Cuộc đời gian truân của người phụ nữ số một Hàn Quốc

(Baonghean.vn) - Năm 2013, Park Geun-hye trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc. 3 năm sau, bê bối chính trị đã đẩy người phụ nữ quyền lực xuống "vực thẳm".

Những năm tháng đầu đời

Park Geun-hye, nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc, cất tiếng khóc chào đời ngày 2/2/1952 tại Daegu, thuộc tỉnh Gyeongsang Bắc của Hàn Quốc. Bà là con gái của cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hye (tại nhiệm từ năm 1961 đến khi bị ám sát năm 1979) và cự Đệ nhất phu nhân Yuk Young-soo (bị trúng đạn và qua đời trong âm mưu ám sát chồng bà năm 1974).

Gia đình bà Park. Ảnh: Internet.
Gia đình bà Park. Ảnh: Internet.

Chung-hee bắt đầu thời kỳ cầm quyền kéo dài 18 năm khi con gái mới chỉ 11 tuổi. Nhiệm kỳ tổng thống của ông đã gây chia rẽ trong lòng đất nước Hàn Quốc, để rồi sau này trở thành đề tài tranh cãi xoay quanh chiến dịch tranh cử tổng thống của con gái mình - Park Geun-hye.

Phe chỉ trích gọi ông là kẻ độc tài, lạm dụng nhân quyền và làm ỳ trệ nền dân chủ tại Hàn Quốc; phe ủng hộ lại quả quyết rằng ông đã làm biến đổi nền kinh tế và giúp đất nước phục hồi sau Chiến tranh Triều Tiên.

Dấn thân vào chính trị

Sau khi tốt nghiệp trung học, Park Geun-hye đăng ký thi vào trường Đại học Sogang ở Seoul, rồi tốt nghiệp cử nhân khoa học chuyên ngành kỹ sư năm 1974. Cùng năm đó, cô thiếu nữ Park nếm trải một thảm kịch khủng khiếp: Mẹ cô bị bắn và qua đời sau đó dưới tay kẻ sát nhân Mun Segwang mà Hàn Quốc khẳng định là sát thủ Triều Tiên âm mưu ám sát Tổng thống Hàn Quốc. Người dân nước này đã vô cùng đau buồn trước sự ra đi của bà Yuk Young-soo - Đệ nhất phu nhân được đông đảo nhân dân biết đến và yêu mến.

Gác lại những nỗi đau cá nhân không nói thành lời, Park Geun-hye trở thành “đệ nhất phu nhân tạm quyền” - một danh xưng đòi hỏi những trọng trách hết sức mới mẻ đối với một cô gái 22 tuổi vừa tốt nghiệp đại học.

Ấy vậy mà, Park vẫn thích nghi tốt với thế giới chính trị: ngay từ khi đảm nhiệm vai trò đệ nhất phu nhân, bà Park khi ấy đã tỏ ra hết sức duyên dáng nhưng không kém phần hiệu suất khi tiếp kiến những nhân vật quyền cao chức trọng, điều hành các vấn đề của nhà nước, cũng như nhiều bổn phận khác…

5 năm sau cái chết của mẹ, Park Geun-hye lại một lần nữa phải chống chọi với tấn thảm kịch: đó là khi người cha của bà, tức Tổng thống Park Chung-hee bị chính người đứng đầu cơ quan tình báo là Kim Jae-kyu sát hại tại một bữa tiệc tối 26/10/1979.

Park Geun-hye thay thế vai trò của đệ nhất phu nhân quá cố năm 1979. Ảnh: Intenet.
Park Geun-hye thay thế vai trò của đệ nhất phu nhân quá cố năm 1979. Ảnh: Intenet.

Nữ nghị sỹ Quốc hội

Sau khi đảm nhiệm vai trò của một đệ nhất phu nhân, bà Park tiếp tục phát huy và gặt hái thành công trong giới chính trị Hàn Quốc, được bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ tịch đảng Đại dân tộc (GNP) năm 1998. Cũng trong năm này, bà bắt đầu cương vị nghị sỹ Quốc hội. Sau đó, bà tái cử 4 lần, phục vụ 5 kỳ quốc hội liên tiếp. Đến thời điểm ấy, Park đã phát triển mục tiêu rõ ràng là không những đoàn kết hệ thống đảng phái tại Hàn Quốc, mà còn cả đoàn kết và củng cố toàn bộ đất nước.

