Gạo Việt lép vế trước gạo Camphuchia, gạo Thái

Gạo Việt đang có nguy cơ mất dần thị phần, vị thế độc tôn ngay trên chính “sân nhà”, trước tiên là ở các kênh phân phối hiện đại.

Gạo nhập khẩu xuất hiện ngày càng nhiều - Ảnh: TR.MẠNH
Gạo nhập khẩu xuất hiện ngày càng nhiều - Ảnh: Tr.Mạnh


Ngay cả để có nguyên liệu đảm bảo chất lượng cho việc sản xuất hàng xuất khẩu, nhiều nhà máy trong nước cũng phải nhập khẩu gạo của Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh... về chế biến.

Tò mò với gạo nhập

Hơn hai tháng qua, chị Nguyễn Thu Hà (quận 10, TP.HCM) trở thành khách quen của cửa hàng gạo trên đường Bạch Mã (quận 10) vì ở đây bán một loại gạo ngoại đặc sản. 

Chị Hà kể nghe người bạn cùng cơ quan nói có loại gạo thơm ngon, lại an toàn nên tò mò mua về thử. Ngay từ lúc nấu cơm, chị đã ấn tượng với loại gạo này vì hương thơm. 

Sau đó, cả nhà đều công nhận loại gạo mới cho cơm dẻo, mềm hơn hẳn, lại thêm thông tin loại gạo này được trồng mỗi năm một vụ, ít sử dụng phân thuốc, nên chị Hà chấp nhận mua dù giá cao hơn đến gần 50%.

Cũng như chị Hà, rất nhiều người tiêu dùng tại TP.HCM và các đô thị lớn đang quan tâm và sử dụng gạo ngoại, đơn cử như gạo của Campuchia, hầu hết đều với lý do: vị lạ, đặc biệt là yên tâm hơn với nỗi lo lâu năm về an toàn thực phẩm. 

Các đơn vị bán gạo Campuchia cũng tăng quảng bá yếu tố "trồng dài ngày và không hóa chất".

Nếu như trước kia chỉ có vài cửa hàng nhỏ bán gạo ngoại, được đưa về Việt Nam qua đường biên mậu thì nay nhiều đơn vị kinh doanh gạo chuyên nghiệp đã nhảy vào, lập hẳn kênh phân phối cho gạo ngoại.

Chủ một cửa hàng gạo tại quận 11 cho hay không chỉ người thu nhập cao mới mua gạo ngoại, mà còn có cả người thu nhập thấp vì giá bán, như gạo Campuchia, chỉ 22.000-25.000 đồng/kg. 

Còn tại các siêu thị, trung tâm thương mại, gạo Thái Lan, Nhật... cũng dần phổ biến. Tại nhiều trang thương mại điện tử của các đơn vị, cá nhân, gạo ngoại cũng được rao bán ngày càng nhiều.

Ông Phạm Hoàng Lâm, tổng giám đốc Công ty cổ phần Hưng Lâm (An Giang), cho biết sau hơn 20 năm kinh doanh gạo trong nước, công ty đang chuẩn bị ra mắt hệ thống phân phối gạo Campuchia nhập khẩu chính thức tại Việt Nam. 

Công ty này cho hay cũng sẽ bán gạo Campuchia qua kênh online và điện thoại, giao hàng trên phạm vi toàn quốc. 

Ông Lâm đánh giá cao việc có nhóm khách hàng quan tâm tới chất lượng, hương vị cũng như độ an toàn của hạt gạo Phkar Romdoul.

Nhu cầu ăn ngon, không còn ăn no

Cũng theo ông Phạm Hoàng Lâm, Việt Nam có nhiều loại gạo ngon, nhưng do quá trình thâm canh mà các giống này gần như mai một. 

Lúa gạo Việt Nam chủ yếu là giống lai với thời gian trồng chỉ 100 ngày, chưa kể một bộ phận người dân sử dụng phân thuốc hóa học nhiều nên gạo Việt ngày càng bị đánh giá kém về chất lượng và hương vị.

Ngay cả các doanh nghiệp chế biến cũng vẫn có xu hướng "quay lưng" với gạo Việt. Nếu như gạo ngoại đang len lỏi vào từng bữa ăn thì những công ty sản xuất sản phẩm từ gạo phải sang tận Ấn Độ, Pakistan tìm mua gạo để đảm bảo chất lượng.

Bà Nguyễn Hoài Trang, giám đốc Công ty cổ phần Karst (TP.HCM), cho hay với nhiều đơn hàng bún, phở, bánh tráng... chất lượng cao, chỉ vài đơn vị trong nước làm được gạo có chứng nhận hữu cơ nhưng giá quá cao. 

