Ghé Đền Hoàng Mười xem hầu đồng

(Baonghean.vn) - Hầu đồng ở Đền Hoàng Mười từ lâu vẫn được xem là nét văn hóa tín ngưỡng dân gian để cầu sức khỏe, bình an. Vào dịp Lễ đại tế - Lễ hội Đền Hoàng Mười năm 2016, các hoạt động hầu đồng diễn ra thường xuyên với hàng trăm nghìn du khách tới cúng viếng.

Ghé thăm Đền Hoàng Mười vào dịp này, du khách thập phương có thể nghe những tiếng nhạc rộn ràng, những tiếng nỉ non của bài hát văn, khói hương nghi ngút từ những buổi hầu đồng diễn ra trong khuôn viên đền. Đây là nghi lễ không thể thiếu trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ Phủ… với các ông đồng, bà đồng, những người được tin rằng các vị thần linh có thể đưa linh hồn vào để phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc lộc cho con nhang, đệ tử.
Ghé thăm Đền Hoàng Mười vào dịp này, du khách thập phương có thể nghe những tiếng nhạc rộn ràng, những tiếng nỉ non của bài hát văn... Đây là nghi lễ không thể thiếu trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ Phủ…
Trước mỗi buổi hầu đồng, các con nhang sẽ chuẩn bị trước đồ trước ở nhà. Việc chuẩn bị mất từ 1, 2 ngày với số tiền có thể giao động từ vài chục đến vài trăm triệu cho các lễ mặn và lễ chay. Tùy vào yêu cầu của các con nhang, đệ tử, các buổi hầu đồng diễn ra khoảng từ 4 – 8 tiếng.
Trước mỗi buổi hầu đồng, các "con nhang" sẽ chuẩn bị trước đồ ở nhà. Việc chuẩn bị mất từ 1, 2 ngày với số tiền có thể giao động từ vài chục đến vài trăm triệu cho các lễ mặn và lễ chay. Tùy vào yêu cầu của các "con nhang", đệ tử, các buổi hầu đồng diễn ra khoảng từ 4 - 8 tiếng.
a
Những đồ vàng mã, hình nhân thế mạng, ngựa... là những đồ vật không thể thiếu trong các buổi lễ hầu đồng. Trên các vật này thường có đề tên gia chủ và có giá dao động từ 200.000 đến 500.000 nghìn đồng.
Ngoài ông đồng, bà đồng thì còn có từ 2 đến 4 người phụ đồng hay còn được gọi là nhị trụ, tứ trụ hầu đồng để chuẩn bị trang phục, lễ lạc. Những người này cũng phải là những người có căn duyên được các ông đồng, bà đồng chỉ dẫn. Các phụ đồng đi theo ông đồng, bà đồng trong thời gian 3 đến 12 năm sau đó có thể đứng ra tự mở phủ.
Ngoài "ông đồng", "bà đồng" thì còn có từ 2 đến 4 người "phụ đồng" hay còn được gọi là nhị trụ, tứ trụ hầu đồng để chuẩn bị trang phục, lễ lạt. Những người này cũng phải là những người có căn duyên được các ông đồng, bà đồng chỉ dẫn. Các phụ đồng đi theo ông đồng, bà đồng trong thời gian 3 đến 12 năm sau đó có thể đứng ra tự mở phủ.
Về trang phục của các ông đồng, bà đồng thường rất nhiều bộ với nhiều màu sắc khác nhau. Theo quan niệm dân gian thì có bao nhiêu giá đồng thì tương ứng và phải chuẩn bị đầy đủ những trang phục tùy theo định hầu mấy giá. Những trang phục này thường gồm khăn đỏ phủ diện, nhiều chiếc áo dài với màu sắc khác nhau, thắt lừng mầu, thẻ ngà, kiềng bạc, vòng, hoa, son phấn… Thế nên, mỗi chuyến hầu đồng, các ông đồng, bà đồng thường mang theo 4 -5 vali to chứa đồ.
