Cuộc gặp Trump-Kim: Bí ẩn sẽ mãi là bí ẩn

(Baonghean.vn) - Chỉ có hai người biết rõ những gì Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên nói với nhau trong cuộc gặp 1-1 ngày 27/2 trước khi bước vào hội nghị thượng đỉnh lần hai bàn về vấn đề hạt nhân.
Lãnh đạo Mỹ-Triều tham dự hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội. Ảnh: CNN
Lãnh đạo Mỹ-Triều tham dự hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội. Ảnh: CNN
Chỉ có 4 người biết đích xác Trump và Kim nói với nhau những gì
Phiên dịch viên của Trump và Kim là hai cá nhân “may mắn” được biết về cuộc hội thoại không có người ghi chép nội dung này, thực tế đang làm dấy lên lo ngại về lý do vì sao Trump mạo hiểm gặp Kim, người đe dọa tấn công Mỹ bằng bom hạt nhân và có hồ sơ nhân quyền không mấy tích cực.

Sau cuộc gặp không có những ghi chép cụ thể và những nhân chứng liên quan, giới lãnh đạo có thể “xuyên tạc” những gì đã nói, và điều này dễ dẫn đến những mâu thuẫn hay thậm chí là khẩu chiến. Nhiều khả năng Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ có thêm các cuộc gặp riêng kiểu này trong ngày 28/2, khi hai bên tìm cách đi vào chi tiết các cuộc đàm phán về hạt nhân.

Thực tế Tổng thống Trump cũng từng có những cuộc gặp riêng với các nhà lãnh đạo thế giới, trước khi người ta cho rằng cần thận trọng về những hoạt động như vậy. 

Trong những ngày đầu nhiệm kỳ, Trump đã gặp Tổng thống Vladimir Putin mà chỉ có sự hiện diện của một thông dịch từ Điện Kremlin. Năm ngoái, sau khi Trump dành hơn 2 giờ nói chuyện với ông Putin tại Helsinki, Phần Lan, đảng Dân chủ đã tìm cách yêu cầu người phiên dịch của Tổng thống Trump điều trần trước Quốc hội về những gì đã được nhắc đến.

Tuy nhiên, phe Cộng hòa đã ngăn chặn nỗ lực của đảng Dân chủ, trong khi Nhà Trắng không bao giờ cung cấp thông tin về những gì Putin và Trump đã nói. Thậm chí, Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ Dan Coats cũng thừa nhận ông không biết chút gì về nội dung cuộc gặp. 

Người phiên dịch của Tổng thống Trump trong cuộc gặp riêng với Kim Jong-un ngày 27/2 là Yun-hyang Lee, người đứng đầu bộ phận phiên dịch của Bộ Ngoại giao Mỹ, và từng phiên dịch cho Tổng thống tại cuộc gặp đầu tiên với Kim Jong-un tại Singapore hồi năm ngoái. Nhà Trắng cho biết người phiên dịch của ông Kim Jong-un là Sin Hye Yong.

Một số chuyên gia về các nỗ lực ngoại giao trước đây giữa Mỹ và Triều Tiên lo ngại rằng cuộc gặp riêng kiểu này là cơ hội để Kim có được những nhượng bộ từ nhà lãnh đạo Mỹ mà các cố vấn ở cấp làm việc vẫn khuyên Trump nên hết sức tránh đưa ra. 

Khách sạn Metropole, nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai. Ảnh: Getty
Khách sạn Metropole, nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai. Ảnh: Getty
Trước thượng đỉnh, Thượng nghị sỹ đảng Dân chủ Ed Markey nói rằng ông nghĩ Kim sẽ yêu cầu có cuộc gặp riêng với hy vọng có thể “tận dụng những nhượng bộ từ Tổng thống Trump mà không thể khả thi nếu nó được đưa ra trong cuộc gặp của các quan chức”. 

Trong khi đó, có những ý kiến cho rằng việc tổng thống muốn tiến hành các cuộc gặp riêng với giới lãnh đạo thế giới không phải là điều gì đáng lo ngại.

Trung tá nghỉ hưu Daniel Davis, hiện làm việc tại viện nghiên cứu chính sách Ưu tiên Quốc phòng, trao đổi với báo giới tại một cuộc họp báo về hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều: “Tôi thấy điều này chẳng có gì đáng phải chê trách… Tôi cho rằng ông ấy đơn giản là chỉ cảm thấy thoải mái hơn với các cuộc gặp kiểu này”. Ông Davis nhắc đến việc cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon cũng từng có nhiều cuộc gặp riêng với giới lãnh đạo Trung Quốc khi tái thiết quan hệ với quốc gia này vào những năm 1970. 

Rất khó để cho rằng Trump có thể bị Kim điều khiển

Tại hội nghị thượng đỉnh ở Singpore năm ngoái, Trump đã khiến đồng minh Hàn Quốc bất ngờ khi tuyên bố đình chỉ các cuộc tập trận chung quan trọng. Giới chỉ trích cho rằng ông đã làm mất đi ảnh hưởng trọng yếu của Mỹ trước khi Triều Tiên thực sự có những bước tiến vững chắc trên tiến trình phi hạt nhân hóa. Nhiều người nhìn nhận rằng Tổng thống Trump đã đưa ra quyết định này trong các cuộc nói chuyện riêng với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, bởi việc ông miêu tả các cuộc tập trận là “khiêu khích” khá đồng điệu với quan điểm của Triều Tiên vốn cho rằng các hoạt động này là nhằm diễn tập cho các cuộc xâm lược. 

Nhà phân tích Bong Young-shik, làm việc tại Đại học Yonsei, không quá lo ngại và cho rằng những chỉ trích mà Trump phải đối mặt tại Singapore có thể sẽ khiến ông hạn chế việc đưa ra những quyết định quan trọng và hấp tấp trong cuộc gặp riêng với Kim lần này. Ông Bong nói: “Những cuộc gặp kiểu này thường đi kèm rủi ro, song rất khó để cho rằng Trump có thể bị Kim điều khiển nếu chỉ dựa vào những gì đã diễn ra ở Singapore”. 

Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama thường hạn chế các cuộc gặp mang tính ngẫu hứng với giới lãnh đạo nước ngoài bên lề các hội nghị thượng đỉnh quốc tế mà chỉ có người phiên dịch bên cạnh. 

Tháng 11/1985, cựu Tổng thống Ronald Reagan đã có cuộc gặp riêng với lãnh đạo Xô viết khi đó là Mikhail Gorbachev tại Geneva, Thụy Sỹ, và chỉ có các phiên dịch viên được tin tưởng tháp tùng. Cuộc gặp dự kiến diễn ra trong 15 phút, song đã kéo dài tới 1 giờ đồng hồ.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.