Định nghĩa chiến thắng ở Ukraine gây rạn nứt ngày càng sâu trong lòng phương Tây

Theo Kiều Anh (vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Các mục tiêu không rõ ràng và quan điểm khác nhau của phương Tây về cuộc xung đột ở Ukraine đã tạo ra những rạn nứt không thể tránh khỏi và ngày càng sâu sắc.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có chuyến thăm bất ngờ tới Kiev và gặp Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 20/2 để nhấn mạnh sự ủng hộ mạnh mẽ của Washington cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Bộ Quốc phòng Ukraine khẳng định sự hiện diện của ông Biden đã gửi thông điệp trực tiếp tới Tổng thống Putin. Một ngày sau, 21/2, bên ngoài Lâu đài Hoàng gia ở Warsaw, Ba Lan, nhà lãnh đạo Mỹ một lần nữa tuyên bố sẽ sát cánh cùng Ukraine.

Tuy nhiên, trong bài phát biểu ở Warsaw, ông Biden chỉ tiếp tục nêu rõ cuộc xung đột ở Ukraine là nỗ lực chiến đấu để phòng thủ chứ không định nghĩa cần làm gì để mang đến chiến thắng cho Kiev.

Binh lính Ukraine lái xe tăng T-64 gần Bakhmut thuộc khu vực Donetsk ngày 23/2. Ảnh: Reuters

Binh lính Ukraine lái xe tăng T-64 gần Bakhmut thuộc khu vực Donetsk ngày 23/2. Ảnh: Reuters

Theo các nhà quan sát Mark Toth và Jonathan Sweet nhận định trên The Hill, duy trì sự tồn tại không phải là chiến thắng và đây sẽ là một cuộc xung đột kéo dài. Các nhà quan sát này cho rằng Tổng thống Biden đang nói về một cuộc xung đột nhưng lại không nói về chiến thắng và đằng sau đó là những lý do riêng.

Các nhà quan sát Mark Toth và Jonathan Sweet bình luận, việc chính quyền Tổng thống Biden không sẵn sàng sử dụng từ "chiến thắng" là do đội ngũ an ninh quốc gia Mỹ lo ngại nếu Nga thua thì điều gì sẽ xảy ra. Moscow đã nhiều lần cảnh báo sẽ sử dụng mọi phương tiện sẵn có, bao gồm cả vũ khí hạt nhân để bảo vệ lãnh thổ và người dân. Dù vậy, cho đến nay, điện Kremlin không cho thấy dấu hiệu trực tiếp sử dụng đến kho hạt nhân của mình.

Các mục tiêu không rõ ràng và quan điểm khác nhau của phương Tây về cuộc xung đột ở Ukraine đã tạo ra những rạn nứt không thể tránh khỏi và ngày càng sâu sắc.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban tiếp tục ngăn cản các gói hỗ trợ của EU cho Ukraine, đồng thời chỉ trích các nước này đang "kéo dài cuộc xung đột ở Ukraine" và thậm chí cho rằng: "Đây là cuộc xung đột của Kiev chứ không phải của chúng ta".

Trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan có những cách tiếp cận riêng để đạt được lợi ích của mình. Ông Erdogan đã ra điều kiện với Phần Lan và Thụy Điển về việc gia nhập NATO. Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cũng khuyến khích Nga biến nước này thành trung tâm khí đốt toàn cầu cho đường ống khí tự nhiên của Moscow được xây dựng trong tương lai ở Biển Đen.

Thậm chí, Croatia, quốc gia nhỏ bé ở Địa Trung Hải - một thành viên NATO cũng phản đối việc phương Tây tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Dường như đã có những rạn nứt giữa các nước "NATO cũ" - gồm Pháp, Đức và Anh với các nước "NATO mới" gồm Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan và Romania về kết cục xung đột ở Ukraine. Một bên dường như nghiêng về phương án giải quyết xung đột thông qua đàm phán trong khi bên còn lại muốn đánh bại Nga.

Gần đây, Tổng thống Litva Gitanas Nauseda đã hối thúc các nước phương Tây nên từ bỏ tất cả hạn chế về hỗ trợ quân sự và nhanh chóng cung cấp cho Kiev các vũ khí mà nước này cần trong cuộc xung đột với Nga.

Ông Barry McCaffrey - Tướng Lục quân Mỹ đã nghỉ hưu cảnh báo Ukraine "thiếu xe bọc thép và vũ khí tấn công sâu để cầm cự" về lâu dài, đồng thời cho rằng việc Kiev thua có thể là một khả năng thực tế.

Còn theo Cựu chỉ huy quân đội Mỹ ở châu Âu - Trung tướng nghỉ hưu Ben Hodges, chìa khóa để giành chiến thắng nằm ở Crimea. Ông đã gọi đây là "vùng lãnh thổ mang tính quyết định"./.

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.