'Đỗ thì tao chết với mi'

(Baonghean.vn) - Câu nói nửa hài hước, nửa lại hàm chứa một thực tế của thanh niên miền núi sau khi rời ghế nhà trường phổ thông...

Mười lăm năm trước tôi đi thi đại học.

Trước ngày lên đường, cha mẹ chuẩn bị đầy đủ nào xôi, gà, quần áo, lại bán con lợn nửa tạ cho tôi làm lộ phí từ miền núi xuống tỉnh lị rồi còn bắt xe vào Huế để thi.

Năm đó tôi thi rớt. Cha mẹ và cả họ hàng động viên đừng bỏ cuộc. Năm sau thi tiếp. Thi để mà vào đại học thì tương lai mới sáng sủa. Ngày ấy tôi là một cậu trai ngoan, chỉ biết học và nghe lời cha mẹ. Ngày ấy cả lũ bạn bè và tôi đều nghĩ rằng, vào đại học là con đường tươi sáng nhất cho giới trẻ vùng cao.

15 năm sau đến lượt cô em họ tôi đi thi.

Trước ngày lên đường, ông chú họ tôi bảo với cô con gái rằng: “Đỗ thì tao chết với mi, không đỗ mi chết với tao”.

Cái câu ông chú nói tôi nghe đã quen trong những mùa thi gần đây khi việc vào đại học không còn là chuyện “trọng đại” như thời chúng tôi nữa. Câu nói nửa hài hước, nửa lại hàm chứa một thực tế của thanh niên miền núi sau khi rời ghế nhà trường phổ thông. Nhất là với con gái.

Một lớp học ghép tại xã Tri Lễ, Quế Phong, Nghệ An
Một lớp học ghép tại Trường Tri Lễ, Quế Phong, Nghệ An

Từ lâu, ở miền núi quê tôi, thanh niên rời ghế trường phổ thông chỉ có hai suy nghĩ là đỗ đại học thì tương lai vững vàng hơn. Hay ít ra cũng phải lựa chọn một ngành nghề nào đó chứ bất đắc dĩ mới làm nông. Thường thì người lớn vẫn muốn con cháu học làm bác sỹ, giáo viên, công an, bộ đội, biên phòng. Nếu không cũng phải là anh vên chức xã. Tóm lại là làm việc nhà nước.

Cánh trẻ bây giờ đã nghĩ thoáng hơn đôi chút nhưng khi con cái lên đường đi thi thì cha mẹ lại ngay ngáy lo. Lo làm sao để đủ tiền cho con đi thi và nếu con có thi đỗ thì cũng “chết dở”. Chắc chắn khi xoay xở xong một khóa học, mỗi phụ huynh đều trở thành con nợ của ngân hàng Chính sách xã hội và thậm chí là phải vay từ anh em, họ hàng nữa.

Thế nhưng sinh viên miền núi thất nghiệp cũng nhan nhản. Thậm chí là sinh viên cử tuyển, thuộc diện nhà nước đào tạo cán bộ nguồn cho địa phương ra trường cũng nằm nhà chờ việc.

Nếu không đỗ thì tương lai của cánh thanh niên có vẻ rõ ràng hơn. Những người làm bố như ông chú tôi đã vẽ ra cho các cô gái trẻ một viễn cảnh rõ ràng và có phần trần trụi. Thi không đỗ thì cho ở nhà một vài năm, cấy ruộng, trồng rừng, có đám nào ưng thì gả. Thế là xong. Cô nào còn chưa muốn yên bề gia thất thì ra xã làm hồ sơ vào các khu công nghiệp ở Bình Dương hay Thái Nguyên, Bắc Ninh làm công nhân. Con trai cũng vậy, cứ sau mùa thi là đàn đàn, lũ lũ kéo nhau vào các khu công nghiệp.

Cũng như bạn cùng trang lứa ở miền xuôi, sau mỗi mùa thi, cánh trẻ vùng cao thực sự vào đời. Mỗi người đều buộc phải chọn một “hành trang” cho riêng mình. Nhiều khi cánh cổng trường đại học chỉ là một niềm mơ ước một tương lai có vẻ như nhàn hạ sau này. Nhưng giới trẻ vùng cao và cả những người làm cha làm mẹ ở bản cũng đã nhận ra một thực tế rằng: Sinh viên ra trường bây giờ thất nghiệp nhiều vô kể.

