Đột phá Mỹ-Triều chấm dứt bế tắc hạt nhân?

Theo Thanh Hảo (vietnamnet.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump chấp nhận lời mời gặp mặt lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un phát đi một tín hiệu đột phá ngoại giao tiềm tàng trong nỗ lực chấm dứt bế tắc hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Một cuộc gặp mặt trực tiếp nếu diễn ra sẽ mang tính lịch sử, sẽ là lần gặp đầu tiên giữa lãnh đạo hai quốc gia đối địch lâu năm vốn từng chiến đấu chống lại nhau và liên tiếp dọa hủy diệt lẫn nhau.

Nhưng sự kiện này cũng chứa đựng nhiều rủi ro, vì bản chất khó đoán của chính quyền Bình Nhưỡng và vấn đề hạt nhân phức tạp.

Đột phá Mỹ-Triều chấm dứt bế tắc hạt nhân? ảnh 1
Ảnh: Reuters

Theo Chicago Tribune, trong một thông báo gửi tới các phóng viên tại Nhà Trắng, Giám đốc an ninh quốc gia Hàn Quốc Chung Eui-yong nhấn mạnh rằng Chủ tịch Triều Tiên đã bày tỏ "sự thiết tha muốn gặp Tổng thống Trump càng sớm càng tốt" và ông Trump đã đồng ý.

Hiện chưa rõ liệu cuộc gặp sẽ diễn ra ở đâu, và các quan chức Hàn Quốc sau đó thông báo thời điểm vào cuối tháng 5.

Ông Kim Jong-un chưa từng rời khỏi Triều Tiên kể từ khi lên nắm quyền năm 2011, và chỉ ít giới chức nước ngoài tới thăm quốc gia khép kín này. Bình Nhưỡng hiện đang chịu nhiều cấm vận, của Liên Hợp Quốc cùng một số nước, vì tham vọng chế tạo tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân.

Theo ông Chung, lãnh đạo Triều Tiên đã nhất trí "dừng thử hạt nhân - tên lửa" và chấp nhận các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn là một thực tế "phải tiếp tục". Trong quá khứ, Triều Tiên thường phản đối gay gắt Mỹ - Hàn tập trận, coi đó là diễn tập xâm lược và thường đáp trả bằng những lời đe dọa cùng các vụ thử tên lửa.

Đặc phái viên Hàn Quốc cũng ca ngợi "tài lãnh đạo" của ông Trump, nói rằng "chính sách gây áp lực tối đa của ông cùng với sự đoàn kết quốc tế đã đưa chúng ta đến điểm kết nối hôm nay". Ông khẳng định Hàn Quốc, Mỹ cùng các đồng minh tiếp tục thực hiện đầy đủ và kiên quyết việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, không lặp lại sai lầm quá khứ.

Một quan chức Nhà Trắng sau đó mô tả việc một quan chức Hàn Quốc thông báo việc Tổng thống Trump chấp nhận lời mời của Kim Jong Un cho thấy mức độ phối hợp chặt chẽ giữa hai nước về chủ đề quan trọng này.

Trên mạng xã hội Twitter ngay sau đó, ông Trump thể hiện sự lạc quan một cách thận trọng khi viết: "Ông Kim Jong -un đã bàn với các đại diện Hàn Quốc về phi hạt nhân hóa, không chỉ đóng băng. Trong giai đoạn này, Triều Tiên cũng không thử tên lửa. Đã có tiến triển đáng kể nhưng các lệnh trừng phạt sẽ tiếp tục được duy trì cho đến khi đạt được một thỏa thuận. Đang lên  kế hoạch gặp mặt".

Trước thông tin bất ngờ, các trợ tá của Nhà Trắng không thể hiện nhiều kỳ vọng. Một quan chức cấp cấp cao bình luận rằng "Tổng thống Trump đã nói rõ ngay từ đầu rằng ông chưa sẵn sàng trao thưởng cho Triều Tiên để đổi lấy đối thoại. Nhưng ông sẵn sàng chấp nhận lời mời gặp mặt lần này, cho phép cũng như thực sự hy vọng Triều Tiên sẽ hành động như những lời đã truyền đạt qua đặc phái viên Hàn Quốc".

Kể từ đầu năm 1990, Mỹ cùng các đồng minh đã cố thuyết phục Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân, nhưng mọi đợt đàm phán rốt cuộc đều thất bại. Cơ hội cho thành công lần này có thể cũng không nhiều.

Triều Tiên đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên hồi tháng 9, có tầm bắn dường như là tới tận Mỹ. Phía Washington cũng nhận định Bình Nhưỡng đang nhanh chóng vươn tới khả năng lắp được đầu đạn hạt nhân vào tên lửa.

Trong một thông báo, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders nói ông Trump sẽ chấp nhận lời mời gặp ông Kim Jong-un ở một nơi và địa điểm chưa xác định. "Chúng tôi hướng tới giải trừ hạt nhân Triều Tiên. Có nghĩa là, mọi cấm vận và áp lực tối đa vẫn tiếp tục".

Theo Victor Cha, một cựu quan chức Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, các chi tiết vẫn còn quá mơ hồ nên khó xác định liệu một sự phục hồi quan hệ là có thể hay không.

"Vấn đề là những gì chúng ta đang đặt trên bàn làm việc. Cấm vận? Bình thường hóa? Hiệp ước hòa bình?", ông Cha viết trên Twitter.

Kể từ khi đoàn đại biểu Hàn Quốc trở về hôm 6/3 sau cuộc gặp với ông Kim Jong-un ở Bình Nhưỡng, nhiều diễn biến tích cực bất ngờ đã xuất hiện nhưng thực sự chưa thể chắc chắn. Tại cuộc gặp, ông Kim đề nghị dừng thử tên lửa và hạt nhân trong lúc diễn ra đối thoại, và cam kết giải trừ hạt nhân nếu chính quyền của ông được đảm bảo an toàn.

Và trong dấu hiệu cho thấy ngoại giao tiến nhanh, Chủ tịch Triều Tiên sẽ gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In trong tháng 4 - cuộc gặp thứ 3 giữa lãnh đạo hai nước kể từ khi chiến tranh liên Triều kết thúc năm 1953.

Đầu tuần này, ông Trump đã tỏ ra lạc quan thận trọng về đối thoại với Triều Tiên, bày tỏ hy vọng rằng phía Triều Tiên chân thành trong đề nghị đàm phán. Nhưng ông tuyên bố sẵn sàng đi theo bất kể con đường nào cần thiết. 

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.