Diễu binh 'Ngày Chiến thắng' và thông điệp của nước Nga

(Baonghean) - Ngày hôm qua (9/5), người dân cả nước Nga đã kỷ niệm trọng thể 71 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 - 9/5/2016) và 71 năm chiến thắng phát xít, kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2. Mỗi một lễ diễu binh chính là dịp nước Nga ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc, đồng thời cũng là gửi gắm nhiều thông điệp đến toàn thế giới, trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với nhiều bất ổn và nguy cơ xung đột.

Tổng thống Nga Vladimir Putin có bài phát biểu tại Quảng trường Đỏ trước khi diễn ra Lễ diễu binh hôm 9/5/2016 (Nguồn: http://www.ndtv.com)
Tổng thống Nga Vladimir Putin có bài phát biểu tại Quảng trường Đỏ trước khi diễn ra Lễ diễu binh hôm 9/5/2016 (Nguồn: http://www.ndtv.com)

Truyền thống oai hùng

Dù là năm lẻ nhưng lễ duyệt binh, diễu hành truyền thống mừng 71 năm Ngày Chiến thắng năm nay vẫn được dư luận đặc biệt quan tâm. Một bầu không khí sôi nổi, rộn ràng bao phủ thủ đô Moskva và rất nhiều tỉnh, thành khắp cả nước Nga từ nhiều ngày nay.

Các hoạt động tri ân thiết thực của người dân cũng diễn ra khắp các nơi trên cả nước. Đặc biệt, trong đó là cuộc tuần hành mang tên “Trung đoàn bất tử”, với người tham dự là các thế hệ con, cháu mang theo những tấm ảnh chân dung của cha, ông và người thân của họ từng tham gia cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại đã mất.

Với sự kiện chính quan trọng nhất là lễ diễu binh tại Quảng trường Đỏ, dù quy mô của buổi lễ năm nay không lớn như năm ngoái và với mức đầu tư khiêm tốn; nhưng sự kiện vẫn có sự tham gia đầy đủ của các lực lượng quân sự của Nga.

Tham gia lễ duyệt binh có gần 10.000 binh lính, 135 thiết bị kỹ thuật quân sự như xe quân sự Tigr, xe tăng T-90, thiết giáp BTR-82A, tên lửa phòng không Buk-M2, tên lửa chiến lược Yars, tăng T-14 Armata và cả màn trình diễn ngoạn mục của 71 máy bay trực thăng cùng máy bay tiêm kích.

Tên lửa phòng không Buk-M2 của Nga tại Lễ diễu binh ngày 9/5/2016 (Nguồn: Reuters)
Tên lửa phòng không Buk-M2 của Nga tại Lễ diễu binh ngày 9/5/2016 (Nguồn: Reuters)

Nhìn lại lịch sử, đây là một nỗ lực lớn của nước Nga để duy trì một truyền thống tốt đẹp vốn đã từng bị gián đoạn vào năm 1990, khi Liên Xô sụp đổ. Từ năm 1991 đến năm 1994, các cuộc diễu binh tại Quảng trường Đỏ đã không được tổ chức. Cho đến năm 1995, sự kiện này được tái hiện nhưng là ở một địa điểm khác chứ không phải ở Quảng trường Đỏ.

Bắt đầu từ năm 1996, truyền thống diễu binh tại Quảng trường Đỏ mỗi dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5 lại được tổ chức - khẳng định một ngày lễ trọng đại của nước Nga. Tuy nhiên, lễ diễu binh các loại vũ khí quân dụng hạng nặng chỉ chính thức được khôi phục vào năm 2008, đã giới thiệu một nước Nga hùng mạnh trong bối cảnh mới.

Thông điệp hòa bình

Đã có ý kiến cho rằng, việc khôi phục diễu hành các loại vũ khí quân dụng hạng nặng của Nga từ năm 2008 là nhằm phô trương lực lượng, củng cố vị thế quyền lực. Điều đó không sai, trong bối cảnh thế giới đầy biến động, và nước Nga cũng đang gặp nhiều khó khăn, có nhiều đối thủ trên trường quốc tế.

Màn trình diễn ngoạn mục của 71 máy bay trực thăng cùng máy bay tiêm kích trong Ngày Chiến thắng (Nguồn: Reuters)
Màn trình diễn ngoạn mục của 71 máy bay trực thăng cùng máy bay tiêm kích trong Ngày Chiến thắng (Nguồn: Reuters)

Nhưng lễ diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Đỏ ngày 9/5 hàng năm chắc chắn còn mang một thông điệp khác: đó là nước Nga không bao giờ chịu khuất phục, nước Nga có tiềm lực và muốn chung sống hòa bình với các quốc gia khác trên thế giới.

Những ai ủng hộ nước Nga, chắc chắn biết đến tuyên bố của Tổng thống Nga Putin rằng: “Nước Nga không bao giờ cho phép một cuộc chiến tranh dù nóng hay lạnh được phép lặp lại”.

Lịch sử đã ghi nhận rằng, chiến thắng của quân đồng minh ngày 9/5 năm 1945 với vai trò nòng cốt của các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô đã đập tan chế độ phát xít; đồng thời mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trong đó có Việt Nam, chống lại chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa quân phiệt để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Thế nhưng vào năm ngoái - đúng dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng vĩ đại, đã có những toan tính bóp méo lịch sử, làm sai lệch đi lịch sử được đưa ra nhằm hạ thấp vai trò của Liên Xô trong việc cứu nhân loại khỏi chủ nghĩa phát xít.

Bởi thế, nước Nga thông qua các cuộc diễu binh rầm rộ đã kiên quyết thể hiện lập trường và vững vàng với chân lý “vì hòa bình”. Đây có lẽ cũng là mục tiêu sâu xa mà nước Nga dù có những lúc khó khăn vì kinh tế, bị phương Tây cô lập nhưng vẫn duy trì thường niên các cuộc diễu binh hoàng tránh và ý nghĩa tại Quảng trường Đỏ.

Nụ cười nước Nga trong Ngày Chiến thắng 9/5 (Nguồn: Reuters)
Nụ cười nước Nga trong Ngày Chiến thắng 9/5 (Nguồn: Reuters)

Năm 2016 này, căng thẳng trong quan hệ giữa Nga và phương Tây đã dịu bớt, nhưng Tổng thống Putin vẫn nhắc lại điều này trong thông điệp gửi đến các nước Liên Xô cũ như Azerbaijan, Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyztstan, Moldova, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan, Abkhazia, Nam Ossetia, Cộng hòa Gruzia và Ukraine.

Ông nhấn mạnh  “không thể chấp nhận hành vi xuyên tạc lịch sử, gợi lại những sự kiện bi thảm trong quá khứ”.

Tuy vậy, trong bài phát biểu tại Quảng trường Đỏ hôm qua, Tổng thống Putin cùng với những cam kết xây dựng một nước Nga hùng mạnh đã nhắc tới một kẻ thù chung, đó là chủ nghĩa khủng bố. Điều đó có nghĩa, nước Nga từ quá khứ đến hiện tại vẫn luôn vì mục tiêu cùng thế giới xây dựng và bảo vệ một nền hòa bình và ổn định của cả nhân loại. Bởi hơn ai hết, nước Nga và Tổng thống Putin hiểu rằng, chiến tranh không mang lại bất kỳ lợi ích nào dù là nhỏ nhất, cho bất cứ ai!

Phương Hoa

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.