Dẫu vậy thi cũng như ông chú tôi, nhiều bậc làm cha làm mẹ vùng cao vẫn phải “vui lòng” cho con đi thi, đi học dẫu chưa biết tương lai thế nào . Họ chiều theo mơ ước của con. Họ sợ rằng nếu không lo cho con cái học hành đến chốn, đến nơi về sao chúng nó trách mình. Dù rằng con cái có đỗ đạt cũng “chết dở”. Nuôi con ăn học đã cực thân rồi ra trường lại không không xin được việc, nó lại ôm hồ sơ vào các khu công nghiệp thì đúng là hoài phí cả công lẫn của.

Với người vùng cao bây giờ cổng trường đại học không còn “cao vợi vợi” như câu thơ tuổi học trò của chúng tôi nữa. Khi việc đào tạo đại học đã được xã hội hóa thì vào học cũng đã dễ hơn xưa. Song nỗi nhọc nhằn của cả sỹ tử lẫn những người làm cha làm mẹ vẫn vậy. Dẫu rằng cơ chế thi cử thay đổi theo hàng năm.

Cổng trường đại học đã rộng mở, nhưng những bước chân xuống núi đi thi ngày nay cũng đã dè dặt hơn. Trai gái núi bây giờ không mấy ai hăm hở với cánh cổng trường đại học như chúng tôi 15 năm về trước nữa.

Hữu Vi

tin mới

Ảnh đại diện Biến đặc sản thành hàng hóa

Biến đặc sản thành hàng hóa

(Baonghean.vn) - Nghệ An nổi tiếng với rất nhiều loại đặc sản ở khắp các vùng, miền. Tuy nhiên, việc biến đặc sản trở thành hàng hóa, góp phần phát triển sinh kế bền vững cho người dân bản địa thì vẫn đang dừng lại ở dạng tiềm năng...
mục đích cuối cùng

Mục đích cuối cùng

(Baonghean) - Suy cho cùng, người ta bán hàng đểu hay đánh thuế kiểu tận thu cũng đều nhắm tới một cái đích duy nhất là túi tiền của người dân.
Phòng thủ

Phòng ngự

(Baonghean.vn) - Phá đi “sự phòng ngự” chính là “vượt qua chính mình”, tự khẳng định mình và thể hiện vai trò, trách nhiệm, lương tâm, tình cảm của mình với Đảng, với Nhân dân.
báo chí điện tử đăng tải liều lượng mặt trái, mặt xấu

Liều lượng!

(Baonghean) - Phải có những hình thức phê bình, kiểm điểm, đánh giá và nhận xét xác đáng đối với những tờ báo, những địa chỉ báo chí điện tử đăng tải liều lượng mặt trái, mặt xấu.
Người tiêu dùng ở huyện Tương Dương hiện đang chỉ được một chọn lựa duy nhất là dùng xăng A95. Ảnh: Hồ Phương

Xăng E5 không lên núi?

(Baonghean.vn) - Ngược huyện núi 30a Tương Dương dịp này, lạ kỳ khi thấy ở các cửa hàng xăng dầu vắng bóng xăng sinh học E5. Chỉ duy nhất xăng A95 được bán với giá ngất ngưởng 20.690 đồng/lít.
Kiềm chế 'nhân tai'

Kiềm chế 'nhân tai'

(Baonghean) - Đợt mưa lũ đang diễn ra đã gần ở mức thảm họa; bởi diện ảnh hưởng rộng lớn từ miền Trung ra tới miền Bắc, thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Đau đớn nhất là có gần 100 người chết và mất tích.
Đôi điều về ý thức 'chung tay'

Đôi điều về ý thức 'chung tay'

(Baonghean.vn) - Ở quê, sau bão người dân tự giác dọn dẹp, mọi thứ đều sạch sẽ, gọn gàng. Ở phố, có nơi người dân chung tay thì công nhân môi trường bớt mệt, có nơi họ coi đó là việc của người khác.
Đi thảo cầm viên

Đi thảo cầm viên

(Baonghean) - Ngày lễ 2/9 vừa qua, gia đình mình không đi đâu xa mà chỉ loanh quanh trong thành phố. Cứ nghĩ mọi người đi chơi hết nên thành phố sẽ vắng, mọi người quyết định đưa bé Bim đi thảo cầm viên chơi. 
'Góp gió' để thành 'bão'

'Góp gió' để thành 'bão'

(Baonghean) - Nhiều người nói là công cuộc phòng chống tham nhũng của ta chưa khi nào làm mạnh và đạt được kết quả to lớn như thời gian vừa qua, ông thấy thế nào?
Để 'tàu 67' không rỉ