"Chúng tôi đành phải lấy gạo nhập khẩu từ Pakistan và Ấn Độ vì số lượng ổn định. Nhập về đến Việt Nam giá vẫn còn thấp hơn trong nước", bà Trang nói.

Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn nông nghiệp nhiệt đới, cho hay thực tế gạo Campuchia, gạo ngoại ngày càng nhiều và phổ biến vì nhu cầu của người Việt nay đã khác, không chỉ để ăn no mà còn thưởng thức hương vị và chất lượng. 

Những loại gạo cao sản trồng trong ba tháng sử dụng nhiều phân thuốc, trồng khắp nơi ở Việt Nam đã không còn phù hợp...

Cho rằng không chỉ ở Việt Nam mà thị hiếu tiêu dùng trên thế giới đã thay đổi rất nhanh, theo ông Nghĩa, người ta ngày càng quan tâm đến gạo bản địa, các chứng nhận chất lượng toàn cầu. 

Tại Việt Nam cũng có một số cá nhân hay doanh nghiệp đã chuyển hướng theo nhu cầu trên, nhưng quy mô rất nhỏ và rất khó tránh phụ thuộc vào phân hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật. 

"Nếu không thay đổi nhanh thì không chỉ lúa gạo, mà nông sản Việt Nam sẽ thua ngay trên sân nhà", ông Nghĩa cảnh báo.

Theo TTO

tin mới

Đơn hàng tăng trở lại, nhiều doanh nghiệp dệt may khởi sắc

Đơn hàng tăng trở lại, nhiều doanh nghiệp dệt may khởi sắc

(Baonghean.vn) - Năm 2023, ngành dệt may gặp rất nhiều khó khăn, đơn hàng của nhiều doanh nghiệp giảm, sản xuất kinh doanh không hiệu quả dẫn tới thua lỗ. Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2024, dệt may đã có khởi đầu thuận lợi, nhiều doanh nghiệp báo tin khởi sắc, có đơn hàng đến tháng 6.

Lao động tại 1 doanh nghiệp dệt may Đô Lương đã trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán

Đến 10 tháng Giêng âm lịch, gần 30 nghìn lao động trở lại làm việc ở Khu Kinh tế Đông Nam

(Baonghean.vn) - Theo thông tin từ Phòng Quản lý doanh nghiệp và lao động, Ban Quản lý Khu Kinh tế Đông Nam, đến hôm nay (19/2), tức 10 tháng Giêng, đã có tổng cộng gần 30 ngàn lao động tại 92 doanh nghiệp thuộc Khu Kinh tế Đông Nam đã trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Nghệ An ưu tiên công nghệ trong phát triển công nghiệp

Nghệ An ưu tiên công nghệ trong phát triển công nghiệp

(Baonghean.vn) - Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 08/8/2001 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng làng nghề thời kỳ 2001-2010 là chiến lược quan trọng về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh.

Niềm vui của người dân Quỳ Châu khi đoạn đường 'đau khổ' bị xoá sổ

Niềm vui của người dân Quỳ Châu khi đoạn đường 'đau khổ' bị xoá sổ

(Baonghean.vn) - Sau gần 7 năm thi công dang dở, đến nay đoạn đường QL48 đi qua đập thủy lợi, kênh thông hồ thuộc Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng đã được đưa vào sử dụng. Người dân địa phương và các phương tiện qua lại đã thoát cảnh phải đi trên “con đường đau khổ” mùa nắng bụi mù, mùa mưa lầy lội.

Những điểm sáng của Công Thương Nghệ An năm 2023

Những điểm sáng của Công Thương Nghệ An năm 2023

(Baonghean.vn) - Năm 2023, việc thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ lĩnh vực công thương gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nên ngành Công Thương vẫn đạt nhiều kết quả tích cực.

Nghệ An linh hoạt tìm kiếm thị trường xuất khẩu

Nghệ An linh hoạt tìm kiếm thị trường xuất khẩu

(Baonghean.vn) - Năm 2023, các doanh nghiệp xuất khẩu đứng trước rất nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế trên thế giới. Để vượt khó, nhiều doanh nghiệp ở Nghệ An đã chủ động chuyển khai thác thị trường mới, tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do để duy trì sản xuất.

Doanh nghiệp dệt may Nghệ An tận dụng cơ hội từ các FTA

Doanh nghiệp dệt may Nghệ An tận dụng cơ hội từ các FTA

(Baonghean.vn) - Với những lợi thế về đất đai và nguồn nhân lực sẵn có, Nghệ An xác định ưu tiên phát triển ngành công nghiệp dệt may, tận dụng thời cơ từ các Hiệp định Thương mại tự do FTA, tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, tăng kim ngạch xuất khẩu...