Đẩy mạnh xuất khẩu gạo, cơ hội không dài, nỗi lo lỗ ngược

Theo Trần Chung (vietnamnet.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Các chuyên gia và doanh nghiệp gạo cho rằng, giá gạo toàn cầu tăng nhưng không kéo dài, trong khi lượng sản xuất gạo dự kiến dư thì cần thúc đẩy xuất khẩu ngay. Đây là thời điểm có lợi cho người nông dân và cả doanh nghiệp.

Giá gạo tăng, có doanh nghiệp... lỗ ngược

"Cơn sốt" giá gạo xuất hiện trên thị trường thế giới sau khi nhiều nước cấm xuất khẩu. Ông Nguyễn Lưu Tường - Giám đốc Công ty TNHH Gạo Ngon Nhất (TP.HCM), chia sẻ thông tin: nhiều doanh nghiệp xuất khẩu do không lường trước biến động về giá nên đang chịu "lỗ ngược".

Nghĩa là, các doanh nghiệp này ký đơn hàng với đối tác nước ngoài từ khi giá gạo còn thấp, chưa biến động. Trong khi, phía doanh nghiệp lại chưa nắm chắc lượng gạo sẽ có trong kho để đáp ứng đơn hàng. Điều này dẫn đến việc khi giá gạo lên, doanh nghiệp buộc phải đi mua gom trong dân với giá cao để đủ sản lượng đơn hàng xuất khẩu đã ký.

Nếu doanh nghiệp mua thấp theo giá cũ thì người dân sẽ không bán. Do vậy, một số doanh nghiệp đang phải chịu lỗ, mua vào giá cao và xuất đi với giá thấp hơn (do đã ký hợp đồng trước đó).

Bản thân công ty của ông Tường, những ngày này thường xuyên nhận được điện thoại đặt hàng gạo từ đối tác nước ngoài, nhưng ông cũng xem xét rất kỹ. Có đủ lượng gạo ông mới nhận đơn.

w-dsc-6853-1-1485.jpg
Nguồn cung gạo trong nước đảm bảo an ninh lương thực. Ảnh: Hoàng Hà

Ngoài ra, khi ký với đối tác quốc tế, ông Tường cho rằng, doanh nghiệp cần giao kèo "nước lên thuyền lên, nước xuống thuyền xuống". Nghĩa là, nếu biến động giá gạo tăng, giá thu mua trong dân tăng thì đối tác sẽ điều chỉnh giá mua hàng của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu giá xuống, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng cần hạ giá bán cho đối tác quốc tế; như vậy mới đảm bảo hài hòa lợi ích đôi bên.

"Doanh nghiệp cứ nhắm mắt ký đơn hàng xuất khẩu sớm, đến khi biến động giá thì kêu lỗ? Họ phải chấp nhận thực tế chứ không thể kêu Chính phủ hay Nhà nước hỗ trợ được", ông nói.

Nên đẩy mạnh xuất khẩu lúc này

Đề cập tới tờ trình mới đây của của Bộ NN&PTNT gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành chỉ thị về tăng cường công tác xuất khẩu gạo trong tình hình mới.

Ông Đinh Quang Thành - Giám đốc Kinh doanh, Công ty Cổ phần Lương thực Phương Nam (đại diện Gạo Ông ST25 tại TP.HCM), cho rằng, khi lượng sản xuất gạo dự kiến dư thì nên thúc đẩy xuất khẩu. Đây là thời điểm có lợi cho người nông dân và doanh nghiệp. Theo thông tin ông nhận được, giá lúa tại miền Tây đang nhích tăng.

Giám đốc Công ty TNHH Gạo Ngon Nhất nêu quan điểm, Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu ngay lúc này. Khi dư địa xuất khẩu gạo tốt, người nông dân có thể sẽ được hưởng lợi.

Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Như Cường cho biết, năm 2022, sản lượng lúa của Việt Nam đạt trên 42 triệu tấn, xuất khẩu được 7,13 triệu tấn gạo. Năm nay, cả nước dự kiến sản xuất được trên 43 triệu tấn lúa, xuất khẩu gạo có thể vượt kỷ lục năm 2022.

Theo ông Cường, diễn biến giá gạo thế giới tăng là thời cơ để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gạo, cần phải tận dụng để nâng cao thu nhập cho người trồng lúa.

Trao đổi với PV. VietNamNet, Thạc sỹ Phan Minh Hòa - Giảng viên Kinh tế (Đại học RMIT) nhận định, về ngắn hạn, dự kiến giá gạo sẽ tiếp tục neo cao trong nửa cuối năm nay.