Về trang phục của các "ông đồng", "bà đồng" thường rất nhiều bộ với nhiều màu sắc khác nhau. Theo quan niệm dân gian thì có bao nhiêu giá đồng thì tương ứng và phải chuẩn bị đầy đủ những trang phục tùy theo định hầu mấy giá. Những trang phục này thường gồm khăn đỏ phủ diện, nhiều chiếc áo dài với màu sắc khác nhau, thắt lừng mầu, thẻ ngà, kiềng bạc, vòng, hoa, son phấn… Thế nên, mỗi chuyến hầu đồng, các ông đồng, bà đồng thường mang theo 4 -5 vali to chứa đồ.
Hoạt động không thể thiếu trong các buổi hầu đồng là múa đồng. Múa đồng được xem à một hình thức diễn xướng đã được cách điểm hóa, khẳng định sự ứng nhập của thần linh. Mỗi động tác múa khác nhau tùy theo từng vị thánh.
Hoạt động không thể thiếu trong các buổi hầu đồng là múa đồng. Múa đồng được xem là một hình thức diễn xướng đã được cách điểm hóa, khẳng định sự ứng nhập của thần linh. 
Mỗi động tác múa khác nhau tùy theo từng vị thánh.
Mỗi động tác múa khác nhau tùy theo từng vị thánh.
Một thứ không thể thiếu trong buổi lễ hầu đồng là hát Văn chầu kể sự tích lại lịch các vị thánh khi đang giá. Và sẽ có 1 dàn nhạc gồm có đàn nguyệt, sáo, trống lớn nhỏ, phách… tấu lên các bản nhạc như một chất xúc tác giúp các ông, bà đồng dễ thăng.
Một thứ không thể thiếu trong buổi lễ hầu đồng là hát chầu văn kể sự tích lại lịch các vị thánh khi đang giá. Và sẽ có 1 dàn nhạc gồm có đàn nguyệt, sáo, trống lớn nhỏ, phách… tấu lên các bản nhạc như một chất xúc tác giúp các ông, bà đồng dễ thăng.
Anh Lâm Đình Chiến ở Gia Lâm, Hà Nội, chơi nhạc cụ trong lễ hầu đồng 15 năm cho hay, đa số người chơi nhạc đều phải qua đào tạo. Dàn nhạc sẽ được trả từ 1 – 2 triệu và có thể được thưởng thêm nếu trong quá trình hầu đồng, các ông đồng, bà đồng vỗ gối khoái chí.
Anh Lâm Đình Huy ở Gia Lâm, Hà Nội, chơi nhạc cụ trong lễ hầu đồng 15 năm cho hay, đa số người chơi nhạc đều phải qua đào tạo. Dàn nhạc sẽ được trả từ 1 - 2 triệu và có thể được thưởng thêm nếu trong quá trình hầu đồng, các ông đồng, bà đồng vỗ gối khoái chí.
Sau các màn lên đồng, hát văn còn có màn thưởng tiền, phát lộc gồm các thứ như tiền, hoa quả, bánh trái… Những người ngồi dự xung quanh sẽ đến cầu xin hoặc nghe thánh phán truyền.
Sau các màn lên đồng, hát văn còn có màn thưởng tiền, phát lộc gồm các thứ như tiền, hoa quả, bánh trái… Những người ngồi dự xung quanh sẽ đến cầu xin hoặc nghe "thánh" phán truyền trước khi "thánh thăng".
a
Hầu đồng là một nét văn hóa dân gian tín ngưỡng nhưng ngày nay bắt đầu có nhiều biểu hiện biến tướng khi ngày càng xuất hiện nhiều "ông đồng", "bà đồng" giả mạo. Việc phung phí quá nhiều tiền bạc vào các mâm cúng, đốt đồ vàng mã gây ô nhiễm...cũng đang làm mất đi những giá trị linh thiêng vốn có của tín ngưỡng thờ Mẫu. Do đó, cần có những quy định, quản lý chặt chẽ hơn để gìn giữ, bảo tồn những nét văn hóa tâm linh xưa.

Chu Thanh - Thành Cường

tin mới

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

(Baonghean.vn) - Sáng 27/3, tại thủ đô Hà Nội, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Báo Quân đội Nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”.

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.