tiếng phản đối tái thiết các đường biên giới ở châu Âu, song song với nguyện vọng hội nhập mạnh mẽ, sâu sắc hơn trong khu vực thương mại này.

Tương lai nào cho đồng euro là vấn đề được các ứng viên Tổng thống Pháp quan tâm. 	Ảnh: CNN.
Tương lai nào cho đồng euro là vấn đề được các ứng viên Tổng thống Pháp quan tâm. Ảnh: CNN.

Trong khi đó, hôm thứ Hai bà Le Pen lại lập luận rằng cần dành ưu tiên cho các công ty của Pháp khi đấu thầu các gói thầu công, cũng như khẳng định cần có nhiều động thái thiết thực hơn được đưa ra hòng bảo vệ việc làm ở trong nước.

Theo ứng viên đảng Mặt trận Dân tộc, “nhà nước Pháp phải ưu tiên cho các công ty Pháp chứ không phải các doanh nghiệp nước ngoài”. Bà cũng vạch rõ: “Tôi không ở đây để tạo ra việc làm cho các nước láng giềng”.

Như minh chứng cho lời nói của mình, Le Pen nêu các kế hoạch gắn nhãn đặc biệt cho các sản phẩm "Made in France" (sản xuất tại Pháp) nhằm tăng tính hấp dẫn của chúng trên thị trường. Ngoài ra, nữ ứng viên còn dự định đánh thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm của những công ty đưa việc làm ra khỏi nước Pháp, thuê lao động giá rẻ hơn ở bên ngoài.

Những thỏa thuận thương mại tự do mới cũng không nhận được cái gật đầu ưng thuận của Le Pen, và đảng của bà đã vạch ra loạt chính sách được miêu tả là chủ nghĩa bảo hộ thông minh”.

Giảm thuế cho doanh nghiệp hay người lao động?

Đây cũng là một vấn đề nữa mà 2 ứng viên tốp đầu trong chiến dịch bầu cử Pháp đứng 2 đầu “chiến tuyến”. Trái với một Le Pen đang tìm cách cắt giảm thuế thu nhập đánh vào những người lao động khốn khổ nhất, đơn giản hóa các quy định về thuế và chống trốn thuế, song song với cam kết đưa ra mức thuế mới áp dụng cho các công ty thuê người nhập cư với mục đích khuyến khích doanh nghiệp tuyển dụng lao động Pháp, Macron đưa ra cách tiếp cận khác hẳn về khía cạnh này. Không những hứa hẹn dần cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ mức 33% hiện nay xuống con số mong đợi 25%, Macron còn ấp ủ dự định giảm thuế sử dụng đất ở địa phương cho đa số người dân Pháp và cải cách thuế tài sản.

Thêm vào đó, với chi tiêu công, ông cam kết cắt giảm 60 tỷ euro mỗi năm, một phần thông qua việc cải tổ để chính phủ vận hành hiệu quả hơn. Và nếu đắc cử, Macron sẽ “thẳng tay” tinh giản 120.000 công chức nhà nước bằng cách không tuyển dụng thêm người mới khi có người về hưu.

Một điểm khác biệt nữa là khi Le Pen có ý định giảm tuổi nghỉ hưu chính thức xuống 60 và khuyến khích doanh nghiệp thuê thêm nhân công, chẳng hạn thông qua phương cách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thì Macron lại cân nhắc thay đổi cách Pháp áp dụng chế độ tuần làm việc 35 giờ đồng hồ hiện hành.

Lý giải về những định hướng của mình, ông chia sẻ: “Tôi đơn giản chỉ đề xuất việc thương thảo vấn đề thời lượng làm việc. Cần phải linh hoạt và tự do, chúng ta sẽ tạo ra việc làm bằng cách trao quyền tự do cho các công ty và tổ chức đối thoại xã hội”. 

Kích thích tài khóa hay phá giá tiền tệ?

Cuối cùng, với câu hỏi này, Macron đã “thủ sẵn” những bản kế hoạch rõ ràng về một gói kích thích kinh tế lớn mà theo ông sẽ nhanh chóng làm thay đổi diện mạo nền kinh tế Pháp. Theo đó, ông muốn chi 50 tỷ euro trong 5 năm cho các lĩnh vực đào tạo, năng lượng và môi trường, vận tải, y tế và nông nghiệp. Và dĩ nhiên, đối thủ của ông lại trung trinh với quan điểm thúc đẩy một nước Pháp độc lập cùng một đồng tiền định giá thấp, cho rằng đó là điều sẽ đem lại sự thúc đẩy mạnh mẽ khuấy động nền kinh tế. 

Chỉ mới điểm qua 4 câu hỏi cơ bản liên quan đến lĩnh vực kinh tế đã có thể hình dung rõ 2 luồng quan điểm khác nhau, thậm chí có phần đối chọi khá gay gắt giữa 2 cái tên hàng đầu trong tâm trí các cử tri Pháp hiện nay. Sức nóng trên đường đua đang dần hiển hiện, khi thời gian dần ngắn lại cũng là lúc các đối thủ thể hiện bản thân nhiều hơn. Và như vậy, tới đây một cử tri trách nhiệm với tương lai của nước Pháp sẽ phải đắn đo khá nhiều trước khi đặt bút vào lá phiếu của mình.

Thu Giang

(Theo CNN)

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.