Bà Hòa dẫn số liệu từ Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm nay, giá gạo xuất khẩu bình quân là 539 USD/tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2022. Giá gạo 5% tấm của Việt Nam giao dịch ở mức 588 USD/tấn, đang ở mức cao nhất kể từ năm 2011.

Đây là tin vui, cơ hội để Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, gia tăng cả về sản lượng lẫn giá trị gạo xuất khẩu, phát triển thương hiệu gạo, mở rộng thị trường.

Theo Thạc sỹ Hòa, việc dự báo thị trường rất quan trọng. Doanh nghiệp khi ký hợp đồng phải đảm bảo có lượng gạo nhất định trong kho, tránh tình trạng ký hợp đồng xuất khẩu giá thấp nhưng phải thu mua giá cao.

Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, các bộ, ngành và địa phương cần theo dõi, chỉ đạo kịp thời, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp để chuỗi cung ứng được thông suốt.

Trong dài hạn, bà Hòa cho rằng, do đặc thù lúa gạo có mùa vụ ngắn, chu kỳ tăng giá của gạo trên thế giới thường không kéo dài lâu. Trong nước, khi diện tích trồng lúa có xu hướng giảm, Việt Nam cần kiên trì nâng cao chất lượng gạo, xây dựng thương hiệu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trên thế giới.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cũng nhận định, Việt Nam đang hưởng lợi trong ngắn hạn trước quyết định cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ.

Cụ thể, vụ lúa hè thu năm nay, nông dân ở ĐBSCL phấn khởi khi giá phân bón đầu vào giảm so với vụ trước, giá đầu ra giữ ở mức cao, ổn định. Có thể nói, với vụ này, người nông dân đang có lợi nhuận tốt nhất từ trước tới nay.

Dẫu vậy, theo ông Khánh, cũng không nên lạc quan quá mức. Việt Nam không nên coi đây là cơ hội dài hạn, tăng sản xuất, tăng xuất khẩu.

Bởi, đây là hiện tượng ngắn hạn.

Khi thời tiết trở lại bình thường, các nước sẽ tăng cường sản xuất lúa gạo. Đặc biệt, khi Ấn Độ bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu, thị trường gạo sẽ quay trở lại quỹ đạo thông thường.

Theo số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đến ngày 1/8, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam giao dịch ở mức 588 USD/tấn, tăng 20 USD/tấn so với phiên 31/7 và tăng 55 USD/tấn so với trước khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo vào ngày 20/7. Gạo 25% tấm từ mức 513 USD/tấn phiên 19/7 cũng vọt lên 568 USD/tấn trong phiên giao dịch 1/8.

Tương tự, giá gạo 5% và 25% tấm của Thái Lan tiếp đà tăng mạnh, lần lượt lên mức 623 USD/tấn và 564 USD/tấn. So với phiên 19/7, giá gạo 5% tấm của Thái Lan tăng 82 USD/tấn, gạo 25% tấm tăng 62 USD/tấn.

tin mới

Đẩy nhanh giải ngân nguồn đầu tư công ở các địa phương

Đẩy nhanh giải ngân nguồn đầu tư công ở các địa phương

(Baonghean.vn) - Nguồn vốn đầu tư công xây dựng công trình “điện, đường, trường, trạm” đã trở thành động lực quan trọng có tính chất “mở đường” thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Bởi vậy, đẩy nhanh hiệu quả giải ngân đầu tư công luôn được các địa phương, sở, ngành nỗ lực ưu tiên hàng đầu.

Biển chỉ dẫn giao thông từ phía TP Vinh lên cao tốc Bắc Nam tại Quốc lộ 46B thuộc địa phận xã Hưng Tây, Hưng Nguyên. Ảnh Nguyễn Hải

Cao tốc Diễn Châu- Bãi Vọt vận hành thông suốt

(Baonghean.vn) -Theo Thông tin từ Ban quản lý dự án 6 (Bộ Giao thông – Vận tải) và đơn vị thi công, sau 4 ngày cắt băng khánh thành và thông xe kỹ thuật, cao tốc Bắc Nam, đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt đã vận hành an toàn và phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ 30/4 và 1/5.

Khám phá khu đô thị sinh thái biển vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh

Khám phá khu đô thị sinh thái biển vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh

(Baonghean.vn) - Kế thừa và phát huy những lợi thế của thiên nhiên ban tặng, Hoa Tiên Sea – Golf Villas đã kiến tạo nên một đô thị nghỉ dưỡng sinh thái biển tự nhiên vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh với tiêu chí lấy cuộc sống con người làm tôn chỉ để tạo nên khu đô thị bền vững vượt thời gian.

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.