Để 'tàu 67' không rỉ

(Baonghean) - Phải nói ngay rằng: Nghị định 67 của Chính phủ về việc hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ thép để đánh bắt xa bờ là một chủ trương đúng khi tình hình Biển Đông có những diễn biến phức tạp. Vấn đề là trong khi chúng ta không hề thiếu những chuyên gia hàng hải được đào tạo bài bản, nhưng suốt từ ngày có Nghị định 67, chưa hề thấy một chuyên gia nào cảnh báo về việc chuyển từ tàu thuyền đánh cá truyền thống sang tàu vỏ sắt thì sẽ như thế nào?
'Vô tính'

'Vô tính'

(Baonghean) - Trong đội ngũ có không ít người sống kiểu 'mũ ni che tai” phó mặc tất cả. Ai muốn làm gì thì làm, đúng hay sai mặc kệ miễn là không ảnh hưởng đến cá nhân mình. 
'Trích ngang' có quan trọng?

'Trích ngang' có quan trọng?

(Baonghean) - Có một thời quá nặng về “chủ nghĩa lý lịch”, dẫn đến một số địa phương, một số cơ sở… thực hiện “chủ nghĩa lý lịch” một cách máy móc, làm cho không ít người gặp khó khăn, vướng mắc.
Để nông nghiệp tỉnh nhà vượt qua thách thức hội nhập

Để nông nghiệp tỉnh nhà vượt qua thách thức hội nhập

(Baonghean) - Là một địa phương có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước, dân số đông, phần lớn sống ở nông thôn và còn dựa nhiều vào sản xuất nông nghiệp, những năm qua, sản xuất nông nghiệp của Nghệ An đạt được những tiến bộ cả về sản lượng, năng suất, chất lượng. Tuy vậy, nhìn chung, năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp của Nghệ An chưa cao, chưa có thương hiệu mạnh, sức cạnh tranh còn nhiều hạn chế, thị trường tiêu thụ chưa ổn định, xuất khẩu ra thị trường ngoài nước còn yếu.
Thi nhau… nhận khuyết điểm!

Thi nhau… nhận khuyết điểm!

(Baonghean) - Tránh tình trạng thi đua nhận khuyến điểm, nhưng sau đó là im lặng, các khuyết điểm không những không hạn chế, khắc phục, mà lại có nguy cơ tăng thêm.
Để huyện quê Bác phát triển xứng tầm, bền vững

Để huyện quê Bác phát triển xứng tầm, bền vững

(Baonghean) - Để Nam Đàn phát triển, cần phải thay đổi tư duy, tầm nhìn tạo ra bước đột phá trong phát triển du lịch; cùng đó là cần có cơ chế, thể chế để thay đổi “đẳng cấp” cho Nam Đàn, Tiến sỹ Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh.
Tẩu tán nhân sự

Tẩu tán nhân sự

Trong lịch sử tư pháp của nước ta, có lẽ đây là lần đầu tiên người ta nghe đến cụm từ “tẩu tán nhân sự”.
Hãy vì đại cục

Hãy vì đại cục

(Baonghean) - Đề xuất của Bộ Nội vụ về việc sáp nhập một số sở, ngành trong dự thảo Nghị định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các tỉnh, thành phố đã trở thành tâm điểm của dư luận.
Tội phạm 'chống lưng'

Tội phạm 'chống lưng'

(Baonghean) - Cách đây hơn một tuần, trong hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đồng chí Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực nội chính đã yêu cầu xử lý nghiêm những hành vi bảo kê, “chống lưng” cho tội phạm. Nhưng qua những sự việc xảy ra gần đây cho thấy, cũng cần xử lý kiên quyết những hành vi “chống lưng” cho sai phạm.
Cần có cơ quan độc lập giám định quỹ BHYT

Cần có cơ quan độc lập giám định quỹ BHYT

(Baonghean) - Giải trình vấn đề thông tuyến khám chữa bệnh BHYT trước Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội trong ngày 1/3/2017, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Minh đã nêu lên một thực trạng buồn về sự cạnh tranh không lành mạnh của các cơ sở khám chữa bệnh (KCB), nhất là các cơ sở tư nhân như khuyến mãi, thu hút người bệnh bằng quà tặng, chỉ định nhiều dịch vụ kỹ thuật... khiến nhu cầu KCB tăng ảo. 
Phát triển doanh nghiệp gắn với nông nghiệp

Phát triển doanh nghiệp gắn với nông nghiệp

(Baonghean) - Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay doanh nghiệp là cơ sở, là một trong những động lực quyết định tốc độ và chất lượng của phát triển. Nguyên lý này càng có ý nghĩa đối với tỉnh Nghệ An, hay nói cách khác, phát triển doanh nghiệp gắn với kinh tế nông nghiệp, nông thôn là sự lựa chọn cần thiết trong chiến lược phát triển của Nghệ An.