Năm 2003, Park trở thành chủ tịch ủy ban bầu cử tổng thống của GNP. Năm sau đó, bà được bầu làm Chủ tịch đảng GNP, giữa giai đoạn khó khăn của đảng này sau khi thất bại trong nỗ lực hòng luận tội Tổng thống Roh Moo-hyun).

Năm 2007, bà nhắm đến chiếc ghế tổng thống, trở thành ứng viên của đảng này tại các vòng bầu cử sơ bộ, nhưng lại để thua trước Lee Myung-bak - người sau đó chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống. Năm 2012, đảng GNP được đổi tên thành đảng Saenuri (Mặt trận mới). Park vẫn là một nhân vật chủ chốt trong đảng Saenuri, giữ cương vị chủ tịch ủy ban khẩn cấp của đảng này.

Nữ Tổng thống Hàn Quốc đầu tiên

Trong cuộc bỏ phiếu lịch sử ngày 19/12/2012, bà Park đã đánh bại đối thủ 59 tuổi phe dân chủ và cựu luật sư nhân quyền Lee Myung-bak để giành tấm vé vào Nhà Xanh - đúng như biệt danh của bà là “Nữ hoàng bầu cử” và đáng chú ý hơn là trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc.

Vẫn chưa kết hôn tại thời điểm đắc cử, Park thường nói rằng bà “kết hôn” với đất nước. Sau chiến thắng, Park hứa hẹn về một “kỷ nguyên mới” của chính phủ và cam kết sẽ trở thành “Tổng thống của nhân dân”. Bà đã thúc đẩy thống nhất và thịnh vương cho Hàn Quốc, song song với việc thận trọng trước mối đe dọa từ các vấn đề Triều Tiên. Bà tuyên thệ nhậm chức vào tháng 2/2013.

Bà Park hiện đang vấp phải một trong những bê bối chính trị lớn nhất lịch sử Hàn Quốc. Ảnh: Internet.
Bà Park hiện đang vấp phải một trong những bê bối chính trị lớn nhất lịch sử Hàn Quốc. Ảnh: Internet.

Bê bối chính trị và luận tội

Trên cương vị tổng thống, bà Park bị chỉ trích lạm dụng quyền lực để buộc phe đối lập im lặng, và theo số liệu khảo sát thì bà nhanh chóng trở thành một trong những nhà lãnh đạo bị ghét nhất xứ sở này. Tháng 10/2016, bà vướng vào một vụ bê bối tham nhũng mà sau đó rốt cuộc đã dẫn tới sự sụt giảm vị thế chính trị của mình.

Park bị cáo buộc tống tiền, lạm dụng quyền lực, ăn hối lộ, và để người bạn thân tín là Choi Soon-sil, con gái của Choi Tae-min, cố lãnh đạo một tổ chức tôn giáo và là cố vấn tâm linh cho gia đình Park, tiếp cận với các thông tin mật. Không những Choi được tiếp cận với tin tức mật, mà dường như bà còn được quyền biên tập chỉnh sửa các diễn văn của bà Park, biết trước lộ trình công du nước ngoài của tổng thống và thậm chí là tư vấn chuyện ăn mặc cho bà.

Khi biết tin, người dân Hàn Quốc không chần chừ mà bày tỏ cơn sốc và giận dữ của họ.  Trong 6 tuần lễ, khoảng 500.000 đến 1.500.000 người biểu tình đổi xuống thường, yêu cầu Park rời nhiệm sở. Tỷ lệ ủng hộ bà Park giảm xuống mức thấp chưa từng có là 4%.  Ngày 9/10/2016, Quốc hội Hàn Quốc đã buộc tội bà Park “vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp và pháp luật”, và bỏ phiếu chấp thuận luận tội bà.

Bà Park đã 3 lần lên tiếng xin lỗi về vụ bê bối, khẳng định rằng bà không tư lợi bằng hành động của mình. Trong một tuyên bố, bà cho hay: “Tim tôi vụn vỡ khi nghĩ rằng mình không thể giải quyết nỗi thất vọng và giận dữ sâu sắc của người dân ngay cả khi tôi đã xin lỗi 100 lần”.

Thu Giang

(Theo Biography)

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.