Cựu Tổng thống Carter có mang lại hoà bình cho bán đảo Triều Tiên?

Cựu Tổng thống Carter đã can dự thành công với Triều Tiên trong quá khứ và có thể được lãnh đạo Kim Jong-un chấp nhận làm sứ giả hòa bình.

Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter (93 tuổi) thông báo rằng ông sẵn sàng tới Bình Nhưỡng để gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, trong một nỗ lực ngăn chặn đụng độ quân sự ở Đông Bắc Á.

Cuu Tong thong Carter co mang lai hoa binh cho Ban dao Trieu Tien?
Cựu Tổng thống Jimmy Carter đến Bình Nhưỡng trong năm 1994. Ảnh: Financial Times 

Kế hoạch của cựu Tổng thống Carter đã được ông Park Han-shik, giáo sư về các vấn đề quốc tế tại Đại học Georgia, tiết lộ. Giáo sư Park đã gặp cựu Tổng thống Carter tại tư dinh của ông ở Plains, bang Georgia. Ngày 28 tháng 9, ông tiết lộ với báo JoongAng Daily của Hàn Quốc rằng cựu Tổng thống Carter muốn đóng một vai trò xây dựng hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên, như ông từng làm vào năm 1994.

Giáo sư Park nói thêm rằng cựu Tổng thống Jimmy Carter muốn gặp trực tiếp nhà lãnh đạo Kim Jong-un "để thảo luận về một hiệp ước hòa bình Mỹ-Triều Tiên và việc phi hạt nhân hoá hoàn toàn Triều Tiên”. Mục tiêu cuối cùng sẽ là "thiết lập một chế độ hòa bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên”.

Các nhà phân tích cho rằng Bình Nhưỡng sẽ hoan nghênh khả năng đàm phán vì đây sẽ là một cuộc “đảo chính tuyên truyền” và phục vụ cho việc hợp pháp hoá chế độ. Trung Quốc và Nga cũng sẽ ủng hộ vì hai nước này đều kêu gọi đàm phán có ý nghĩa chấm dứt những cuộc “khẩu chiến” và những mối đe dọa tồi tệ.

Mặc dù có rất nhiều người ở Washington sẵn sàng khám phá khả năng đàm phán, nhưng liệu Tổng thống Donald Trump có chấp nhận đề nghị của cựu Tổng thống Carter?

Hồi tháng 9/2017, một quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ đã đến thăm Carter tại nhà riêng để chuyển thông điệp của Tổng thống Donald Trump rằng cựu tổng thống (Carter) không nói chuyện công khai về cuộc khủng hoảng đang trầm trọng ở Đông Bắc Á, với lý do làm suy yếu vai trò của tổng thống đương nhiệm.

Tuần trước, cựu Tổng thống Carter đã viết bài bình luận đăng trên tờ Washington Post về tình hình trên bán đảo Triều Tiên, trong đó lưu ý rằng đây là "mối đe dọa nghiêm trọng nhất hiện nay đối với hòa bình thế giới". Ông Carter viết: "Điều quan trọng là Bình Nhưỡng và Washington cần một số cách để giảm căng thẳng leo thang và đạt được thỏa thuận hòa bình lâu dài”.

Tuy nhiên, lập trường của Tổng thống Donald Trump đối với CHDCND Triều Tiên đã trở nên đối đầu hơn. Trong bài phát biểu trước Đại hội đồng LHQ hồi tháng 9, ông Trump cho biết Mỹ sẽ "hủy diệt hoàn toàn" Triều Tiên nếu nước này thúc đẩy việc phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Nhà phân tích James Brown, phó giáo sư quan hệ quốc tế của Đại học Temple Tokyo, nói với DW: "Một cuộc hội đàm giữa (cựu Tổng thống) Carter và (nhà lãnh đạo họ) Kim sẽ không giống các cuộc đàm phán giữa chính phủ với chính phủ, nhưng miền Bắc (Triều Tiên) sẽ không cảm thấy phiền toái, nếu nó mang lại cho ban lãnh đạo Triều Tiên sự hợp pháp mà họ mong muốn".

Thành tích hòa giải của cựu Tổng thống Carter sẽ làm cho ông có thể dễ chịu hơn đối với ban lãnh đạo CHDCND Triều Tiên, khi ông đến Bình Nhưỡng trong năm 1994, giữa lúc Tổng thống Mỹ Bill Clinton đang lên kế hoạch tấn công lò phản ứng hạt nhân của Triều Tiên tại Yongbyon.

Cựu Tổng thống Carter đã đi đến Bình Nhưỡng vào tháng 6 năm 1994 và đã đạt được thoả thuận với Chủ tịch Kim Il-sung nhằm đóng băng chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Bốn tháng sau, Mỹ và Triều Tiên ký Hiệp định Khung, theo đó Bình Nhưỡng cuối cùng sẽ dỡ bỏ chương trình hạt nhân.

Tháng 8/2010, ông lại một lần nữa can thiệp để giúp phóng thích Aijalon Gomes, một công dân Mỹ bị Bình Nhưỡng phạt 8 năm tù về tội xâm nhập bất hợp pháp vào CHDCND Triều Tiên.

Phó giáo sư James Brown nói: "Khi đó, ông Carter đã tới Bình Nhưỡng vào thời điểm tốt hơn tình hình hiện nay. Hiện thời, phía Mỹ nói rằng các hiệp định đó đã bị Bắc Triều Tiên lợi dụng để có thêm thời gian để phát triển tên lửa. Mỹ cần phải có một đường lối cứng rắn hơn. Nhưng điều đó là không có hiệu quả, khi Bắc Triều Tiên phản ứng bằng phóng tên lửa và thử hạt nhân mới. Theo tôi, không có lựa chọn nào là tốt cả nhưng đối thoại vẫn tốt hơn các phương án khác”.

Trong khi đó, giáo sư Toshimitsu Shigemura của Đại học Waseda ở Tokyo cho rằng rất ít có khả năng cựu Tổng thống Jimmy Carter đến Bình Nhưỡng một lần nữa.

Theo Kienthuc.net.vn

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.