EU nới lệnh phong tỏa, 'đau đầu' tính việc mở cửa lại biên giới

(Baonghean) - Bắt đầu từ hôm nay (11/5), nhiều quốc gia tại châu Âu như Pháp, Anh, Tây Ban Nha… bắt đầu tiến hành nới lỏng lệnh phong tỏa sau một thời gian số ca nhiễm Covid-19 giảm dần theo ngày. Dù vậy, Ủy ban châu Âu cuối tuần qua vẫn yêu cầu các quốc gia trong Liên minh châu Âu (EU) duy trì biện pháp đóng cửa biên giới với bên ngoài ít nhất là tới ngày 15/6/2020, bởi mở cửa biên giới thực sự là một “canh bạc lớn” với châu Âu, dù nhiều nước coi đây là bước đi quan trọng để đưa nền kinh tế trở lại bình thường.

“Mùa hè hoang vắng” ở châu Âu

Vào dịp này hàng năm, các quốc gia ở châu Âu đều chuẩn bị bước vào mùa du lịch nhộn nhịp nhất trong năm, đón tới gần một nửa lượng du khách quốc tế trên toàn cầu với khoảng 360 triệu lượt khách, mang lại nguồn doanh thu khoảng 150 tỷ Euro trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 8.

Nhưng năm nay, châu Âu đang đón một mùa hè “bất thường”, với những địa điểm du lịch nổi tiếng trở nên hoang vắng, từ quảng trường trung tâm Grand Palace ở Brussels, tới đấu trường Colosseum ở Rome, thành phố Venice vắng bóng những chiếc thuyền gondola ngược xuôi…

Các nước Schengen đang tính toán việc mở cửa biên giới để phục hồi kinh tế. Ảnh: Getty
Các nước Schengen đang tính toán việc mở cửa biên giới để phục hồi kinh tế. Ảnh: Getty

Covid-19 đang đẩy ngành du lịch châu Âu vào một cuộc khủng hoảng chưa từng có, trong khi đây lại là ngành kinh tế mũi nhọn tại nhiều quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu. Hiện du lịch đóng góp tới 10% GDP của châu Âu. Tại một số quốc gia như Hy Lạp, Malta, tỷ trọng của ngành du lịch trong GDP còn lên tới 20-25%. Đối với Tây Ban Nha và Italy, hai tâm dịch Covid-19 lớn nhất tại châu Âu, đóng góp của ngành du lịch đối với nền kinh tế cũng ở mức lần lượt là 14% và 13%.

Những biện pháp phong tỏa cứng rắn mà các quốc gia châu Âu đang thực hiện để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 tác động tới rất nhiều ngành kinh tế, nhưng du lịch được xếp vào nhóm chịu tác động nặng nề nhất. Theo tính toán của Hội đồng Du lịch châu Âu, các doanh nghiệp lữ hành trong EU sẽ tổn thất khoảng 70% doanh thu, các hãng hàng không tổn thất tới 90%, và ước tính toàn bộ ngành du lịch châu Âu có thể thiệt hại tới 400 tỷ Euro trong mùa du lịch năm nay. Trong kế hoạch thành lập quỹ cứu trợ lên tới hơn 1.000 tỷ Euro của châu Âu - còn được gọi là “Kế hoạch Marshall”, các chuyên gia tính toán rằng ngành du lịch cần phải được phân bổ tới 20%.

Chính vì vậy, khi bắt đầu tiến hành các biện pháp nới lỏng phong tỏa, khôi phục lại hoạt động kinh tế, nhiều quốc gia châu Âu cùng hướng tới mục tiêu chung là phục hồi ngành du lịch. Một số quốc gia đã đề xuất các biện pháp đơn lẻ như Hy Lạp xem xét cho phép khách du lịch nhập cảnh theo “Hộ chiếu y tế”, trong đó có xác nhận khách du lịch không bị nhiễm virus SARS-CoV-2, Áo xem xét tiếp nhận khách du lịch từ những quốc gia trong khối Schengen có tỷ lệ nhiễm Covid-19 thấp, hay Bỉ xem xét cung cấp thẻ cho phép du khách tới một số bãi biển…

Một người đàn ông Đức mua bánh mì Pháp tại một điểm kiểm soát biên giới giữa hai quốc gia. Ảnh: Washington Post
Một người đàn ông Đức mua bánh mì Pháp tại một điểm kiểm soát biên giới giữa hai quốc gia. Ảnh: Washington Post

Tuy nhiên, đến thời điểm này, chưa một quốc gia châu Âu nào xác định được thời điểm mở cửa trở lại biên giới, trong khi bất kỳ biện pháp kích cầu du lịch nào cũng khó có thể phát huy tác dụng nếu các quốc gia vẫn “bế quan tỏa cảng” để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.

Ông Gari Cappelli, Bộ trưởng Bộ Du lịch của Croatia, người chủ trì cuộc họp của Hội đồng Liên minh châu Âu mới đây cho rằng, châu Âu cần một kế hoạch chung để tái thiết ngành du lịch - một kế hoạch có thể vừa thúc đẩy ngành du lịch tăng trưởng trở lại, vừa có thể quản lý được rủi ro trên phạm vi toàn Liên minh. Kế hoạch này có thể thiết lập theo từng bước, bắt đầu bằng việc các quốc gia dỡ bỏ hạn chế đi lại trong nước, tiếp đến mở cửa biên giới trong nội bộ Liên minh châu Âu, sau đó mới tính toán đến mở cửa biên giới cho các quốc gia ngoài khối.

