Đảo quốc Singapore: Dấu ấn và cơ hội từ thượng đỉnh Mỹ - Triều

Mỹ Nga (Tổng hợp )

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Cuộc gặp gỡ thế kỷ Mỹ - Triều đã diễn ra trong bầu không khí thân thiện, bình đẳng, an toàn. Có được những thành công đó, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của nước chủ nhà Singapore, khi quốc đảo sư tử này đã nỗ lực hết mình, tạo mọi điều kiện thuận lợi, tiện nghi nhất để đảm bảo hội nghị lịch sử này không bị bỏ lỡ.
Ghi dấu ấn đậm nét
 Không phải ngẫu nhiên mà cả Mỹ và Triều Tiên đều thống nhất chọn Singapore là nơi diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên trong lịch sử giữa Tổng thống Donald Trump và Nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Singapore - một trong số ít những quốc gia trên thế giới có quan hệ ngoại giao với cả Washington lẫn Bình Nhưỡng. Singapore được biết tới là quốc gia tiến bộ ở châu Á, với hệ thống hạ tầng cơ sở hiện đại, một chính phủ hoạt động minh bạch và hiệu quả.

Với 5,6 triệu dân, đảo quốc sư tử có nhiều kinh nghiệm trong việc đăng cai những cuộc gặp thượng đỉnh quan trọng. Vào năm 2015, nước này được chọn là nước chủ nhà cho cuộc gặp mang tính cột mốc giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Đài Loan khi đó là ông Mã Anh Cửu.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un gửi lời cảm ơn Thủ tướng Lý Hiển Long vì sự hỗ trợ của Singapore khi tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều. Ảnh Reuters
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un gửi lời cảm ơn Thủ tướng Lý Hiển Long vì sự hỗ trợ của Singapore khi tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều. Ảnh Reuters
Trong quá trình chuẩn bị cho hội nghị, Singapore thể hiện khả năng tổ chức khẩn trương, liên hệ chặt chẽ với quan chức của Mỹ và Triều Tiên. Ước tính, Singapore phải chi khoảng 20 triệu USD để đảm bảo an ninh và đáp ứng các nhu cầu khác cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều.  
Đây là khoản chi phí không hề nhỏ, song Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long khẳng định, đất nước này sẵn sàng chi trả và là đóng góp của Singapore cho nỗ lực quốc tế.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã gửi lời cảm ơn những nỗ lực tổ chức của Singapore trong các cuộc gặp với những người đồng cấp nước này mới đây.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cho biết quan chức của cả Triều Tiên và Mỹ đều bình luận rằng, nếu không có sự hỗ trợ của Singapore, quá trình chuẩn bị cho hội nghị sẽ "không đạt được những tiến triển rõ rệt tới vậy".

Phát biểu tại cuộc gặp với Thủ tướng Lý Hiển Long, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã cảm ơn Singapore vì công tác chuẩn bị hết sức chu đáo: “Cả thế giới đang dõi theo cuộc gặp lịch sử giữa Triều Tiên và Mỹ, nhưng nhờ có sự chuẩn bị chu đáo của Singapore chúng tôi mới có thể hoàn tất công tác chuẩn bị cho cuộc gặp lịch sử. Tôi thật sự cảm ơn ngài vì điều đó".

Cơ hội ngàn vàng

Là quốc gia có quan điểm trung lập, rõ ràng và minh bạch, được hai nước tin cậy để tổ chức một sự kiện đặc biệt quan trọng, cũng đồng nghĩa với việc Singapore không chỉ có cơ hội “ghi tên mình vào lịch sử", mà còn có cơ hội quảng bá đất nước trên bản đồ thế giới.

Đảo Sentosa nhìn từ trên cao. Ảnh: CNA
Đảo Sentosa nhìn từ trên cao. Ảnh: CNA
Cả thế giới đổ dồn sự chú ý vào quốc đảo Đông Nam Á để chờ đợi cuộc gặp lịch sử. Trong những ngày gần đây, hình ảnh đảo Sentosa và khách sạn Capella, nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, xuất hiện tràn ngập trên trang nhất của hàng loạt tờ báo và các bản tin trên các kênh truyền hình nổi tiếng.
Giống như những cuộc gặp cấp cao mà Singapore từng tổ chức trước đây như Đối thoại Shangri-La hay Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần này sẽ tăng cường uy tín của Singapore như một điểm đến an toàn, lý tưởng nhất trên thế giới, và không thể bỏ qua cho các cuộc gặp, từ đó có thể thu hút thêm các công ty nước ngoài tới mở trụ sở tại Singapore.
Khách sạn Capella của Singapore (Ảnh: Getty)
Khách sạn Capella của Singapore. Ảnh: Getty
Các chuyên gia về khách sạn cho rằng đây là cơ hội vô giá để Singapore nâng cao hình ảnh giá trị của mình trong mắt cộng đồng quốc tế.
Các chuyên gia cũng cho rằng hội nghị lần này sẽ mang lại lợi ích nhất định cho đảo Sentosa - nơi được xem và được quảng cáo như một điểm đến du lịch và thư giãn.

Sentosa là một hòn đảo nhiệt đới. Xét về hình ảnh, du khách sẽ thấy khung cảnh xanh tươi tại hòn đảo này. Mặc dù Sentosa chủ yếu được biết đến như một điểm đến du lịch và giải trí cho gia đình, song thông qua hội nghị thượng đỉnh lần này, mọi người sẽ biết đến Sentosa như một nơi tuyệt vời để tổ chức các cuộc gặp và sự kiện.

Đồ uống mang chủ đề thượng đỉnh Mỹ-Triều trong một quán bar ở Singapore. Ảnh: Reuters.
Đồ uống mang chủ đề thượng đỉnh Mỹ-Triều trong một quán bar ở Singapore. Ảnh: Reuters.
Không chỉ vậy, mức độ quan tâm lớn mà cả thế giới dành cho cuộc gặp thượng đỉnh cũng đã khuấy động tinh thần kinh doanh của người dân Singapore. Từ những chiếc bánh kẹp mang chủ đề thượng đỉnh Mỹ - Triều, cho tới những chiếc huy hiệu “Hòa bình thế giới" và áo phông in khẩu hiệu “Hòa bình từ đảo quốc sư tử", người Singapore đã nghĩ ra nhiều cách để kiếm tiền nhờ cuộc gặp lịch sử này.
Ngày 12/6, cả thế giới hướng về Singapore để dõi theo một sự kiện lịch sử và thành công hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều còn mở ra cho  cơ hội đăng cai thêm nhiều sự kiện lớn nữa trong tương lai.

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.