Điều trị tự kỷ cho trẻ bằng phương pháp châm cứu

Các nghiên cứu cho thấy hiệu quả của điều trị cho trẻ tự kỷ bằng y học cổ truyền, giáo dục kỹ năng sống đạt hiệu quả tốt. Trẻ biết giao tiếp, nghe lời, nói đúng mục đích, học tập và tiếp thu tốt hơn.

 

Biểu hiện trẻ tự kỷ

Theo Thầy thuốc ưu tú - bác sĩ Nguyễn Quốc Văn, Trưởng khoa Điều trị chăm sóc đặc biệt cho trẻ tự kỷ, Bệnh viện Châm cứu Trung ương, hội chứng tự kỷ là một chứng rối loạn quá trình phát triển tâm lý ở trẻ em về ngôn ngữ, giao tiếp, quan hệ xã hội, hành vi, cảm xúc, trí tuệ,.. thường xuất hiện trước 3 tuổi.

Hiện nay, trên thế giới chưa có nghiên cứu nào khẳng định nguyên nhân gây tự kỷ, song một số yếu tố nguy cơ được cho là có liên quan. Chẳng hạn như yếu tố di truyền trên gien yếu, các tác nhân môi trường trước sinh, người mẹ bị nhiễm trùng hoặc dùng thuốc khi mang thai, thai phụ có vấn đề về tuyến giáp, căng thẳng trước khi sinh...

Các triệu chứng của trẻ tự kỷ thường xuất hiện trước 3 tuổi như: không biết cười, chơi một mình, giao tiếp mắt kém, không hòa nhập. Trẻ cũng thường lặp lại một số hành vi hoặc cử động cơ thể nhất định nào đó; sự tập trung chú ý cực kỳ ngắn hoặc không có; không phản ứng khi gọi tên, giống như bị điếc; không biết chỉ hoặc vẫy tay chào tạm biệt.

Ở Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu, thống kê chính thức số trẻ mắc tự kỷ. Riêng tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương, những năm vừa qua, mỗi năm có trên 1.500 lượt trẻ bị hội chứng tự kỷ đến điều trị.

Cấy chỉ, thủy châm, điện châm điều trị tự kỷ

Theo bác sĩ Văn, mặc dù chưa phải là phương pháp điều trị đặc hiệu nhưng ngày càng có nhiều nước trên thế giới sử dụng châm cứu để điều trị cho trẻ em mắc hội chứng tự kỷ. Thông qua việc tác động vào các huyệt vị bằng các phương pháp điện châm, thủy châm, cấy chỉ, châm cứu giúp điều trị thanh nhiệt, tỉnh thần, khai khiếu, bổ ích ngũ tạng, bổ dưỡng khí huyết, thông kinh hoạt lạc, cân bằng âm dương…

"Các nghiên cứu cho thấy, đến nay, hiệu quả của điều trị cho trẻ tự kỷ bằng y học cổ truyền, giáo dục kỹ năng sống, đạt kết quả 60% hòa nhập, trong đó có trên 20% các trẻ đi học được. Các trẻ đã biết giao tiếp với mọi người xung quanh, đã biết nghe lời ông bà và bố mẹ, nói đúng mục đích, học tập và tiếp thu tốt hơn…", bác sĩ Văn chia sẻ.

Với các bệnh nhi mắc hội chứng tự kỷ nói riêng cũng như các bệnh nhân bị suy giảm trí tuệ, mất ngôn ngữ, tăng động,... phụ huynh cần phải đưa trẻ đi điều trị sớm. Thời điểm tốt nhất là khoảng 3 tuổi để có sự can thiệp hiệu quả. Đồng thời, các chuyên gia khuyến cáo, cần phải kết hợp song hành phương pháp điều trị không dùng thuốc để bệnh nhi phát triển toàn diện hơn. Điều này phải có sự phối hợp từ các bậc cha mẹ bệnh nhi./.

Theo TNO

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.