Bài toán “được - mất”

Bên cạnh du lịch, mở cửa trở lại biên giới còn có vai trò quan trọng trong việc khôi phục nhiều hoạt động kinh tế khác ở châu Âu, trong bối cảnh sử dụng lao động thời vụ của các quốc gia khác trong Liên minh châu Âu là điều khá phổ biến trong các doanh nghiệp. Nhiều ý kiến cho rằng đóng cửa biên giới không thể là một biện pháp dài hạn, vì vậy châu Âu cần có kế hoạch mở cửa biên giới trở lại trong một kế hoạch tổng thể chung.

Trước hết, việc mở cửa biên giới có thể áp dụng đối với các nhân viên làm việc thời vụ. Một số nghị sĩ châu Âu lập luận rằng, dù việc kiểm soát các nguy cơ về y tế là cần thiết, nhưng đã đến lúc châu Âu cần quay trở lại thực hiện các quy tắc của khu vực tự do đi lại Schengen, đặc biệt là nguyên tắc không phân biệt đối xử với người lao động ở các quốc gia khác nhau.

Người dân và du khách đeo khẩu trang phòng tránh lây nhiễm Covid - 19 tại Paris, Pháp. Ảnh: TTXVN
Người dân và du khách đeo khẩu trang phòng tránh lây nhiễm Covid - 19 tại Paris, Pháp. Ảnh: TTXVN

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen cũng khẳng định, mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 ở các nước thành viên vẫn rất khác nhau, nhưng cần có một cách tiếp cận thống nhất trong việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đang được áp dụng trong toàn Liên minh châu Âu. Vì vậy, để tiến tới việc mở cửa biên giới, Ủy ban châu Âu đã xây dựng một bộ nguyên tắc chung cho các nước thành viên trong quá trình nới lỏng phong tỏa, đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại trạng thái bình thường. Trong đó, việc bãi bỏ các biện pháp kiểm soát biên giới sẽ được áp dụng tại những điểm được xác định là hội tụ đủ các yêu cầu về mặt dịch tễ.

Hiện một số quốc gia trong khối Schengen đã gỡ bỏ các biện pháp hạn chế đi lại với công nhân của các quốc gia khác, ví dụ như Đức cho phép 80 nghìn lao động thời vụ nước ngoài vào nước này làm việc và áp dụng các biện pháp kiểm soát sức khỏe nghiêm ngặt đối với nhóm đối tượng này.

Dù có thể nới lỏng các hạn chế đi lại đối với lao động xuyên biên giới, song lãnh đạo các nước châu Âu vẫn rất thận trọng với việc mở cửa biên giới với khách du lịch, cho dù du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn tại nhiều quốc gia châu Âu.

Cuối tuần qua, Ủy ban châu Âu vẫn đưa ra khuyến nghị chính thức với các thành viên, đó là tiếp tục duy trì các biện pháp đóng cửa biên giới ít nhất là tới ngày 15/6/2020. Nhiều quốc gia tại châu Âu còn đơn phương đưa ra các biện pháp cứng rắn hơn so với khuyến nghị của Ủy ban châu Âu. Pháp là quốc gia đầu tiên trong Schengen tuyên bố sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới đến cuối tháng 10 năm nay. Thụy Điển và Đan Mạch cũng thông báo gia hạn việc kiểm soát biên giới đến tháng 11. Với các quốc gia chưa tính tới việc mở cửa biên giới, lý do quan trọng nhất được đưa ra là ngăn chặn làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới.

Nhiều nước châu Âu vẫn áp dụng các biện pháp hạn chế với du khách nước ngoài. Ảnh: RT
Nhiều nước châu Âu vẫn áp dụng các biện pháp hạn chế với du khách nước ngoài. Ảnh: RT

Ngăn chặn làn sóng lây nhiễm mới khi nới lỏng lệnh phong tỏa cũng là lời cảnh báo mà Tổ chức Y thế Thế giới (WHO) liên tục lặp đi lặp lại trong thời gian gần đây. Làn sóng lây nhiễm mới là nguy cơ hiện hữu nếu nhìn vào những gì đang diễn ra tại Hàn Quốc và Trung Quốc - những quốc gia được đánh giá là kiểm soát tốt dịch bệnh và đang bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế, đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại trạng thái bình thường mới.

Hôm qua, Hàn Quốc báo cáo 34 ca nhiễm mới - con số cao nhất sau 1 tháng số ca nhiễm mới liên tục giảm. Trong khi đó, Trung Quốc cũng khi nhận 14 ca nhiễm mới, mức cao nhất kể từ ngày 28/4. Bởi vậy, dù xét trên khía cạnh kinh tế, châu Âu đang tính toán tới việc mở cửa biên giới, nhưng đây thực sự là một “canh bạc lớn”, một “canh bạc” mà thắng - thua không chỉ tính bằng tiền, mà còn tính bằng sinh mạng con người.

tin mới

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Ngoại trưởng Ba Lan mới đây cho biết, việc binh lính NATO ở Ukraine là “điều bí mật mà ai cũng biết”. Tuy nhiên, NATO đang gặp nhiều khó khăn trong việc giúp Ukraine trụ vững trước đòn tiến công của Nga. NATO ngày càng cảm nhận rõ hơn về mối đe dọa trực tiếp.

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng. 

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

(Baonghean.vn) - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, viện trợ đường bộ thông qua các cửa khẩu là biện pháp tốt nhất để có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra nạn đói tại Gaza.