Đêm của người vô gia cư

(Baonghean.vn) -  Không một mái nhà, không một chiếc giường, chỉ có khói bụi, sương lạnh giá rét, nhưng họ vẫn co ro chìm trong giấc ngủ mệt nhọc sau ngày mưu sinh vất vả.

Hơn 10h đêm, khi xe cộ trên đường trở nên vắng vẻ, tiếng ồn ào, nhộn nhịp của ban ngày dường như thưa  vắng, ông Hương (64 tuổi) bắt đầu tìm về chỗ ngủ vỉa hè quen thuộc. Hơn 1 năm nay chỗ đặt lưng mỗi đêm của ông là trước hiên nhà của một cửa hàng bán quần áo dụng cụ thể thao trên đường Đào Tấn.

ha
Sau một ngày mưu sinh, những người vô gia cư lại bắt đầu tìm chỗ ngủ. Ảnh: Thành Cường

Cách đây hơn 10 năm, ông rời quê hương Đức Thọ (Hà Tĩnh) theo chân các đồng hương ra Thành phố Vinh mưu sinh, hàng ngày ông đi nhặt phế liệu bán lấy tiền mua thức ăn, đêm về ông qua dọn đồ cho cửa hàng để đổi lấy chỗ ngủ. Ông Hường cho biết, trước đây đi đâu cũng bị đuổi, sau về đây xin phụ dọn hàng nên được ngủ trước hiên nhà này.    

Đêm co ro trong giá rét
Ông Hường co ro bên hiên của một tiệm bán đồ thể thao. Ảnh: Thành Cường

Năm nay gần 66 tuổi, mấy chục năm trước, bà Vũ Thị Hà (Kim Bảng, Hà Nam) rời quê lang bạt kiếm ăn rồi dừng chân lại ở Thành phố Vinh, không nhà không cửa bà sống bằng “nghề” ăn xin. Hàng ngày bà cắp nón chống gậy “hành nghề” loanh quanh khu vực chợ Vinh hay ở các ngã ba ngã tư trong thành phố, tối quay lại cầu Cửa Tiền. 

Những người vô gia cư còn quen mặt với những cái tên như  anh Thìn làm nghề bán tăm bông thường trú ở trước hiên nhà của một cửa hàng trên đường Cao Thắng; ông Trung, 58 tuổi, liệt một chân, ngày ăn xin, tối ngủ ở vỉa hè đường Lê Hồng Sơn; ông Minh “ve chai” thường ngủ ở vỉa hè gần khách sạn Thượng Hải …Tập thể những người vô gia cư được xem là "hàng xóm của nhau" này đã định cư vỉa hè trên địa bàn Thành phố Vinh cả chục năm nay.

Hàng ngày bà sống bằng
Họ chủ yếu sống bằng "nghề" ăn xin hoặc nhặt ve chai. Ảnh: Thành Cường

Ngoài ông Hường, bà Hà đã có những chỗ ngủ cố định suốt thời gian dài, vì gia chủ thương, thì còn có những người nay đây mai đó. Chuyện tranh dành chỗ ngủ và địa bàn hoạt động cũng xảy ra thường xuyên "Tìm được chỗ ngủ đã khó, giữ được nó để ngủ lâu dài còn khó hơn, có khi thấy trẻ em hay bà lão đến xin ngủ nhờ, thương quá nên phải nhường, nhưng nằm ở đây 2,3 người không nằm nổi, chật chội quá, nên mình lại tình nguyện đi tìm chỗ khác". Anh Thìn bán tăm bông cho biết. Cũng theo anh có những người khoẻ mạnh, ban đầu đến xin ngủ nhờ sau đó còn tìm cách rủ bạn về chiếm luôn chỗ ngủ, nên việc ẩu đả cũng thường xuyên xảy ra.

Anh kể tiếp, dù trong cộng đồng người vô gia cư có luật bất thành văn như, không xâm phạm địa bàn “làm ăn” của nhau, không tranh giành chỗ ngủ, ít hỏi chuyện về quá khứ, mà nếu muốn sống yên ổn, ai cũng phải ngầm tuân thủ. "Thế nhưng vẫn thường xuyên có những người làm trái luật nên có nhiều người muốn yên ổn cũng khó" - anh Thìn cho biết

Mỗi phận người có một nỗi niềm một câu chuyện và một hoàn cảnh éo le, hầu hết họ đã xác định cuộc sống tha phương cầu thực, màn trời, chiếu đất. Ngày lang thang ăn xin, làm thuê, nhặt phế liệu ... đêm về lại lang thang tìm chỗ ngủ. Khi được hỏi về nguồn cơn phải phiêu dạt cơ nhỡ thế này, đa số đều lắc đầu không nói, và đối với họ đó là câu chuyện phải chôn chặt và "gối đâu cũng là nhà" được họ xác định lâu dài, "khi nào ốm yếu không đi được nữa thì sẽ tìm về quê" anh Thìn cho biết.

Ông Minh dùng áo mưa che gió
Dùng áo ni-lông chắn gió, ông Minh "ve chai" chìm vào giấc ngủ chập chờn. Ảnh: Thành Cường

Với những người phụ nữ trẻ vô gia cư, cuộc sống lang thang có phần khó khăn hơn nhiều. Họ thường xuyên phải đối mặt với những hiểm nguy, xâm phạm.

Dù cuộc sống lang thang đầu đường, xó chợ đầy bất trắc, và không ít người trong số họ đã từng được vào các trung tâm bảo trợ xã hội hoặc chuyển trả về địa phương, nhưng rồi một thời gian ngắn vẫn trốn ra ngoài và lại lang thang làm đủ thứ việc để kiếm sống.

Trong năm 2016, UBND TP Vinh đã tổ chức 83 cuộc kiểm tra, rà soát trên các tuyến phố chính, phát hiện 44 đối tượng người vô gia cư, vận động giúp đỡ 34 đối tượng về với gia đình và lập hồ sơ bàn giao Trung tâm bảo trợ xã hội (TT BTXH) của tỉnh 10 đối tượng. Riêng đầu năm 2017, đã phát hiện 18 đối tượng, đưa vào TT BTXH tỉnh 3 đối tượng và vận động về với gia đình 15 đối tượng. 

Thành Cường

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.